Truy cập

Hôm nay:
5372
Hôm qua:
4094
Tuần này:
26281
Tháng này:
102481
Tất cả:
6349229

Dấu ấn công nghiệp Bỉm Sơn

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Bỉm Sơn đã được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển công nghiệp. Được Bộ Xây dựng quyết định là địa điểm xây dựng nhà máy xi măng phục vụ nhiệm vụ kiến thiết và xây dựng đất nước sau chiến tranh, Bỉm Sơn đã được “trao cơ hội” cho sự phát triển của nhiều ngành hàng vật liệu xây dựng khác, làm tiền đề cho sự hình hành đô thị công nghiệp với nhiều lợi thế phát triển.

CNBS.jpg
Dây chuyền công nghệ nghiền xi măng đến đóng bao của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn đi vào vận hành tháng 7-2019


Trụ cột của nền kinh tế
Những ngày này, không khí lao động sản xuất tại dự án dây chuyền 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn đang hết sức sôi động. Nhà thầu thi công đang tập trung cao độ thực hiện thi công, lắp đặt các thiết bị để đưa vào hoạt động cuối tháng 12 này. Được biết, dây chuyền 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn, có tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, được triển khai xây dựng tháng 10-2019 với công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Ông Trương Văn Lợi, Trưởng Ban Quản lý dự án dây chuyền 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn, cho biết: Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 xảy ra đã ảnh hưởng đến quá trình thi công dự án. Tuy nhiên, với nhiều giải pháp linh hoạt, nên tiến độ xây dựng vẫn bảo đảm theo kế hoạch. Đến nay, việc xây dựng toàn bộ dây chuyền 3 đã đạt hơn 85%, trong đó, lắp đặt các thiết bị đạt gần 60%. 3 dây chuyền của Nhà máy Xi măng Long Sơn đi vào hoạt động, cùng với xi măng truyền thống Bỉm Sơn đã đưa vùng đất này trở thành “thủ phủ” xi măng của cả nước.
Cùng với xi măng, Bỉm Sơn còn phát triển được nhiều dự án sản xuất công nghiệp có lợi thế trong ngành vật liệu xây dựng, như: gạch, bao bì... Đặc biệt, từ khi Khu Công nghiệp Bỉm Sơn (KCNBS) được quy hoạch và đầu tư một cách bài bản, Bỉm Sơn đã trở thành vùng đất tiềm năng của nhiều dự án quy mô lớn, ngành hàng đa dạng. Thống kê từ UBND thị xã Bỉm Sơn cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn thu hút được 59 dự án sản xuất công nghiệp mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký 22.013 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào khu công nghiệp 24 dự án, với tổng mức đăng ký đầu tư 9.774 tỷ đồng. Đầu tư ngoài khu công nghiệp 35 dự án, với tổng mức đầu tư 12.239 tỷ đồng. Nhiều dự án có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế của thị xã trong thời điểm hiện tại và các năm tiếp theo, tiêu biểu như: Dây chuyền công nghệ nghiền đến đóng bao của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, dây chuyền 1, 2, 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn, Nhà máy gạch Long Thành, Nhà máy Sản xuất kết cấu thép YADA, dự án đầu tư mở rộng sản xuất của Tổng Công ty May 10, dự án sản xuất dụng cụ thể thao Vaude Việt Nam,... Nhiều dự án được đầu tư đồng bộ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Từ sự phát triển của ngành công nghiệp, đã kéo theo sự tăng trưởng nhanh của lĩnh vực xây dựng. 2 lĩnh vực này, hiện đã chiếm tới 71,73% trong cơ cấu kinh tế của thị xã, với giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 18.240 tỷ đồng, gấp 1,97 lần so với năm 2015.
Phấn đấu trở thành đô thị công nghiệp
Thống kê từ Văn phòng đại diện tại Bỉm Sơn của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 9-2020, tại KCNBS đã thu hút được 45 dự án đầu tư. Trong đó, Khu A có 24 dự án, Khu B có 21 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư cả 2 khu hơn 14.358 tỷ đồng và hơn 194,3 triệu USD. Thời điểm hiện tại, ngoài 3 dự án chưa triển khai, đã có 17 dự án hoàn thiện và đi vào sản xuất, kinh doanh, 23 dự án đang triển khai xây dựng, 2 dự án mới hoàn thành xây dựng cơ bản, chuẩn bị đi vào hoạt động. Trong quy hoạch, KCNBS dự định sẽ tiếp tục được mở rộng không gian về phía Tây để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển.
Không chỉ tại KCNBS, thị xã hiện cũng đang chú trọng thu hút đầu tư đối với diện tích quy hoạch phát triển công nghiệp ngoài khu. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính cho các chủ đầu tư thi công bảo đảm tiến độ. Tại Nhà máy Sản xuất phân bón Phú Nông Bỉm Sơn, phường Đông Sơn, chỉ sau hơn 10 tháng thi công, 4 tháng chạy thử dây chuyền, đơn vị đã chính thức vận hành sản xuất thương mại. Với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng, công suất thiết kế sản xuất khoảng 60.000 tấn phân bón một năm, việc đưa nhà máy vào vận hành thương mại sẽ góp phần không nhỏ vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã trong những tháng cuối năm.
Tại Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra định hướng phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ tới: “Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”. Thị xã Bỉm Sơn, với vai trò đô thị công nghiệp hạt nhân của Trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh, là cửa ngõ kết nối với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ, được xác định có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh nhà.
Để xứng đáng với vai trò là đô thị công nghiệp trong tương lai gần, thị xã Bỉm Sơn đang nỗ lực khai thác tiềm năng, lợi thế và nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp. Vận dụng sáng tạo định hướng của tỉnh về phát triển công nghiệp - xây dựng là trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tốt tiềm năng, phát huy các lợi thế so sánh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.
Trước mắt, thị xã sẽ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư, sớm đưa các dự án đi vào sản xuất, như: Dây chuyền 3, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Dự án Nhà máy Sản xuất găng tay Nitrile Intco Việt Nam, Nhà máy Sản xuất lốp ô tô Radial, Nhà máy Sản xuất phân hữu cơ vi sinh Divital Germany, Nhà máy tôn mạ kẽm và sơn màu Pride, Dự án sản xuất dụng cụ thể thao Vaude Việt Nam, Dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất chi nhánh Tổng Công ty May 10...
Bên cạnh đó, thị xã sẽ phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh; Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh tập trung đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, từng bước hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực; đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, xây dựng chương trình, chủ động triển khai hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào thị xã. Trong đó, ưu tiên thu hút các dự án chế tạo, lắp ráp, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, ô tô, máy nông nghiệp, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, phân bón, hóa chất... Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, như đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư thực hiện dự án. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Minh Hằng

Dấu ấn công nghiệp Bỉm Sơn

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Bỉm Sơn đã được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển công nghiệp. Được Bộ Xây dựng quyết định là địa điểm xây dựng nhà máy xi măng phục vụ nhiệm vụ kiến thiết và xây dựng đất nước sau chiến tranh, Bỉm Sơn đã được “trao cơ hội” cho sự phát triển của nhiều ngành hàng vật liệu xây dựng khác, làm tiền đề cho sự hình hành đô thị công nghiệp với nhiều lợi thế phát triển.

CNBS.jpg
Dây chuyền công nghệ nghiền xi măng đến đóng bao của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn đi vào vận hành tháng 7-2019


Trụ cột của nền kinh tế
Những ngày này, không khí lao động sản xuất tại dự án dây chuyền 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn đang hết sức sôi động. Nhà thầu thi công đang tập trung cao độ thực hiện thi công, lắp đặt các thiết bị để đưa vào hoạt động cuối tháng 12 này. Được biết, dây chuyền 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn, có tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, được triển khai xây dựng tháng 10-2019 với công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Ông Trương Văn Lợi, Trưởng Ban Quản lý dự án dây chuyền 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn, cho biết: Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 xảy ra đã ảnh hưởng đến quá trình thi công dự án. Tuy nhiên, với nhiều giải pháp linh hoạt, nên tiến độ xây dựng vẫn bảo đảm theo kế hoạch. Đến nay, việc xây dựng toàn bộ dây chuyền 3 đã đạt hơn 85%, trong đó, lắp đặt các thiết bị đạt gần 60%. 3 dây chuyền của Nhà máy Xi măng Long Sơn đi vào hoạt động, cùng với xi măng truyền thống Bỉm Sơn đã đưa vùng đất này trở thành “thủ phủ” xi măng của cả nước.
Cùng với xi măng, Bỉm Sơn còn phát triển được nhiều dự án sản xuất công nghiệp có lợi thế trong ngành vật liệu xây dựng, như: gạch, bao bì... Đặc biệt, từ khi Khu Công nghiệp Bỉm Sơn (KCNBS) được quy hoạch và đầu tư một cách bài bản, Bỉm Sơn đã trở thành vùng đất tiềm năng của nhiều dự án quy mô lớn, ngành hàng đa dạng. Thống kê từ UBND thị xã Bỉm Sơn cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn thu hút được 59 dự án sản xuất công nghiệp mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký 22.013 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào khu công nghiệp 24 dự án, với tổng mức đăng ký đầu tư 9.774 tỷ đồng. Đầu tư ngoài khu công nghiệp 35 dự án, với tổng mức đầu tư 12.239 tỷ đồng. Nhiều dự án có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế của thị xã trong thời điểm hiện tại và các năm tiếp theo, tiêu biểu như: Dây chuyền công nghệ nghiền đến đóng bao của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, dây chuyền 1, 2, 3 Nhà máy Xi măng Long Sơn, Nhà máy gạch Long Thành, Nhà máy Sản xuất kết cấu thép YADA, dự án đầu tư mở rộng sản xuất của Tổng Công ty May 10, dự án sản xuất dụng cụ thể thao Vaude Việt Nam,... Nhiều dự án được đầu tư đồng bộ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Từ sự phát triển của ngành công nghiệp, đã kéo theo sự tăng trưởng nhanh của lĩnh vực xây dựng. 2 lĩnh vực này, hiện đã chiếm tới 71,73% trong cơ cấu kinh tế của thị xã, với giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 18.240 tỷ đồng, gấp 1,97 lần so với năm 2015.
Phấn đấu trở thành đô thị công nghiệp
Thống kê từ Văn phòng đại diện tại Bỉm Sơn của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 9-2020, tại KCNBS đã thu hút được 45 dự án đầu tư. Trong đó, Khu A có 24 dự án, Khu B có 21 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư cả 2 khu hơn 14.358 tỷ đồng và hơn 194,3 triệu USD. Thời điểm hiện tại, ngoài 3 dự án chưa triển khai, đã có 17 dự án hoàn thiện và đi vào sản xuất, kinh doanh, 23 dự án đang triển khai xây dựng, 2 dự án mới hoàn thành xây dựng cơ bản, chuẩn bị đi vào hoạt động. Trong quy hoạch, KCNBS dự định sẽ tiếp tục được mở rộng không gian về phía Tây để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển.
Không chỉ tại KCNBS, thị xã hiện cũng đang chú trọng thu hút đầu tư đối với diện tích quy hoạch phát triển công nghiệp ngoài khu. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính cho các chủ đầu tư thi công bảo đảm tiến độ. Tại Nhà máy Sản xuất phân bón Phú Nông Bỉm Sơn, phường Đông Sơn, chỉ sau hơn 10 tháng thi công, 4 tháng chạy thử dây chuyền, đơn vị đã chính thức vận hành sản xuất thương mại. Với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng, công suất thiết kế sản xuất khoảng 60.000 tấn phân bón một năm, việc đưa nhà máy vào vận hành thương mại sẽ góp phần không nhỏ vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã trong những tháng cuối năm.
Tại Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra định hướng phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ tới: “Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”. Thị xã Bỉm Sơn, với vai trò đô thị công nghiệp hạt nhân của Trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh, là cửa ngõ kết nối với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ, được xác định có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh nhà.
Để xứng đáng với vai trò là đô thị công nghiệp trong tương lai gần, thị xã Bỉm Sơn đang nỗ lực khai thác tiềm năng, lợi thế và nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp. Vận dụng sáng tạo định hướng của tỉnh về phát triển công nghiệp - xây dựng là trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tốt tiềm năng, phát huy các lợi thế so sánh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.
Trước mắt, thị xã sẽ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư, sớm đưa các dự án đi vào sản xuất, như: Dây chuyền 3, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Dự án Nhà máy Sản xuất găng tay Nitrile Intco Việt Nam, Nhà máy Sản xuất lốp ô tô Radial, Nhà máy Sản xuất phân hữu cơ vi sinh Divital Germany, Nhà máy tôn mạ kẽm và sơn màu Pride, Dự án sản xuất dụng cụ thể thao Vaude Việt Nam, Dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất chi nhánh Tổng Công ty May 10...
Bên cạnh đó, thị xã sẽ phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh; Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh tập trung đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, từng bước hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực; đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, xây dựng chương trình, chủ động triển khai hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào thị xã. Trong đó, ưu tiên thu hút các dự án chế tạo, lắp ráp, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, ô tô, máy nông nghiệp, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, phân bón, hóa chất... Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, như đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư thực hiện dự án. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư thuận lợi triển khai dự án, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Minh Hằng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC