Truy cập

Hôm nay:
2424
Hôm qua:
5103
Tuần này:
23622
Tháng này:
87885
Tất cả:
6502202

Phòng chống sâu bệnh hại cây lúa cuối vụ xuân 2024

Trong thời gian qua thời tiết đêm có mưa, ngày nắng nóng. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh xuất hiện gây hại đặc biệt là rầy nâu, rầy lưng trắng phát triển. Để đảm bảo năng suất cho cây lúa, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn hướng dẫn biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh.

5f4a7fba4661e83fb170.jpg
Cụ thể, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng,diễn biến phức tạp, có sự gối lứa rầy trưởng thành lứa 2 và rầy non lứa 3: mật độ phổ biến 30-50 con/m2, cao 200 - 300 con/m2, cục bộ 1000 con/m2, cá biệt 2000 con/m2. Trên trà lúa ôm đòng nếu mật độ từ 1.500 con/m2 cần sử dụng một trong các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như: Pymetrozine; Acetamiprid + Imidacloprid; Lambda-cyhalothrin +Thiamethoxam,... để phun trừ. Trên trà lúa bắt đầu trỗ đến chắc xanh, khi mật độ từ 1.000 con/m2 trở lênphun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất tiếp xúc như: Fenobucarb, Nitenpyram, Buprofezin,...
Đối với sâu cuốn lá nhỏ, trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 vũ hóa trưởng thành rộ 23 - 25/4/2024, sâu non lứa 3 nở rộ từ 30/4 - 05/5/2024, khả năng mật độ sẽ cao và gây hại cục bộ trên lúa trà muộn giai đoạn đòng non.Mật độ sâu từ 20 con/m2 trở lên đối với lúa giai đoạn ôm đòng đến trỗ bông, khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-3). Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau Clever 105 SC, Voliam Targo 630SC, Prevathon 5 SC, ...
Ngoài ra đối với diện tích lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết bất lợi, vùng có nguy cơ cao, cần kết hợp phun phòng bệnh đen lép hạt bằng các loại thuốc có hoạt chất như Tricyclazole, Trifloxystrobin + Tebuconazole, Isoprothiolane,...để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt.
Trong giai đoạn này các hộ nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
Nguyễn Văn Linh
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bỉm Sơn

Phòng chống sâu bệnh hại cây lúa cuối vụ xuân 2024

Trong thời gian qua thời tiết đêm có mưa, ngày nắng nóng. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh xuất hiện gây hại đặc biệt là rầy nâu, rầy lưng trắng phát triển. Để đảm bảo năng suất cho cây lúa, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn hướng dẫn biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh.

5f4a7fba4661e83fb170.jpg
Cụ thể, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng,diễn biến phức tạp, có sự gối lứa rầy trưởng thành lứa 2 và rầy non lứa 3: mật độ phổ biến 30-50 con/m2, cao 200 - 300 con/m2, cục bộ 1000 con/m2, cá biệt 2000 con/m2. Trên trà lúa ôm đòng nếu mật độ từ 1.500 con/m2 cần sử dụng một trong các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như: Pymetrozine; Acetamiprid + Imidacloprid; Lambda-cyhalothrin +Thiamethoxam,... để phun trừ. Trên trà lúa bắt đầu trỗ đến chắc xanh, khi mật độ từ 1.000 con/m2 trở lênphun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất tiếp xúc như: Fenobucarb, Nitenpyram, Buprofezin,...
Đối với sâu cuốn lá nhỏ, trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 vũ hóa trưởng thành rộ 23 - 25/4/2024, sâu non lứa 3 nở rộ từ 30/4 - 05/5/2024, khả năng mật độ sẽ cao và gây hại cục bộ trên lúa trà muộn giai đoạn đòng non.Mật độ sâu từ 20 con/m2 trở lên đối với lúa giai đoạn ôm đòng đến trỗ bông, khi sâu tuổi nhỏ (tuổi 1-3). Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau Clever 105 SC, Voliam Targo 630SC, Prevathon 5 SC, ...
Ngoài ra đối với diện tích lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết bất lợi, vùng có nguy cơ cao, cần kết hợp phun phòng bệnh đen lép hạt bằng các loại thuốc có hoạt chất như Tricyclazole, Trifloxystrobin + Tebuconazole, Isoprothiolane,...để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt.
Trong giai đoạn này các hộ nông dân thường xuyên thăm đồng để phát hiện phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
Nguyễn Văn Linh
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC