Truy cập

Hôm nay:
469
Hôm qua:
12251
Tuần này:
89055
Tháng này:
89055
Tất cả:
6863543

Tăng cường thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại ở động vật trên địa bàn thị xã

Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú và người dẫn đến tử vong. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp có chiều hướng tăng, từ đầu năm 2023 đến nay bệnh Dại đã xảy ra tại 46 xã, của 15 tỉnh, thành phố làm 4 ca tử vong trên người do mắc bệnh Dại.

Dự báo trong thời gian tới, nguy cơ bệnh Dại phát sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến an toàn của người dân trên địa bàn là rất cao, nguyên nhân do: Thời tiết nắng nóng là giai đoạn bệnh Dại dễ phát sinh, lây lan; công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó tại một số địa phương chưa cao; công tác quản lý chó nuôi còn nhiều hạn chế, chưa theo quy định... Để chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn thị xã, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội, chỉ đạo tại văn bản số 806/UBND-KT ngày 28/3/2023, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu:

Chủ tịch UBND các phường, xã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Dại ở động vật theo đúng các quy định của Luật Thú y; Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia về phòng chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030”; Chỉ thị số 5804/CT-BNN-TY ngày 06/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật; Kế hoạch số 546/KH-UBND của UBND thị xã về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, giai đoạn 2022-2030 và văn bản có liên quan. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến công đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả; thực hiện công khai địa chỉ cơ sở y tế tại nơi công cộng, trụ sở UBND phường, xã, hội trường thôn, khu phố trên địa bàn và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại. Yêu cầu chủ vật nuôi cam kết không thả rông chó, đeo rọ mõm cho chó khi đi ra nơi công cộng, có dây xích và người dắc, thực hiện nghiêm lịch tiêm phòng vắc xin Dại của địa phương. Đồng thời, tập trung rà soát, thống kê, quản lý số lượng chó nuôi trên địa bàn, thực hiện nghiêm việc tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi, đạt 100% diện tiêm. Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm về phòng, chống bệnh Dại và quản lý chó nuôi. Tổ chức phân công lực lượng tăng cường giám sát đến tận thôn, khu phố để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời; tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ chó, mèo theo đúng quy định; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ chó, mèo nghi mắc bệnh Dại và ốm, chết không rõ nguyên nhân.Trường hợp nếu để xảy ra tình trạng chó mắc bệnh Dại cắn người, gây tử vong thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thị xã và pháp luật.

Đối với các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật, thuỷ sản thị xã và các phòng, đơn vị có liên quan, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1/2023 tại các đơn vị được phân công chỉ đạo. Trong đó, Phòng Kinh tế UBND thị xã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc UBND các phường, xã triển khai thực hiện các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh Dại ở động vật; tổng hợp kết quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn báo cáo Chủ tịch UBND thị xã có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin Dại phục vụ công tác phòng, chống dịch; phối hợp với ngành y tế thực hiện điều tra khi có trường hợp bị chó nghi mắc bệnh Dại cắn người và thực hiện điều tra ổ dịch, xử lý bao vây, dập tắt ổ dịch kịp thời nếu xảy ra; chủ động giám sát lưu hành mầm bệnh Dại trên chó, mèo để cảnh báo cộng đồng và tổng hợp báo cáo UBND thị xã, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh theo quy định.
Nguyễn Tới

Tăng cường thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại ở động vật trên địa bàn thị xã

Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú và người dẫn đến tử vong. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp có chiều hướng tăng, từ đầu năm 2023 đến nay bệnh Dại đã xảy ra tại 46 xã, của 15 tỉnh, thành phố làm 4 ca tử vong trên người do mắc bệnh Dại.

Dự báo trong thời gian tới, nguy cơ bệnh Dại phát sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến an toàn của người dân trên địa bàn là rất cao, nguyên nhân do: Thời tiết nắng nóng là giai đoạn bệnh Dại dễ phát sinh, lây lan; công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó tại một số địa phương chưa cao; công tác quản lý chó nuôi còn nhiều hạn chế, chưa theo quy định... Để chủ động ngăn chặn có hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn thị xã, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội, chỉ đạo tại văn bản số 806/UBND-KT ngày 28/3/2023, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu:

Chủ tịch UBND các phường, xã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Dại ở động vật theo đúng các quy định của Luật Thú y; Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Quốc gia về phòng chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030”; Chỉ thị số 5804/CT-BNN-TY ngày 06/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại trên động vật; Kế hoạch số 546/KH-UBND của UBND thị xã về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, giai đoạn 2022-2030 và văn bản có liên quan. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến công đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả; thực hiện công khai địa chỉ cơ sở y tế tại nơi công cộng, trụ sở UBND phường, xã, hội trường thôn, khu phố trên địa bàn và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại. Yêu cầu chủ vật nuôi cam kết không thả rông chó, đeo rọ mõm cho chó khi đi ra nơi công cộng, có dây xích và người dắc, thực hiện nghiêm lịch tiêm phòng vắc xin Dại của địa phương. Đồng thời, tập trung rà soát, thống kê, quản lý số lượng chó nuôi trên địa bàn, thực hiện nghiêm việc tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó nuôi, đạt 100% diện tiêm. Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm về phòng, chống bệnh Dại và quản lý chó nuôi. Tổ chức phân công lực lượng tăng cường giám sát đến tận thôn, khu phố để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời; tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ chó, mèo theo đúng quy định; nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ chó, mèo nghi mắc bệnh Dại và ốm, chết không rõ nguyên nhân.Trường hợp nếu để xảy ra tình trạng chó mắc bệnh Dại cắn người, gây tử vong thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thị xã và pháp luật.

Đối với các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật, thuỷ sản thị xã và các phòng, đơn vị có liên quan, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1/2023 tại các đơn vị được phân công chỉ đạo. Trong đó, Phòng Kinh tế UBND thị xã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc UBND các phường, xã triển khai thực hiện các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh Dại ở động vật; tổng hợp kết quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn báo cáo Chủ tịch UBND thị xã có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin Dại phục vụ công tác phòng, chống dịch; phối hợp với ngành y tế thực hiện điều tra khi có trường hợp bị chó nghi mắc bệnh Dại cắn người và thực hiện điều tra ổ dịch, xử lý bao vây, dập tắt ổ dịch kịp thời nếu xảy ra; chủ động giám sát lưu hành mầm bệnh Dại trên chó, mèo để cảnh báo cộng đồng và tổng hợp báo cáo UBND thị xã, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh theo quy định.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC