Truy cập

Hôm nay:
10364
Hôm qua:
11646
Tuần này:
31787
Tháng này:
31787
Tất cả:
6806275

Nông dân Bỉm Sơn tích cực chăm sóc lúa vụ Thu – Mùa.

Sản xuất vụ Thu – Mùa trong điều kiện không thuận lợi như: nắng nóng, hạn hán ở đầu vụ, bão lụt cuối vụ, sâu bệnh nhiều… sẽ ảnh hưởng đến diện tích gieo cấy, năng suất cây trồng và thu nhập của bà con nông dân. Song được tuyên truyền, vận động, hỗ trợ bà con nông dân thị xã Bỉm Sơn không bỏ hoang đất nông nghiệp, tích cực tham gia sản xuất vụ Thu –Mùa, đặc biệt là gieo cấy, chăm sóc diện tích lúa đảm bảo kế hoạch đề ra.

Nông dân Bỉm Sơn tích cực chăm sóc lúa vụ Thu – Mùa 1.jpg




Vụ sản xuất Thu – Mùa 2023, toàn thị xã gieo cấy khoảng 445 ha, trong đó diện tích gieo cấy lúa 343 ha. Căn cứ vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thị xã bố trí 3 trà lúa: Lúa mùa sớm để làm vụ đông, trà chính vụ, trà lúa muộn để cấy các giống lúa nếp dài ngày, giống cảm quang. Trong đó, cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy trà lúa mùa sớm, sử dụng giống lúa có chất lượng cao và đẩy mạnh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm nông sản.

Đại diện phòng Kinh tế UBND thị xã Bỉm Sơn cho biết: Đối với trà lúa mùa sớm, trên chân đất vàn, thị xã khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 105 ngày đến dưới 115 ngày, như: Thái Xuyên 111, Q5, Bắc Thịnh, Thiên ưu 8, BTR225, Khang dân ĐB…Đốivới trà lúa chính vụ, trên chân đất vàn, vàn thấp sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 135 ngày, như: BC 15, SUMO, ND502, Thái hương; Nếp hương, A Sào, HANA97, nếp thơm 86…Đối với trà lúa mùa muộn thì bố trí các giống có thời gian sinh trưởng từ 150-165 ngày, giống cảm ôn như Nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng…

Thực hiện Phương án sản xuất vụ Thu – Mùa của UBND thị xã và căn cứ vào điều kiện thực tế, các phường, xã đã chủ động tích trữ và điều tiết nước hợp lý, hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân tiến hành tỉa dặm và bón phân tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời, tăng cường cán bộ khuyến nông bám sát địa bàn, cùng với bà con nông dân chủ động dự báo tình hình sâu bệnh và để phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có đối tượng sâu bệnh xuất hiện, không để sâu bệnh lây lan trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất.

Hiện nay, lúa vụ Thu - Mùa trên địa bàn đang phát triển tốt. Qua thăm đồng có một số diện tích bị sâu cuốn lá nhưng bà con nông dân đã chủ động phòng trừ sâu bệnh. Bà Liên (Khu phố Đoài Thôn, phường Đông Sơn) chia sẻ: Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, gia đình tôi thực hiện bón phân theo “4 đúng, 3 nhìn” (4 đúng: đúng lúc, đúng liều, đúng cách, đúng loại; 3 nhìn: nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây), như: Đối với lúa cấy, sau cấy 5-7 ngày tiến hành bón thúc; bón phân NPK chọn loại có tỉ lệ đạm cao; liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì; bón phân đơn: phân đạm Urê 8-9 kg/sào đối với lúa lai, 6-7 kg/sào đối với lúa thuần; phân Kali 3-4 kg/sào đối với lúa lai, 2-3 kg/sào đối với lúa thuần. Đối với lúa sạ: Giai đoạn cây lúa 2,5 - 3 lá bón nhử 1-2 kg/sào đạm Ure; giai đoạn cây lúa 6 - 7 lá bón thúc đẻ nhánh. Ngoài ra, gia đình cũng thường xuyên thăm đồng để kịp phát hiện, diệt ốc bưu vàng, chuột … đảm bảo một vụ lúa Thu – Mùa 2023 thắng lợi.

Theo dự báo của ngành chuyên môn, thời gian tới, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát triển trên lúa giai đoạn đòng trổ và chín; bệnh cháy bìa lá phát triển trên lúa giai đoạn đòng trổ; rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá xuất hiện trên trà lúa đẻ nhánh, đòng trổ. Để vụ Thu - Mùa thắng lợi, trên cơ sở khuyến cáo của ngành chuyên môn, nông dân cần chủ động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ đồng ruộng để kịp thời phát hiện sâu, bệnh gây hại và có biện pháp phòng, trị đạt hiệu quả.
Nguyễn Tới

Nông dân Bỉm Sơn tích cực chăm sóc lúa vụ Thu – Mùa.

Sản xuất vụ Thu – Mùa trong điều kiện không thuận lợi như: nắng nóng, hạn hán ở đầu vụ, bão lụt cuối vụ, sâu bệnh nhiều… sẽ ảnh hưởng đến diện tích gieo cấy, năng suất cây trồng và thu nhập của bà con nông dân. Song được tuyên truyền, vận động, hỗ trợ bà con nông dân thị xã Bỉm Sơn không bỏ hoang đất nông nghiệp, tích cực tham gia sản xuất vụ Thu –Mùa, đặc biệt là gieo cấy, chăm sóc diện tích lúa đảm bảo kế hoạch đề ra.

Nông dân Bỉm Sơn tích cực chăm sóc lúa vụ Thu – Mùa 1.jpg




Vụ sản xuất Thu – Mùa 2023, toàn thị xã gieo cấy khoảng 445 ha, trong đó diện tích gieo cấy lúa 343 ha. Căn cứ vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ văn, thị xã bố trí 3 trà lúa: Lúa mùa sớm để làm vụ đông, trà chính vụ, trà lúa muộn để cấy các giống lúa nếp dài ngày, giống cảm quang. Trong đó, cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy trà lúa mùa sớm, sử dụng giống lúa có chất lượng cao và đẩy mạnh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm nông sản.

Đại diện phòng Kinh tế UBND thị xã Bỉm Sơn cho biết: Đối với trà lúa mùa sớm, trên chân đất vàn, thị xã khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 105 ngày đến dưới 115 ngày, như: Thái Xuyên 111, Q5, Bắc Thịnh, Thiên ưu 8, BTR225, Khang dân ĐB…Đốivới trà lúa chính vụ, trên chân đất vàn, vàn thấp sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 135 ngày, như: BC 15, SUMO, ND502, Thái hương; Nếp hương, A Sào, HANA97, nếp thơm 86…Đối với trà lúa mùa muộn thì bố trí các giống có thời gian sinh trưởng từ 150-165 ngày, giống cảm ôn như Nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng…

Thực hiện Phương án sản xuất vụ Thu – Mùa của UBND thị xã và căn cứ vào điều kiện thực tế, các phường, xã đã chủ động tích trữ và điều tiết nước hợp lý, hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân tiến hành tỉa dặm và bón phân tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời, tăng cường cán bộ khuyến nông bám sát địa bàn, cùng với bà con nông dân chủ động dự báo tình hình sâu bệnh và để phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có đối tượng sâu bệnh xuất hiện, không để sâu bệnh lây lan trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất.

Hiện nay, lúa vụ Thu - Mùa trên địa bàn đang phát triển tốt. Qua thăm đồng có một số diện tích bị sâu cuốn lá nhưng bà con nông dân đã chủ động phòng trừ sâu bệnh. Bà Liên (Khu phố Đoài Thôn, phường Đông Sơn) chia sẻ: Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, gia đình tôi thực hiện bón phân theo “4 đúng, 3 nhìn” (4 đúng: đúng lúc, đúng liều, đúng cách, đúng loại; 3 nhìn: nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây), như: Đối với lúa cấy, sau cấy 5-7 ngày tiến hành bón thúc; bón phân NPK chọn loại có tỉ lệ đạm cao; liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì; bón phân đơn: phân đạm Urê 8-9 kg/sào đối với lúa lai, 6-7 kg/sào đối với lúa thuần; phân Kali 3-4 kg/sào đối với lúa lai, 2-3 kg/sào đối với lúa thuần. Đối với lúa sạ: Giai đoạn cây lúa 2,5 - 3 lá bón nhử 1-2 kg/sào đạm Ure; giai đoạn cây lúa 6 - 7 lá bón thúc đẻ nhánh. Ngoài ra, gia đình cũng thường xuyên thăm đồng để kịp phát hiện, diệt ốc bưu vàng, chuột … đảm bảo một vụ lúa Thu – Mùa 2023 thắng lợi.

Theo dự báo của ngành chuyên môn, thời gian tới, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát triển trên lúa giai đoạn đòng trổ và chín; bệnh cháy bìa lá phát triển trên lúa giai đoạn đòng trổ; rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá xuất hiện trên trà lúa đẻ nhánh, đòng trổ. Để vụ Thu - Mùa thắng lợi, trên cơ sở khuyến cáo của ngành chuyên môn, nông dân cần chủ động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ đồng ruộng để kịp thời phát hiện sâu, bệnh gây hại và có biện pháp phòng, trị đạt hiệu quả.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC