Truy cập

Hôm nay:
2011
Hôm qua:
25490
Tuần này:
78346
Tháng này:
78346
Tất cả:
6852834

Phòng, chống hành vi sử dụng hoá đơn điện tử bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Ngân sách Nhà nước.

Việc triển khai áp dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT) là một bước ngoặt có tính bản lề, đã tạo ra những cải cách sâu rộng và tác động to lớn đến công tác quản lý thuế; tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Phòng, chống hành vi sử dụng hoá đơn điện tử bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Ngân sách Nhà nước.jpg


Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Thuế, trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp đang lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật để có các hành vi mua bán và sử dụng HĐĐT không hợp pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Các thủ thuật cũng đang ngày càng tinh vi hơn, cụ thể: Các đối tượng xuất khống, mua bán hóa đơn (trong đó có trường hợp là hóa đơn giả) để trục lợi; hoặc các đối tượng lập hóa đơn sai quy định để hợp thức hóa, giảm chi phí đầu vào để giảm thuế phải nộp, kê khai không đúng, không đủ; hoặc không xuất hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu; hóa đơn chiết khấu thương mại lại lập thành hóa đơn điều chỉnh... Hậu quả là làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan thuế và gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Trước tình hình đó, đối với công tác quản lý hoá đơn, bên cạnh việc cung cấp các chức năng khai thác trên hệ thống HĐĐT, ngành Thuế tiếp tụcđẩy mạnh công tác triển khai các ứng dụng hỗ trợ trong việc xác minh, đối chiếu, khai thác dữ liệu HĐĐT phục vụ công tác quản lý thuế thông qua áp dụng, triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trong chuỗi mua bán của các doanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh, chính xác các dấu hiệu gian lận trong sử dụng HĐĐT; sẽ cảnh báo tới người nộp thuế về sự bất thường trong việc sử dụng hóa đơn ngay khi xuất hóa đơn. Đồng thời, ngành Thuế tích cực phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi gian lận trong sử dụng hóa đơn, qua đó lan tỏa tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc chấp hành pháp luật thuế và cảnh tỉnh, răn đe, kịp thời ngăn chặn, xử lý những đối tượng xấu có hành vi gian lận, buôn bán hóa đơn bất hợp pháp; hướng tới môi trường kinh doanh lành mạnh và chống thất thu ngân sách nhà nước.

Hóa đơn là chứng từ ghi nhận thu chi, là cơ sở để các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước kê khai các loại thuế, quyết toán, hạch toán và làm các báo cáo tài chính cuối năm. Nếu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bị phát hiện sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội; Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn”; hoặc bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội trốn thuế do sử dụng hóa đơn không hợp pháp; tội phạm mua bán trái phép hóa đơn.
Nguyễn Tới

Phòng, chống hành vi sử dụng hoá đơn điện tử bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Ngân sách Nhà nước.

Việc triển khai áp dụng hoá đơn điện tử (HĐĐT) là một bước ngoặt có tính bản lề, đã tạo ra những cải cách sâu rộng và tác động to lớn đến công tác quản lý thuế; tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Phòng, chống hành vi sử dụng hoá đơn điện tử bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Ngân sách Nhà nước.jpg


Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Thuế, trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp đang lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật để có các hành vi mua bán và sử dụng HĐĐT không hợp pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Các thủ thuật cũng đang ngày càng tinh vi hơn, cụ thể: Các đối tượng xuất khống, mua bán hóa đơn (trong đó có trường hợp là hóa đơn giả) để trục lợi; hoặc các đối tượng lập hóa đơn sai quy định để hợp thức hóa, giảm chi phí đầu vào để giảm thuế phải nộp, kê khai không đúng, không đủ; hoặc không xuất hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu; hóa đơn chiết khấu thương mại lại lập thành hóa đơn điều chỉnh... Hậu quả là làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan thuế và gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Trước tình hình đó, đối với công tác quản lý hoá đơn, bên cạnh việc cung cấp các chức năng khai thác trên hệ thống HĐĐT, ngành Thuế tiếp tụcđẩy mạnh công tác triển khai các ứng dụng hỗ trợ trong việc xác minh, đối chiếu, khai thác dữ liệu HĐĐT phục vụ công tác quản lý thuế thông qua áp dụng, triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trong chuỗi mua bán của các doanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh, chính xác các dấu hiệu gian lận trong sử dụng HĐĐT; sẽ cảnh báo tới người nộp thuế về sự bất thường trong việc sử dụng hóa đơn ngay khi xuất hóa đơn. Đồng thời, ngành Thuế tích cực phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi gian lận trong sử dụng hóa đơn, qua đó lan tỏa tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc chấp hành pháp luật thuế và cảnh tỉnh, răn đe, kịp thời ngăn chặn, xử lý những đối tượng xấu có hành vi gian lận, buôn bán hóa đơn bất hợp pháp; hướng tới môi trường kinh doanh lành mạnh và chống thất thu ngân sách nhà nước.

Hóa đơn là chứng từ ghi nhận thu chi, là cơ sở để các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước kê khai các loại thuế, quyết toán, hạch toán và làm các báo cáo tài chính cuối năm. Nếu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bị phát hiện sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội; Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn”; hoặc bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội trốn thuế do sử dụng hóa đơn không hợp pháp; tội phạm mua bán trái phép hóa đơn.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC