Hội Hầu Văn Thánh tại Lễ Hội Sòng Sơn Ba Dội 2024: Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ.
Tối ngày 03/4 (tức ngày 25/2 Âm lịch), tại Đài lễ Đền Sòng Sơn đã diễn ra Hội Hầu Văn Thánh do Thanh đồng Hoàng Thảo Lâm và thủ nhang đền Đền Chúa Then diễn xướng; Ban Cung văn là các nghệ sỹ đến từ Nhà hát Chèo Hà Nội; Tham gia Hội Hầu Văn Thánh còn có 4 tứ trụ phục vụ cho các giá hầu và 12 cô tiên nàng.
Nghi lễ Chầu văn của người Việt còn có tên gọi là Hát văn - hầu đồng, Hát văn - hầu Thánh; là một nghi lễ quan trọng ra đời, phát triển gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Nghi lễ do cộng đồng sáng tạo và được thực hành, trình diễn trong không gian thiêng tại các di tích. Trong nghi lễ Chầu văn, trước mỗi vấn hầu, những người thực hành phải chuẩn bị lễ vật, đạo cụ phù hợp với từng giá hầu, phản ánh tính cách của từng vị thánh được hầu; Trang phục của người trình diễn trong nghi lễ Chầu văn rất phong phú, đa dạng, thể hiện bản sắc của từng vùng, miền. Trong mỗi giá hầu, âm nhạc và hát văn cũng là những yếu tố quan trọng không thể thiếu được, góp phần tạo điều kiện cho sự xuất thần của người hầu. Cùng với các hình thức biểu đạt thông qua các động tác múa, âm nhạc, mỗi bài hát văn thường tương ứng với một vị thánh, lời bài hát văn sẽ nhắc lại sự tích và ca ngợi công đức của những nhân vật lịch sử có công với dân, với nước. Thông qua việc thực hành nghi lễ Chầu văn sẽ giúp người xem hiểu biết hơn về văn hóa của các dân tộc thông qua trang phục, nhạc cụ, lời hát,...
Tại Hội Hầu Văn Thánh, Lễ hội Sòng Sơn Ba Dội 2024, trong không gian Đài lễ được bài trí trang nghiêm, thành kính, âm nhạc độc đáo, trang phục ấn tượng, lối hát văn ngân nga, lúc trầm, lúc bỗng
thanh đồng Hoàng Thảo Lâm và Thủ nhang đền Chúa Then đã diễn xướng 9 giá hầu theo nghệ thuật truyền thống, đã tái hiện các giá hầu Quan, giá hầu Chúa, các giá hầu Chầu, hầu Cô, hầu Cậu một cách sinh động,
đã thu hút hàng nghìn người xem. Trong đó, nhiều giá hầu điển hình trong hệ thống các giá hầu của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống như: Giá hầu Cô Bơ, giá hầu ông Hoàng Mười, giá hầu Cô Chín
được trình diễn
.
Hội Hầu Văn Thánh là một trong những hoạt động độc đáo của Phần Hội tại Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024. Thông qua các giá hầu đồng nhằm nhân rộng và lan tỏa tới đông đảo các tầng lớp nhân dân, hiểu sâu sắc hơn về di sản thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; để lại ấn tượng tốt đẹp, giúp nhân dân được trải nghiệm, hiểu đúng về tín ngưỡng Thờ Mẫu. Từ đó, cùng chung tay gìn giữ nét đẹp trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Một số hình ảnh nổi bật
Phạm Liên
Tin cùng chuyên mục
-
Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030
-
UBND thị xã Bỉm Sơn tăng cường công tác chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp lễ 30/4- 1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025
-
UBND thị xã chỉ đạo thông tin về công tác tổ chức chạy tàu tuyên truyền 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.
-
Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn tăng cường công tác phòng cháy chữa chày, phòng chống tai nạn đuối nước mùa nắng
Hội Hầu Văn Thánh tại Lễ Hội Sòng Sơn Ba Dội 2024: Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ.
Tối ngày 03/4 (tức ngày 25/2 Âm lịch), tại Đài lễ Đền Sòng Sơn đã diễn ra Hội Hầu Văn Thánh do Thanh đồng Hoàng Thảo Lâm và thủ nhang đền Đền Chúa Then diễn xướng; Ban Cung văn là các nghệ sỹ đến từ Nhà hát Chèo Hà Nội; Tham gia Hội Hầu Văn Thánh còn có 4 tứ trụ phục vụ cho các giá hầu và 12 cô tiên nàng.
Nghi lễ Chầu văn của người Việt còn có tên gọi là Hát văn - hầu đồng, Hát văn - hầu Thánh; là một nghi lễ quan trọng ra đời, phát triển gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Nghi lễ do cộng đồng sáng tạo và được thực hành, trình diễn trong không gian thiêng tại các di tích. Trong nghi lễ Chầu văn, trước mỗi vấn hầu, những người thực hành phải chuẩn bị lễ vật, đạo cụ phù hợp với từng giá hầu, phản ánh tính cách của từng vị thánh được hầu; Trang phục của người trình diễn trong nghi lễ Chầu văn rất phong phú, đa dạng, thể hiện bản sắc của từng vùng, miền. Trong mỗi giá hầu, âm nhạc và hát văn cũng là những yếu tố quan trọng không thể thiếu được, góp phần tạo điều kiện cho sự xuất thần của người hầu. Cùng với các hình thức biểu đạt thông qua các động tác múa, âm nhạc, mỗi bài hát văn thường tương ứng với một vị thánh, lời bài hát văn sẽ nhắc lại sự tích và ca ngợi công đức của những nhân vật lịch sử có công với dân, với nước. Thông qua việc thực hành nghi lễ Chầu văn sẽ giúp người xem hiểu biết hơn về văn hóa của các dân tộc thông qua trang phục, nhạc cụ, lời hát,...
Tại Hội Hầu Văn Thánh, Lễ hội Sòng Sơn Ba Dội 2024, trong không gian Đài lễ được bài trí trang nghiêm, thành kính, âm nhạc độc đáo, trang phục ấn tượng, lối hát văn ngân nga, lúc trầm, lúc bỗng
thanh đồng Hoàng Thảo Lâm và Thủ nhang đền Chúa Then đã diễn xướng 9 giá hầu theo nghệ thuật truyền thống, đã tái hiện các giá hầu Quan, giá hầu Chúa, các giá hầu Chầu, hầu Cô, hầu Cậu một cách sinh động,
đã thu hút hàng nghìn người xem. Trong đó, nhiều giá hầu điển hình trong hệ thống các giá hầu của Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống như: Giá hầu Cô Bơ, giá hầu ông Hoàng Mười, giá hầu Cô Chín
được trình diễn
.
Hội Hầu Văn Thánh là một trong những hoạt động độc đáo của Phần Hội tại Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2024. Thông qua các giá hầu đồng nhằm nhân rộng và lan tỏa tới đông đảo các tầng lớp nhân dân, hiểu sâu sắc hơn về di sản thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; để lại ấn tượng tốt đẹp, giúp nhân dân được trải nghiệm, hiểu đúng về tín ngưỡng Thờ Mẫu. Từ đó, cùng chung tay gìn giữ nét đẹp trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Một số hình ảnh nổi bật
Phạm Liên