Lễ hội Đền Bát Hải Long Vương năm 2019
Sáng ngày 22/9 (tức ngày 24/8 âm lịch), phường Phú Sơn đã khai mạc Lễ hội đền Bát Hải Long Vương năm 2019. Đây là lễ hội truyền thống của địa phương diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/8 âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công đức Thần Bát Hải Long Vương – một trong những vị thần có công với nước, với dân.

Tới dự khai mạc Lễ hội có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận – Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã, các đồng chí thường trực HĐND, UBND thị xã, trưởng các ban, ngành, đoàn thể Thị xã cùng đông đảo bà con nhân dân trong và ngoài địa bàn.
Trong lễ khai mạc, các đại biểu và du khách thập phương đã được ôn lại truyền thuyết về vị thủy thần Bát Hải Long Vương. Tương truyền rằng, vào đời Hùng Vương thứ 18, ở vùng đất trong bãi bồi cửa sông Lâu thuộc trang Phú Dương, nay thuộc phường Phú Sơn, có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ được một cư dân vùng bãi ngoài nhận về làm con nuôi. Trong một lần về thăm quê cũ, nàng ra sông Lâu tắm. Trời đang yên ả, bỗng mây nổi sóng cồn, một con Giao Long bất ngờ hiện lên và cuốn lấy nàng. Sau đó nàng mang thai và hạ sinh ra một cái bọc. Qúa kinh hãi, nàng ôm cái bọc đó thả xuống dòng sông Lâu và được một ông lão kéo vó vớt lên. Từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng xà, trong ánh hào quang tỏa ra chói lọi, con lớn bơi thẳng lên bờ rồi biến mất trong một cái giếng tự nhiên. Còn hai con nhỏ bơi về phía cửa biển Thần Phù, nay thuộc huyện Nga Sơn. Vào một đêm mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng, dân trong vùng nghe âm vang tiếng nói khác thường vọng lên từ cái giếng ven sông Lâu “Ta là Thái tử Long Cung, được Vua cha sai lên giúp nước Nam đánh giặc”.
Khi đất nước có giặc tiến vào vùng biển, được linh ứng mách bảo,Vua sai sứ giả tìm đến bên giếng Thần kêu cầu. Hoàng xà hiện lên thành một chàng trai lực lưỡng, khôi ngô tuấn tú cùng với hai người em của mình tuyển đủ 10 tướng tài, chiêu mộ quân sĩ đánh tan giặc trên cả 8 cửa biển. Đất nước trở lại thanh bình, Vua Hùng Duệ Vương phong cho Thần Hoàng Xà là Vĩnh Công Đại Vương. Mặc dù được nhà vua mời lưu lại lo việc triều chính, song Vĩnh Công xin ở lại trang Phú Dương để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, chài nước, trồng dâu, nuôi tằm dệt vải và cùng với các tướng lĩnh trấn giữ tám cửa biển nước Nam. Nhằm ngày 24/8 âm lịch, Ngài hóa thân về trời. Tưởng nhớ công đức của Ngài, nhân dân trong vùng đã dựng đền thờ phụng với tên gọi Bát Hải Long Vương và tổ chức lễ hội vào ngày 24/8 hằng năm với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong 2 ngày diễn ra lễ hội, nhân dân phường Phú Sơn và du khách thập phương được hòa mình trong các hoạt động văn hóa đặc sắc như: múa lân khai hội, hạ thủy thuyền rồng, hầu đồng cùng nhiều trò chơi dân gian như: thi đấu cờ tướng, thi lấy nước, kéo co, bóng chuyền hơi, đập niêu đất, đi cầu phao, đua thuyền, bắt vịt…
Một số hình ảnh Lễ hội:













Hà Nghĩa
Tin cùng chuyên mục
-
Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 368 lần thứ XXII nhiệm kỳ 2025 – 2030.
-
Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình tổ chức sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị của địa phương
-
Đồng chí Đào Xuân Yên - Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ thăm chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử tại Chùa Thiên Phúc và Chùa Khành Quang thị xã Bỉm Sơn nhân Lễ Phật đản Phật lịch - Dương lịch năm 2025.
-
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thị xã Bỉm Sơn tổ chức Đại lễ Phật Đản.
Lễ hội Đền Bát Hải Long Vương năm 2019
Sáng ngày 22/9 (tức ngày 24/8 âm lịch), phường Phú Sơn đã khai mạc Lễ hội đền Bát Hải Long Vương năm 2019. Đây là lễ hội truyền thống của địa phương diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/8 âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ công đức Thần Bát Hải Long Vương – một trong những vị thần có công với nước, với dân.

Tới dự khai mạc Lễ hội có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận – Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã, các đồng chí thường trực HĐND, UBND thị xã, trưởng các ban, ngành, đoàn thể Thị xã cùng đông đảo bà con nhân dân trong và ngoài địa bàn.
Trong lễ khai mạc, các đại biểu và du khách thập phương đã được ôn lại truyền thuyết về vị thủy thần Bát Hải Long Vương. Tương truyền rằng, vào đời Hùng Vương thứ 18, ở vùng đất trong bãi bồi cửa sông Lâu thuộc trang Phú Dương, nay thuộc phường Phú Sơn, có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ được một cư dân vùng bãi ngoài nhận về làm con nuôi. Trong một lần về thăm quê cũ, nàng ra sông Lâu tắm. Trời đang yên ả, bỗng mây nổi sóng cồn, một con Giao Long bất ngờ hiện lên và cuốn lấy nàng. Sau đó nàng mang thai và hạ sinh ra một cái bọc. Qúa kinh hãi, nàng ôm cái bọc đó thả xuống dòng sông Lâu và được một ông lão kéo vó vớt lên. Từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng xà, trong ánh hào quang tỏa ra chói lọi, con lớn bơi thẳng lên bờ rồi biến mất trong một cái giếng tự nhiên. Còn hai con nhỏ bơi về phía cửa biển Thần Phù, nay thuộc huyện Nga Sơn. Vào một đêm mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng, dân trong vùng nghe âm vang tiếng nói khác thường vọng lên từ cái giếng ven sông Lâu “Ta là Thái tử Long Cung, được Vua cha sai lên giúp nước Nam đánh giặc”.
Khi đất nước có giặc tiến vào vùng biển, được linh ứng mách bảo,Vua sai sứ giả tìm đến bên giếng Thần kêu cầu. Hoàng xà hiện lên thành một chàng trai lực lưỡng, khôi ngô tuấn tú cùng với hai người em của mình tuyển đủ 10 tướng tài, chiêu mộ quân sĩ đánh tan giặc trên cả 8 cửa biển. Đất nước trở lại thanh bình, Vua Hùng Duệ Vương phong cho Thần Hoàng Xà là Vĩnh Công Đại Vương. Mặc dù được nhà vua mời lưu lại lo việc triều chính, song Vĩnh Công xin ở lại trang Phú Dương để dạy dân khai hoang, rửa mặn trồng lúa, chài nước, trồng dâu, nuôi tằm dệt vải và cùng với các tướng lĩnh trấn giữ tám cửa biển nước Nam. Nhằm ngày 24/8 âm lịch, Ngài hóa thân về trời. Tưởng nhớ công đức của Ngài, nhân dân trong vùng đã dựng đền thờ phụng với tên gọi Bát Hải Long Vương và tổ chức lễ hội vào ngày 24/8 hằng năm với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong 2 ngày diễn ra lễ hội, nhân dân phường Phú Sơn và du khách thập phương được hòa mình trong các hoạt động văn hóa đặc sắc như: múa lân khai hội, hạ thủy thuyền rồng, hầu đồng cùng nhiều trò chơi dân gian như: thi đấu cờ tướng, thi lấy nước, kéo co, bóng chuyền hơi, đập niêu đất, đi cầu phao, đua thuyền, bắt vịt…
Một số hình ảnh Lễ hội:













Hà Nghĩa