Truy cập

Hôm nay:
248
Hôm qua:
12090
Tuần này:
51093
Tháng này:
51093
Tất cả:
6825581

Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống sâu bệnh cuối vụ Thu Mùa

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã, tình hình cây lúa vụ Thu Mùa trên địa bàn thị xã bắt đầu trỗ từ đầu tháng 9, trỗ tập trung từ ngày 10/9 -20/9/2023; giai đoạn này có nhiều loại sâu bệnh cuối vụ phát sinh phức tạp, nguy cơ gây hại nặng.

Trong khi đó, thời tiết trong khoảng thời gian này nắng, mưa xen kẽ, độ ẩm cao, biên độ nhiệt độ ngày, đêm chênh lệch lớn, phù hợp cho sâu bệnh tích luỹ mật độ, rút ngắn chu kỳ sinh trưởng, phát sinh và gây hại cây trồng. Đặc biệt là sâu cuốn lá lứa 6 đến lứa 7 sẽ tiếp tục gây hại trên trà lúa đang trỗ; rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 7 tiếp tục phát sinh, sẽ tăng nhanh mật độ và có khả năng gây cháy lúa vào giữa tháng 9 trở đi. Sâu đục thân hai chấm lứa 6 sẽ gây dảnh héo, bông bạc... Ngoài ra, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, chuột, bọ xít dài, sâu keo mùa thu…sẽ tăng mật độ, mức độ và quy mô gây hại nếu không được phòng trừ, quản lý kịp thời.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, bảo vệ an toàn vụ Thu Mùa năm 2023, chỉ đạo tại văn bản số 2871/UBND-DVNN, Chủ tịch UBND thị xã đề nghị Chủ tịch UBND các phường, xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ năng suất, sản lượng cây trồng vụ Thu Mùa 2023, cụ thể như sau:

UBND các phường, xã báo cáo cấp uỷ cùng cấp tăng cường công tác lãnh đạo, quán triệt nhiệm vụ phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng vụ Thu Mùa 2023 là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt đến toàn thể cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị- xã hội, cán bộ, đảng viên và Nhân dân, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm, đặc biệt của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền; huy động được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hỗ trợ nông dân phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Tăng cường thời lượng, đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền về diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng và biện pháp phòng trừ để nông dân thực hiện.

Phân công các đồng chí Lãnh đạo phụ trách từng khu phố, thôn sản xuất nông nghiệp để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả. Rà soát, đấu mối với các đơn vị kinh doanh, dịch vụ thiết bị bay trong phòng trừ sâu bệnh để tổ chức phòng trừ đồng bộ và đạt hiệu quả cao trong trường hợp sâu bệnh diễn biến phức tạp có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã. Thực hiện tốt công tác phối hợp, duy trì chế độ báo cáo về UBND thị xã qua phòng Kinh tế và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã vào thứ 4 hàng tuần trong giai đoạn dịch bệnh cao điểm (29/8 -20/9) để hỗ trợ, theo dõi, chỉ đạo và tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phòng Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã phân công và giao nhiệm vụ cho cán bộ kỹ thuật, chuyên môn điều tra, phát hiện dự tính, dự báo và đề xuất biện pháp, phương án phòng trừ từng loại sâu bệnh, thời điểm phòng trừ, vật tư, thiết bị sử dụng, kỹ thuật phòng trừ…. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và các dịch vụ vật tư phục vụ nông nghiệp trên địa bàn thị xã; tham mưu Chủ tịch UBND thị xã xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Giao Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã tiếp tục tăng cường tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp, đôn đốc các đơn vị công tác phòng trừ sâu bệnh; tổng hợp kết quả báo cáo, tham mưu cho UBND thị xã để chỉ đạo kịp thời và báo cáo các đơn vị cấp tỉnh có liên quan.

Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chi nhánh Thủy lợi Bỉm Sơn đảm bảo nguồn nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng tốt và phục vụ công tác phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Nguyễn Tới

Tiếp tục tăng cường công tác phòng chống sâu bệnh cuối vụ Thu Mùa

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã, tình hình cây lúa vụ Thu Mùa trên địa bàn thị xã bắt đầu trỗ từ đầu tháng 9, trỗ tập trung từ ngày 10/9 -20/9/2023; giai đoạn này có nhiều loại sâu bệnh cuối vụ phát sinh phức tạp, nguy cơ gây hại nặng.

Trong khi đó, thời tiết trong khoảng thời gian này nắng, mưa xen kẽ, độ ẩm cao, biên độ nhiệt độ ngày, đêm chênh lệch lớn, phù hợp cho sâu bệnh tích luỹ mật độ, rút ngắn chu kỳ sinh trưởng, phát sinh và gây hại cây trồng. Đặc biệt là sâu cuốn lá lứa 6 đến lứa 7 sẽ tiếp tục gây hại trên trà lúa đang trỗ; rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 7 tiếp tục phát sinh, sẽ tăng nhanh mật độ và có khả năng gây cháy lúa vào giữa tháng 9 trở đi. Sâu đục thân hai chấm lứa 6 sẽ gây dảnh héo, bông bạc... Ngoài ra, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, chuột, bọ xít dài, sâu keo mùa thu…sẽ tăng mật độ, mức độ và quy mô gây hại nếu không được phòng trừ, quản lý kịp thời.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, bảo vệ an toàn vụ Thu Mùa năm 2023, chỉ đạo tại văn bản số 2871/UBND-DVNN, Chủ tịch UBND thị xã đề nghị Chủ tịch UBND các phường, xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ năng suất, sản lượng cây trồng vụ Thu Mùa 2023, cụ thể như sau:

UBND các phường, xã báo cáo cấp uỷ cùng cấp tăng cường công tác lãnh đạo, quán triệt nhiệm vụ phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng vụ Thu Mùa 2023 là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt đến toàn thể cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị- xã hội, cán bộ, đảng viên và Nhân dân, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm, đặc biệt của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền; huy động được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hỗ trợ nông dân phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Tăng cường thời lượng, đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền về diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng và biện pháp phòng trừ để nông dân thực hiện.

Phân công các đồng chí Lãnh đạo phụ trách từng khu phố, thôn sản xuất nông nghiệp để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả. Rà soát, đấu mối với các đơn vị kinh doanh, dịch vụ thiết bị bay trong phòng trừ sâu bệnh để tổ chức phòng trừ đồng bộ và đạt hiệu quả cao trong trường hợp sâu bệnh diễn biến phức tạp có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã. Thực hiện tốt công tác phối hợp, duy trì chế độ báo cáo về UBND thị xã qua phòng Kinh tế và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã vào thứ 4 hàng tuần trong giai đoạn dịch bệnh cao điểm (29/8 -20/9) để hỗ trợ, theo dõi, chỉ đạo và tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phòng Kinh tế và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã phân công và giao nhiệm vụ cho cán bộ kỹ thuật, chuyên môn điều tra, phát hiện dự tính, dự báo và đề xuất biện pháp, phương án phòng trừ từng loại sâu bệnh, thời điểm phòng trừ, vật tư, thiết bị sử dụng, kỹ thuật phòng trừ…. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và các dịch vụ vật tư phục vụ nông nghiệp trên địa bàn thị xã; tham mưu Chủ tịch UBND thị xã xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Giao Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã tiếp tục tăng cường tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp, đôn đốc các đơn vị công tác phòng trừ sâu bệnh; tổng hợp kết quả báo cáo, tham mưu cho UBND thị xã để chỉ đạo kịp thời và báo cáo các đơn vị cấp tỉnh có liên quan.

Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chi nhánh Thủy lợi Bỉm Sơn đảm bảo nguồn nước hợp lý để cây lúa sinh trưởng tốt và phục vụ công tác phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC