Truy cập

Hôm nay:
836
Hôm qua:
25490
Tuần này:
77171
Tháng này:
77171
Tất cả:
6851659

Kế hoạch thực hiện “Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2025” năm 2024.

UBND Thị xã vừa ban hành Kế hoạch 2661/KH/UBND về thực hiện “Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2025” năm 2024.

IMG_0716.JPG
Kế hoạch nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản và người dân về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ nhân dân và sự phát triển của thị xã. Phát huy hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn; nâng cao chất lượng, nâng tầm giá trị và khả năng cạnh tranh nông sản của thị xã; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thương mại số, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Kế hoạch đề ra một số chỉ tiêu cần đạt trong năm 2024, đó là: 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật về chuyên môn nghiệp vụ; trên 90% người sản xuất trực tiếp và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản nắm vững các quy định của pháp luật và có kiến thức về chất lượng an toàn thực phẩm; 100% cơ sơ sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm được cấp giấy chứng nhận; trên 95% cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận thực hiện ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; tỷ lệ mẫu thực phẩm vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia được giám sát trên diện rộng giảm 10% so với năm 2023; xây dựng và phát huy hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn, chuỗi liên kết sản xuất, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn phấn đấu đáp ứng trên 60% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thị xã và hướng tới xuất khẩu.

Trên cơ sở mục tiêu đề ra, Kế hoạch cũng đưa ra 8 nhóm giải pháp, gồm: phát triển sản xuất nông sản tập trung có quy mô, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị để tạo ra nhiều nông sản an toàn; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản; nâng cao năng lực quản lý ân toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản; tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị nông sản, thuỷ sản an toàn, xây dựng mô hình thí điểm liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất với tiêu thụ và xây dựng thương hiệu thực phẩm an toàn; đồng thời phối hợp với các đoàn thể phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở SXKD nông lâm thuỷ sản.

Hà Nghĩa

Kế hoạch thực hiện “Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2025” năm 2024.

UBND Thị xã vừa ban hành Kế hoạch 2661/KH/UBND về thực hiện “Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 – 2025” năm 2024.

IMG_0716.JPG
Kế hoạch nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản và người dân về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ nhân dân và sự phát triển của thị xã. Phát huy hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn; nâng cao chất lượng, nâng tầm giá trị và khả năng cạnh tranh nông sản của thị xã; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thương mại số, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Kế hoạch đề ra một số chỉ tiêu cần đạt trong năm 2024, đó là: 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật về chuyên môn nghiệp vụ; trên 90% người sản xuất trực tiếp và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản nắm vững các quy định của pháp luật và có kiến thức về chất lượng an toàn thực phẩm; 100% cơ sơ sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm được cấp giấy chứng nhận; trên 95% cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận thực hiện ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; tỷ lệ mẫu thực phẩm vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia được giám sát trên diện rộng giảm 10% so với năm 2023; xây dựng và phát huy hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn, chuỗi liên kết sản xuất, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn phấn đấu đáp ứng trên 60% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thị xã và hướng tới xuất khẩu.

Trên cơ sở mục tiêu đề ra, Kế hoạch cũng đưa ra 8 nhóm giải pháp, gồm: phát triển sản xuất nông sản tập trung có quy mô, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị để tạo ra nhiều nông sản an toàn; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản; nâng cao năng lực quản lý ân toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản; tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị nông sản, thuỷ sản an toàn, xây dựng mô hình thí điểm liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất với tiêu thụ và xây dựng thương hiệu thực phẩm an toàn; đồng thời phối hợp với các đoàn thể phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở SXKD nông lâm thuỷ sản.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC