Truy cập

Hôm nay:
5205
Hôm qua:
4337
Tuần này:
21822
Tháng này:
136984
Tất cả:
8263465

Đền Sòng Sơn với Liễu Hạnh Công chúa

Khách du lịch theo Quốc lộ số 1A từ Hà Nội vào miền Trung, hết địa phận tỉnh Ninh Bình, du khách đến địa phận phường Bắc Sơn thị xã Bỉm Sơn vào vãn cảnh đền Sòng Sơn - Thánh đường thờ nữ thần Vân Hương - Liễu Hạnh Công chúa - Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Chính ở đền Sòng trong một lần trùng tu vào tháng 4 - 1939 khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính, họ đã tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, họ rất ngạc nhiên khi thấy trong đó, một cuốn sách có nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 - 1628) đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương.
Theo H. Breton thì : “Ngôi đền Sòng còn gọi là đền Sùng Sơn, đền này dựng vào thời Cảnh Hưng triều Lê Hiến Tôn (1740-1786) ngay tại nơi Chúa Liễu Hạnh tái hiện xuống trần”. (Revue Indochinos – 3/1922).
Cạnh đền có một chếc cầu bằng đá do bà Hoàng thái hậu đời Lê xây dựng từ năm thứ 33 đời vua Lê Cảnh Hưng (1772). Cầu bắc qua một con suối trong veo chảy qua đền, làm cho cảnh trí càng thêm ngoạn mục.
Theo truyền thuyết kể rằng: “Một hôm có một lão già người làng Cổ Đam, sau khi được Nữ chúa Vân Hương nhập hồn và tuân theo lời khuyên của bà, ông lão lấy một chiếc gậy tre đem cắm xuống đất và truyền làm một ngôi đền thờ ở đó. Chiếc gậy được cắm xuống đất đột nhiên bén rễ và đâm chồi. Trước hiện tượng “màu nhiệm” này, dân làng bèn dựng ngay một ngôi đền theo mộng báo của nữ chúa. Lúc đầu ngôi đền bé nhỏ, nhưng ngày càng được mở rộng thêm. Sau nhiều lần trùng tu, đền Sòng càng khang trang, đẹp đẽ như ngày nay.
Liễu Hạnh công chúa là tiên nữ giáng trần lần thứ nhất tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào năm Thiên Hựu - đời vua Lê Anh Tông (1557). Rồi nàng lại về trời sau 21 năm ở trần gian. Nàng giáng trần lần thứ 2 vào ngày kỵ thứ 2 của nàng - cũng ở làng An Thái, sau đó lại biến mất. Nàng giáng trần lần thứ 3 cùng với hai thị nữ là Quế Nương và Thị Nương tại Phố Cát (Thạch Thành - Thanh Hóa) vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) và hiển thánh tại Sùng Sơn.

Theo “Truyền kỳ Tân Phả” của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) thì nàng có tên tuổi, quê quán hẳn hoi. Tuy là tiên chúa song về bản chất, hình tượng Liễu Hạnh là người phụ nữ bình thường như mọi người phụ nữ khác. Đó là người con gái nết na, đoan trang, phúc hậu. Nàng là vợ thảo hiền, chung thủy, sống trong hạnh phúc lứa đôi, vẹn nghĩa, trọn tình. Là người mẹ thì yêu thương con hết mực. Khi phải về trời nàng vẫn lưu luyến cuộc đời trần tục thế gian. Trở thành tiên chúa nàng vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Liễu Hạnh thực sự có một cá tính mạnh mẽ. Hình ảnh tiên chúa phải chăng là thể hiện lý tưởng ước mơ giải phóng phụ nữ Việt Nam. Nàng đi mây về gió. Nàng giao du rộng rãi, mở quán bán hàng, xướng họa với các tao nhân mặc khách, làm cho họ kinh ngạc và khâm phục, như cuộc gặp gỡ ly kỳ giữa Quan chánh sứ Phùng Khắc Khoan ở Lạng sơn, với Trạng Bùng và cử nhân họ Lý, họ Ngô ở Hồ Tây Thăng long.
Từ nhiều đời nay nhân dân tìm đến với Liễu Hạnh là tìm đến với đạo Mẫu. Liễu Hạnh công chúa là biểu tượng của ước mơ giải phóng phụ nữ.
Câu đối ở đền Ngọc Hồ (Hà Nội) - một trong những nơi thờ Thánh Mẫu đã phần nào đã nói lên : Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt nam nói chung và người Thanh hoá nói riêng.
“Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có một
Đẹp nhất là tiên hạ giới, cõi nam thiên bất tử hòa tư”.
Cuộc giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa là vùng Phố Cát và lúc hiển Thánh là ở Sùng Sơn. Cho nên xứ Thanh cũng có thể được xem là đất “quý hương” của Tiên chúa!
Huyền thoại về Liễu Hạnh công chúa vẫn còn có sức lay động lòng người, vẫn gieo chất nồng say vào cuộc sống đương đại hôm nay.
Đặng Anh

Đền Sòng Sơn với Liễu Hạnh Công chúa

Khách du lịch theo Quốc lộ số 1A từ Hà Nội vào miền Trung, hết địa phận tỉnh Ninh Bình, du khách đến địa phận phường Bắc Sơn thị xã Bỉm Sơn vào vãn cảnh đền Sòng Sơn - Thánh đường thờ nữ thần Vân Hương - Liễu Hạnh Công chúa - Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Chính ở đền Sòng trong một lần trùng tu vào tháng 4 - 1939 khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính, họ đã tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, họ rất ngạc nhiên khi thấy trong đó, một cuốn sách có nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 - 1628) đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương.
Theo H. Breton thì : “Ngôi đền Sòng còn gọi là đền Sùng Sơn, đền này dựng vào thời Cảnh Hưng triều Lê Hiến Tôn (1740-1786) ngay tại nơi Chúa Liễu Hạnh tái hiện xuống trần”. (Revue Indochinos – 3/1922).
Cạnh đền có một chếc cầu bằng đá do bà Hoàng thái hậu đời Lê xây dựng từ năm thứ 33 đời vua Lê Cảnh Hưng (1772). Cầu bắc qua một con suối trong veo chảy qua đền, làm cho cảnh trí càng thêm ngoạn mục.
Theo truyền thuyết kể rằng: “Một hôm có một lão già người làng Cổ Đam, sau khi được Nữ chúa Vân Hương nhập hồn và tuân theo lời khuyên của bà, ông lão lấy một chiếc gậy tre đem cắm xuống đất và truyền làm một ngôi đền thờ ở đó. Chiếc gậy được cắm xuống đất đột nhiên bén rễ và đâm chồi. Trước hiện tượng “màu nhiệm” này, dân làng bèn dựng ngay một ngôi đền theo mộng báo của nữ chúa. Lúc đầu ngôi đền bé nhỏ, nhưng ngày càng được mở rộng thêm. Sau nhiều lần trùng tu, đền Sòng càng khang trang, đẹp đẽ như ngày nay.
Liễu Hạnh công chúa là tiên nữ giáng trần lần thứ nhất tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào năm Thiên Hựu - đời vua Lê Anh Tông (1557). Rồi nàng lại về trời sau 21 năm ở trần gian. Nàng giáng trần lần thứ 2 vào ngày kỵ thứ 2 của nàng - cũng ở làng An Thái, sau đó lại biến mất. Nàng giáng trần lần thứ 3 cùng với hai thị nữ là Quế Nương và Thị Nương tại Phố Cát (Thạch Thành - Thanh Hóa) vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) và hiển thánh tại Sùng Sơn.

Theo “Truyền kỳ Tân Phả” của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) thì nàng có tên tuổi, quê quán hẳn hoi. Tuy là tiên chúa song về bản chất, hình tượng Liễu Hạnh là người phụ nữ bình thường như mọi người phụ nữ khác. Đó là người con gái nết na, đoan trang, phúc hậu. Nàng là vợ thảo hiền, chung thủy, sống trong hạnh phúc lứa đôi, vẹn nghĩa, trọn tình. Là người mẹ thì yêu thương con hết mực. Khi phải về trời nàng vẫn lưu luyến cuộc đời trần tục thế gian. Trở thành tiên chúa nàng vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Liễu Hạnh thực sự có một cá tính mạnh mẽ. Hình ảnh tiên chúa phải chăng là thể hiện lý tưởng ước mơ giải phóng phụ nữ Việt Nam. Nàng đi mây về gió. Nàng giao du rộng rãi, mở quán bán hàng, xướng họa với các tao nhân mặc khách, làm cho họ kinh ngạc và khâm phục, như cuộc gặp gỡ ly kỳ giữa Quan chánh sứ Phùng Khắc Khoan ở Lạng sơn, với Trạng Bùng và cử nhân họ Lý, họ Ngô ở Hồ Tây Thăng long.
Từ nhiều đời nay nhân dân tìm đến với Liễu Hạnh là tìm đến với đạo Mẫu. Liễu Hạnh công chúa là biểu tượng của ước mơ giải phóng phụ nữ.
Câu đối ở đền Ngọc Hồ (Hà Nội) - một trong những nơi thờ Thánh Mẫu đã phần nào đã nói lên : Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt nam nói chung và người Thanh hoá nói riêng.
“Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có một
Đẹp nhất là tiên hạ giới, cõi nam thiên bất tử hòa tư”.
Cuộc giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa là vùng Phố Cát và lúc hiển Thánh là ở Sùng Sơn. Cho nên xứ Thanh cũng có thể được xem là đất “quý hương” của Tiên chúa!
Huyền thoại về Liễu Hạnh công chúa vẫn còn có sức lay động lòng người, vẫn gieo chất nồng say vào cuộc sống đương đại hôm nay.
Đặng Anh

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC