Truy cập

Hôm nay:
4270
Hôm qua:
25490
Tuần này:
80605
Tháng này:
80605
Tất cả:
6855093

Phòng trừ sâu keo hại lúa

Hiện nay cây lúa vụ Thu -Mùa 2023 đang ở thời kỳ đẻ nhánh rộ. Qua kiểm tra, cán bộ chuyên môn Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn đã phát hiện sâu Keo trên một số diện tích lúa tại phường Đông Sơn.

Phòng trừ sâu keo hại lúa.jpg


Trước tình hình trên, để bảo vệ năng suất các trà lúa vụ Thu - Mùa, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn đề nghị các địa phương phân công cán bộ kỹ thuật tăng cường công tác điều tra phát hiện sâu keo mùa Thu - Mùa hại lúa, xác định mật độ, tuổi sâu, phân bố và diện tích nhiễm sâu keo. Đồng thời, rà soát, nắm rõ diện tích trồng lúa, phân bố, giai đoạn sinh trưởng để có giải pháp chỉ đạo với từng trà lúa.

Phòng trừ sâu keo hại lúa 1.jpg


Các địa phương cũng cần hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bằng các biện pháp như: Giữ mực nước trong ruộng từ 3-5cm để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu; Phun thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất tiếp xúc, vị độc như Emamectin; đối với ruộng có mật độ sâu cao, tuổi sâu lớn (tuổi 3, 4, 5) thì tiến hành phun kép lần 2 sau 3 ngày; thời gian phun vào sáng sớm hoặc chiều mát; phun thuốc đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng kỹ thuật).

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã cũng lưu ý bà con nông dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần thu gom bao gói tập trung đúng nơi quy định để tiêu huỷ.

Được biết, sâu keo mùa Thu là loài sâu có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ, lần đầu tiên phát hiện ở Châu Phi vào tháng 01/2016, trong vòng 2 năm từ 2016 - 2017, chúng đã nhanh chóng xâm nhập, lây lan ra khắp Châu Phi và gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là trên ngô; tháng tháng 4/2019 loài sâu này đã xâm nhập vào các tỉnh phía Bắc nước ta.

Nguyễn Tới

Phòng trừ sâu keo hại lúa

Hiện nay cây lúa vụ Thu -Mùa 2023 đang ở thời kỳ đẻ nhánh rộ. Qua kiểm tra, cán bộ chuyên môn Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn đã phát hiện sâu Keo trên một số diện tích lúa tại phường Đông Sơn.

Phòng trừ sâu keo hại lúa.jpg


Trước tình hình trên, để bảo vệ năng suất các trà lúa vụ Thu - Mùa, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn đề nghị các địa phương phân công cán bộ kỹ thuật tăng cường công tác điều tra phát hiện sâu keo mùa Thu - Mùa hại lúa, xác định mật độ, tuổi sâu, phân bố và diện tích nhiễm sâu keo. Đồng thời, rà soát, nắm rõ diện tích trồng lúa, phân bố, giai đoạn sinh trưởng để có giải pháp chỉ đạo với từng trà lúa.

Phòng trừ sâu keo hại lúa 1.jpg


Các địa phương cũng cần hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ sâu bằng các biện pháp như: Giữ mực nước trong ruộng từ 3-5cm để hạn chế nơi ẩn nấp của sâu; Phun thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất tiếp xúc, vị độc như Emamectin; đối với ruộng có mật độ sâu cao, tuổi sâu lớn (tuổi 3, 4, 5) thì tiến hành phun kép lần 2 sau 3 ngày; thời gian phun vào sáng sớm hoặc chiều mát; phun thuốc đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng kỹ thuật).

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã cũng lưu ý bà con nông dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần thu gom bao gói tập trung đúng nơi quy định để tiêu huỷ.

Được biết, sâu keo mùa Thu là loài sâu có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ, lần đầu tiên phát hiện ở Châu Phi vào tháng 01/2016, trong vòng 2 năm từ 2016 - 2017, chúng đã nhanh chóng xâm nhập, lây lan ra khắp Châu Phi và gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là trên ngô; tháng tháng 4/2019 loài sâu này đã xâm nhập vào các tỉnh phía Bắc nước ta.

Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC