Hội nghị hướng dẫn triển khai các nội dung thực hiện chuyển đổi số
Sáng ngày 26/4/2022, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai các nội dung thực hiện chuyển đổi số. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu cấp huyện và cấp xã.
Tham dự tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND thị xã, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thị xã Bỉm Sơn cùng Trưởng các tổ chức Chính trị - Xã hội thị xã; Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ Công tác chuyển đổi số thị xã; Đại diện lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự thị xã, Công an Thị xã và đại diện các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính trên địa bàn thị xã.
Các đại biểu đã được nghe đại diện Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyên thông giới thiệu các chuyên đề: Những nội dung cơ bản về công tác chuyển đổi số và định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; Các nền tảng chuyển đổi số phục vụ người dân; Mô hình và nội dung chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã.
Theo đó, Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Để chuyển đổi số quốc gia cần thực hiện 5 nhiệm vụ cơ bản, bao gồm: Tạo nền móng Chuyển đổi số; Phát triển Chính phủ số; Phát triển kinh tế số; Phát triển Xã hội số; Chuyển đổi số các lĩnh vực ưu tiên, như:Y tế, Giáo dục, Tài chính- Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và môi trường, Sản xuất công nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (điền form tự động, …); Tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm; 100% cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; 100% cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số…
Định hướng cụ thể năm 2022, chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu: Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử; Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến; Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân; Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu; Phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động trong sản xuất, kinh doanh.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, toàn tỉnh có 12 huyện, thị, thành phố hoàn thành chuyển đổi số; Thanh Hóa thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phốđứng đầu cả nướcvề chuyển đổi số; hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập, bao gồm cả thiết bị di động đạt 100%; có 90% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất. Riêng trong năm 2022, toàn tỉnh có 94 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số.
Tại hội nghị, Cục Tin học hóa Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất hướng xây dựng mô hình tổng thể các thành phần của xã thông minh, chuyển đổi số cấp xã… đồng thời giải đáp một số ý kiến của ngành, địa phương về công tác chuyển đổi số.
Nguyễn Tới
Hội nghị hướng dẫn triển khai các nội dung thực hiện chuyển đổi số
Sáng ngày 26/4/2022, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai các nội dung thực hiện chuyển đổi số. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu cấp huyện và cấp xã.
Tham dự tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND thị xã, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thị xã Bỉm Sơn cùng Trưởng các tổ chức Chính trị - Xã hội thị xã; Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ Công tác chuyển đổi số thị xã; Đại diện lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự thị xã, Công an Thị xã và đại diện các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính trên địa bàn thị xã.
Các đại biểu đã được nghe đại diện Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyên thông giới thiệu các chuyên đề: Những nội dung cơ bản về công tác chuyển đổi số và định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; Các nền tảng chuyển đổi số phục vụ người dân; Mô hình và nội dung chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã.
Theo đó, Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Để chuyển đổi số quốc gia cần thực hiện 5 nhiệm vụ cơ bản, bao gồm: Tạo nền móng Chuyển đổi số; Phát triển Chính phủ số; Phát triển kinh tế số; Phát triển Xã hội số; Chuyển đổi số các lĩnh vực ưu tiên, như:Y tế, Giáo dục, Tài chính- Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và môi trường, Sản xuất công nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (điền form tự động, …); Tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm; 100% cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; 100% cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số…
Định hướng cụ thể năm 2022, chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu: Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử; Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến; Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân; Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu; Phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động trong sản xuất, kinh doanh.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, toàn tỉnh có 12 huyện, thị, thành phố hoàn thành chuyển đổi số; Thanh Hóa thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phốđứng đầu cả nướcvề chuyển đổi số; hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập, bao gồm cả thiết bị di động đạt 100%; có 90% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất. Riêng trong năm 2022, toàn tỉnh có 94 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số.
Tại hội nghị, Cục Tin học hóa Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất hướng xây dựng mô hình tổng thể các thành phần của xã thông minh, chuyển đổi số cấp xã… đồng thời giải đáp một số ý kiến của ngành, địa phương về công tác chuyển đổi số.
Nguyễn Tới