Truy cập

Hôm nay:
1228
Hôm qua:
7090
Tuần này:
18043
Tháng này:
94243
Tất cả:
6340991

Nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng

Trong thời gian vừa qua, một hoạt động mới đã được phát động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số xuất phát từ người dân, tiếp cận người dân và vì lợi ích của người dân. Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) chính là hoạt động theo mục tiêu này.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số. Đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ CNSCĐ để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. Tổ CNSCĐ là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, thị xã, đến xã, phường, khu phố, thôn.

Đến nay, thị xã Bỉm Sơn có 58 Tổ công nghệ số cộng đồng tại 58 thôn, khu phố. Để hoạt động của Tổ CNSCĐ tại các phường, xã đi vào thực chất, sát với nhu cầu của người dân, làm cho người dân cảm nhận được giá trị, lợi ích thiết thực mang lại từ chuyển đổi số trong đời sống hằng ngày, theo văn bản hướng dẫn của UBND Thị xã Bỉm Sơn, thì Tổ CNSCĐ cần thực hiện các nhiệm vụ, như: Thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn; Trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, người dân trên địa bàn ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ chuyển đổi số trong y tế, giáo dục, thanh toán không dùng tiền mặt... cụ thể:

Về chính quyền số: Thông tin, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số do các cơ quan nhà nước cung cấp; tương tác với chính quyền thông qua môi trường số, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số tại địa phương; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người dân trên địa bàn sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; Hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh Covid-19: PC-Covid, phản ánh, kiến nghị trên Tổng đài 1022 Thanh Hóa, Smart Thanh Hoa, sổ sức khỏe điện tử,…

Về kinh tế số:Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân trên địa bàn đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử như “voso.vn”, “postmart.vn”,…. ; Hướng dẫn, hỗ trợ đưa 100% sản phẩm OCOP tại địa phương lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; Hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên các trang thông tin điện tử, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội (Zalo, facebook,…); Hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, người dân lựa chọn, ứng dụng công nghệ số phù hợp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Về xã hội số: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn cho người dân về chuyển đổi số, các ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các cuộc họp thôn, bản, khu phố, các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể chính trị và lực lượng học sinh trong các trường học; Hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng CNTT, sử dụng internet, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, thanh toán không dùng tiền mặt, học trực tuyến và các ứng dụng thông minh khác,...

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, Tổ CNSCĐ cần thiết lập kênh điều hành, chỉ đạo, trao đổi thông tin trên các mạng xã hội (Zalo, Messenger…) để tương tác, trao đổi hàng ngày. Bên cạnh đó, Tổ CNSCĐ cần tiếp cận người dân theo hình thức “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” và kết hợp với các hình thức phù hợp với đặc thù của địa phương để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, cộng đồng sử dụng công nghệ số an toàn, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trên 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Nguyễn Tới

Nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng

Trong thời gian vừa qua, một hoạt động mới đã được phát động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số xuất phát từ người dân, tiếp cận người dân và vì lợi ích của người dân. Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) chính là hoạt động theo mục tiêu này.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số. Đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ CNSCĐ để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. Tổ CNSCĐ là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, thị xã, đến xã, phường, khu phố, thôn.

Đến nay, thị xã Bỉm Sơn có 58 Tổ công nghệ số cộng đồng tại 58 thôn, khu phố. Để hoạt động của Tổ CNSCĐ tại các phường, xã đi vào thực chất, sát với nhu cầu của người dân, làm cho người dân cảm nhận được giá trị, lợi ích thiết thực mang lại từ chuyển đổi số trong đời sống hằng ngày, theo văn bản hướng dẫn của UBND Thị xã Bỉm Sơn, thì Tổ CNSCĐ cần thực hiện các nhiệm vụ, như: Thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn; Trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, người dân trên địa bàn ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ chuyển đổi số trong y tế, giáo dục, thanh toán không dùng tiền mặt... cụ thể:

Về chính quyền số: Thông tin, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số do các cơ quan nhà nước cung cấp; tương tác với chính quyền thông qua môi trường số, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số tại địa phương; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người dân trên địa bàn sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; Hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh Covid-19: PC-Covid, phản ánh, kiến nghị trên Tổng đài 1022 Thanh Hóa, Smart Thanh Hoa, sổ sức khỏe điện tử,…

Về kinh tế số:Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân trên địa bàn đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử như “voso.vn”, “postmart.vn”,…. ; Hướng dẫn, hỗ trợ đưa 100% sản phẩm OCOP tại địa phương lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; Hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên các trang thông tin điện tử, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội (Zalo, facebook,…); Hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất, người dân lựa chọn, ứng dụng công nghệ số phù hợp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Về xã hội số: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn cho người dân về chuyển đổi số, các ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các cuộc họp thôn, bản, khu phố, các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể chính trị và lực lượng học sinh trong các trường học; Hướng dẫn, hỗ trợ người dân ứng dụng CNTT, sử dụng internet, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, thanh toán không dùng tiền mặt, học trực tuyến và các ứng dụng thông minh khác,...

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, Tổ CNSCĐ cần thiết lập kênh điều hành, chỉ đạo, trao đổi thông tin trên các mạng xã hội (Zalo, Messenger…) để tương tác, trao đổi hàng ngày. Bên cạnh đó, Tổ CNSCĐ cần tiếp cận người dân theo hình thức “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người” và kết hợp với các hình thức phù hợp với đặc thù của địa phương để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, cộng đồng sử dụng công nghệ số an toàn, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trên 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC