Truy cập

Hôm nay:
10450
Hôm qua:
25490
Tuần này:
86785
Tháng này:
86785
Tất cả:
6861273

Tăng cường công tác phòng chống sâu bệnh cuối vụ Xuân năm 2023

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã, hiện nay, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện và gây hại cục bộ trên các giống nhiễm bệnh, những ruộng bón phân không cân đối.

Tổng diện tích nhiễm 2 ha (nhẹ và trung bình); Bệnh khô vằn gây hại trên các chân ruộng có nước và mất nước xen kẽ, ruộng cấy dầy, bón phân không cân đối,… . Ngoài ra, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân bướm 2 chấm, bệnh bạc lá, chuột,... phát sinh gây hại và có thể bùng phát mật độ, tỷ lệ cao vào cuối vụ, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng lúa vụ Xuân.
Để chủ động phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại, Chủ tịch UBND thị xã đề nghị UBND các phường, xã phân công cán bộ, công chức phụ trách và vận động bà con nông dân tăng cường thăm đồng, phân loại các trà lúa, giống lúa có nguy cơ nhiễm bệnh; Quan tâm đến các đối tượng như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy các loại, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ trên trà muộn, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,... trên các chân ruộng, loại giống có nguy cơ cao.
Cùng với đó, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính, như: Đối với bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông, khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần giữ đủ nước trong ruộng và phun thuốc trừ bệnh ngay bằng một trong các loại thuốc: Bump 650WP, Kabim 30WP, Angate 75WP, Bankan 600WP, Paramax 400SC… bệnh nặng có thể phun kép 2 lần, cách nhau 3-5 ngày. Những diện tích lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết bất lợi, vùng có nguy cơ cao, cần phun phòng bệnh khi lúa trỗ 5% và sau khi lúa trỗ thoát 100% bằng các loại thuốc có hoạt chất như Tricyclazole, Trifloxystrobin,...để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông. Đối với rầy các loạ, phun trừ khi rầy cám tuổi 1-3 đối với lúa giai đoạn trước trỗ nếu mật độ từ 1.000 con/m2 bằng các thuốc Sutin 50 EC, Chatot 600WP, Chess 50 WG,… và từ 2.000 con/m2 giai đoạn lúa sau trỗ (theo TCCS 658:2018/BVTV) bằng một trong các loại thuốc Titan 600 WG, Bassa, Nibas… nếu mật độ rầy quá cao cần phun kép 2 lần cách nhau 3-5 ngày. Đối với sâu đục thân 2 chấm, phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1, 2) ngay sau khi trưởng thành ra rộ 5-7 ngày hoặc mật độ ở trứng 0,15 ổ/m2 trở lên bằng một trong các loại thuốc Prevathon 5SC, Virtako 40WP,… Đối với bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn có thể sử dụng Tilt super, Anvil, Nevo,... để phun khi lúa thấp trỗ 5% và trỗ thoát 100%.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp) đồng thời, đảm bảo trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc; thu gom và xử lý an toàn, đúng quy định với vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng.
Phòng kinh tế UBND thị xã: Phối hợp với UBND các phường, xã và các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa cuối vụ Xuân hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để bảo vệ sản xuất.
UBND thị xã cũng yêu cầu Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã bám sát thực trạng sản xuất, điều tra, dự tính, dự báo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời hiệu quả, không để sâu bệnh hại lây lan trên diện rộng. Tổng hợp số liệu sâu bệnh hại báo cáo về Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh để theo dõi, tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT. Chi nhánh Thuỷ lợi Bỉm Sơn điều tiết nước hợp lý để lúa trỗ an toàn và phục vụ cho việc phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Nguyễn Tới

Tăng cường công tác phòng chống sâu bệnh cuối vụ Xuân năm 2023

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã, hiện nay, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện và gây hại cục bộ trên các giống nhiễm bệnh, những ruộng bón phân không cân đối.

Tổng diện tích nhiễm 2 ha (nhẹ và trung bình); Bệnh khô vằn gây hại trên các chân ruộng có nước và mất nước xen kẽ, ruộng cấy dầy, bón phân không cân đối,… . Ngoài ra, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân bướm 2 chấm, bệnh bạc lá, chuột,... phát sinh gây hại và có thể bùng phát mật độ, tỷ lệ cao vào cuối vụ, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng lúa vụ Xuân.
Để chủ động phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại, Chủ tịch UBND thị xã đề nghị UBND các phường, xã phân công cán bộ, công chức phụ trách và vận động bà con nông dân tăng cường thăm đồng, phân loại các trà lúa, giống lúa có nguy cơ nhiễm bệnh; Quan tâm đến các đối tượng như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy các loại, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ trên trà muộn, bệnh đen lép hạt, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,... trên các chân ruộng, loại giống có nguy cơ cao.
Cùng với đó, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại chính, như: Đối với bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông, khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần giữ đủ nước trong ruộng và phun thuốc trừ bệnh ngay bằng một trong các loại thuốc: Bump 650WP, Kabim 30WP, Angate 75WP, Bankan 600WP, Paramax 400SC… bệnh nặng có thể phun kép 2 lần, cách nhau 3-5 ngày. Những diện tích lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết bất lợi, vùng có nguy cơ cao, cần phun phòng bệnh khi lúa trỗ 5% và sau khi lúa trỗ thoát 100% bằng các loại thuốc có hoạt chất như Tricyclazole, Trifloxystrobin,...để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông. Đối với rầy các loạ, phun trừ khi rầy cám tuổi 1-3 đối với lúa giai đoạn trước trỗ nếu mật độ từ 1.000 con/m2 bằng các thuốc Sutin 50 EC, Chatot 600WP, Chess 50 WG,… và từ 2.000 con/m2 giai đoạn lúa sau trỗ (theo TCCS 658:2018/BVTV) bằng một trong các loại thuốc Titan 600 WG, Bassa, Nibas… nếu mật độ rầy quá cao cần phun kép 2 lần cách nhau 3-5 ngày. Đối với sâu đục thân 2 chấm, phun khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1, 2) ngay sau khi trưởng thành ra rộ 5-7 ngày hoặc mật độ ở trứng 0,15 ổ/m2 trở lên bằng một trong các loại thuốc Prevathon 5SC, Virtako 40WP,… Đối với bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn có thể sử dụng Tilt super, Anvil, Nevo,... để phun khi lúa thấp trỗ 5% và trỗ thoát 100%.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp) đồng thời, đảm bảo trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc; thu gom và xử lý an toàn, đúng quy định với vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng.
Phòng kinh tế UBND thị xã: Phối hợp với UBND các phường, xã và các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa cuối vụ Xuân hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để bảo vệ sản xuất.
UBND thị xã cũng yêu cầu Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã bám sát thực trạng sản xuất, điều tra, dự tính, dự báo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời hiệu quả, không để sâu bệnh hại lây lan trên diện rộng. Tổng hợp số liệu sâu bệnh hại báo cáo về Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh để theo dõi, tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT. Chi nhánh Thuỷ lợi Bỉm Sơn điều tiết nước hợp lý để lúa trỗ an toàn và phục vụ cho việc phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC