Truy cập

Hôm nay:
5267
Hôm qua:
4908
Tuần này:
34516
Tháng này:
110576
Tất cả:
8237057

Lễ hội truyền thống đền Cây Vải năm 2023

Sáng 11/3/2023, UBND phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Cây Vải – Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhằm dâng hương và tưởng nhớ Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa đã có công âm phù cho Vua Quang Trung trên đường hành quân ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi. Năm 1993, đền Cây Vải được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Den Cay Vai.jpg


Đền Cây Vải, còn có tên Nôm là Trà Sơn miếu (Thuộc trang Cửa làng Phủ Tống sơn xưa, nay là làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá) tương truyền được khởi dựng vào khoảng năm 1060 thời Lý Thánh Tông (1054-1072), được xây lại vào khoảng năm 1840-1847 thời vua Thiệu Trị Nhà Nguyễn. Đền Cây Vải tọa lạc trong không gian tĩnh lặng, giữa cảnh sơn thủy hữu tình: theo hướng Đông - Tây, sau lưng là giải núi Đồi Ông, phía trước là hồ nước, bên phải phía trước đền có một giếng nước trong vắt không bao giờ cạn, nhân dân quanh vùng quen gọi là giếng Tiên. Đền Cây Vải là nơi thờ phụng Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa - con gái của Động đình Long Vương dưới Thuỷ cung.

Theo ngọc phả Thuỷ Tinh thánh tích đền Cây Vải – dịch gọi là Miếu Trà Sơn nằm trên mảnh đất linh có giếng ngọc, non vàng, phong cảnh bồng lai, thời gian ấy có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần tên nàng là Bạch Ngọc Công Chúa nàng là con gái đầu của vị thần Động đình Quốc Vương, nàng có nhan sắc tuyệt trần hình dung yểu điệu, da trắng như tuyết, tóc sáng như gương, ngón tay nàng như búp măng mùa xuân, mắt nàng biếc như nước hồ mùa thu, thật là hoa ghen thua thắm, ngọc lành kém xa. Nàng thường đi đến những nơi Sơn kỳ,Thuỷ tú như Núi Nam Long - Hồ Tây- Hà Nội, Đồi ngang – Ninh Bình….đi đến đâu nàng làm quán rượu để đón mời khách, dùng nem cá kình, thịt lân, bàn chân châu, chén ngọc, thức ăn ngon, rượu tiên tửu trần gian đâu có. Khách vãng lai trong thiên hạ không ít người kính trọng giữ lễ độ thì được may mắn gặp hạnh phúc, người nào dùng lời đùa cợt lả lơi thì bị trừng phạt thích đáng, người nào biết dùng lễ vật thì được ban phúc lộc. Người dân lập đền, khói hương thờ phụng để ghi ân công đức giúp vua giúp nước cứu dân của Tiên nữ
Đến thời nhà Lý, vào đầu thế kỷ XI, Vua Thánh Tông lên ngôi (năm 1054) thiên hạ thái bình nhân dân vui sướng được 5 năm, đến năm 1059 bỗng nhiên có giặc Đồ Bàn (Chiêm Thành) xâm lấn bờ cõi nước ta, chúng là mọi rợ độc ác, thế giặc tung hoành, vua Thánh Tông sai các tướng mang quân đi dẹp loạn, nhưng không dẹp nổi. Nhà vua tức giận thân chinh cầm quân cùng tướng, sỹ lên đường tiễu trừ quân xâm lấn bờ cõi. Khi quân của Nhà Vua về đến Điệp Sơn giữa một buổi chiều mùa đông gió thổi hiu hiu, chim ca vượn hót bỗng thấy tòa tửu lâu lúc ẩn lúc hiện trong cảnh rừng rậm núi non. Một người con gái xinh đẹp xuất hiện bên xe của nhà vua nhẹ nhàng nói “ Ta là nữ thần trông coi vùng này biết nhà Vua cầm quân dẹp giặc ngoại xâm, ta sai hai tướng là Sơn Tiên và Thủy tiền phò Vua giúp nước , đồng thời khuyên nhà vua nhanh chóng đi đường tắt nhanh chóng tiến vào sào huyệt của quân Đồ Bàn thì chẳng mấy chốc mà thắng”. Nhà vua y theo lời của Nữ Thần nhanh chóng xuất quân. Quả nhiên chỉ trong mấy ngày đã đánh tan quân giặc bắt sống vua Đồ Bàn đóng cũi đưa về nước.

Chiến thắng trở về qua vùng Điệp Sơn, Vua Lý Thánh Tông nhớ công lao của nữ thần vùng này đã âm phù, dương trợ cho Nhà vua chiến thắng, liền đặt bút son phong tặng: “Trấn trạch động đình Hồ trung Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh Công Chúa trợ quốc tối linh thượng đẳng thần” và cấp cho bản ấp năm trăm lạng bạc và 1 khu ruộng 30 mẫu để sửa sang lại miếu thiêng và bốn mùa cúng tế. Đến triều vua Thành Thái (1902) triều đình sắc phong “ Trấn trạch Hồ Trung Tiên Nữ Ngọc Thuỷ Tinh Công Chúa”; đến năm 1917 phong tặng sắc vân cho 2 vị công chúa thêm mỹ tự là “Chinh Uyển dực bảo trọng hưng tôn thần”

Cuối thế kỷ XVIII vào khoảng năm 1788 có Phúc Thần Hoàng Đế tức là Nguyễn Huệ đem đại quân ra Bắc hội quân cùng các tướng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở bàn kế sách tiến quân tiêu diệt quân Thanh xâm lược. Trong những ngày hội quân ở vùng Tam Điệp, vua Quang Trung được Thần Trà Sơn miếu báo mộng phải gấp rút chỉ huy đại quân thần tốc tiến ra Bắc Hà vào đêm 30 Tết mới mong nhanh chóng đánh tan quân Thanh. Quả nhiên như báo mộng, Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ - Quang Trung, 5 cánh quân thần tốc tiến ra Thăng Long. Chỉ trong 5 ngày đại quân Tây Sơn đã đánh tan và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược giải phóng Thăng Long. Lúc khải hoàn trở về qua vùng Trà Sơn miếu nhà vua không quên giấc mộng đó và đã phong tặng đôi câu đối: “Ân ba, mặc tướng thiên tiên nữ / Sắc mệnh bao phong thế phúc thần”. Câu đối hiện nay vẫn đang được lưu giữ tại bản đền Cây Vải.

Dang huong DCV.png
Lễ dâng hương tại Đền Cây Vải.

Về với Lễ Hội Đền Cây Vải chúng ta một lần nữa ghi nhớ công lao của Tướng quân Nguyễn Thiện người đã có công lập trang Cửa Đồi (nay là làng Nghĩa Môn) để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ cách đây 234 năm đã dừng chân tại đây để cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở chiêu mộ binh lính, tập kết quân lương, luyện tập nghĩa sỹ để luận bàn kế sách trước khi hành quân ra giải phóng Thăng Long.

Để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của các di tích trên địa bàn Phường Lam Sơn. Trong đó Di tích quốc gia đền Cây Vải là nơi thờ phụng các vị thiên thần và nhân thần. Di tích Đồi Ông nơi có miếu thờ tướng quân Ngô Văn Sở – Một đại tướng tài ba của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Đền Cây Vải được khởi công xây dựng thời Lý, đến thời nhà Nguyễn thì được trùng tu tôn tạo.Trải qua thời gian đến nay dấu tích của đền thờ cũng đã bị xuống cấp nhiều, chỉ còn ở phần hậu cung được giữ gìn khá nguyên vẹn. Đặc biệt, lễ hội đền Cây Vải diễn ra vào ngày 20 tháng 2 âm lịch là lễ hội thành hoàng làng đã thu hút đông đảo các dòng họ, con cháu, du khách thập phương về dâng hương, vãn cảnh. Bên cạnh đó hàng năm cứ đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, chính quyền và nhân dân làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn và quanh vùng lại long trọng tổ chức lễ hội để tôn vinh công lao của Tiên nữ Ngọc Thủy Tinh công chúa”.

TH

Lễ hội truyền thống đền Cây Vải năm 2023

Sáng 11/3/2023, UBND phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Cây Vải – Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhằm dâng hương và tưởng nhớ Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa đã có công âm phù cho Vua Quang Trung trên đường hành quân ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi. Năm 1993, đền Cây Vải được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Den Cay Vai.jpg


Đền Cây Vải, còn có tên Nôm là Trà Sơn miếu (Thuộc trang Cửa làng Phủ Tống sơn xưa, nay là làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá) tương truyền được khởi dựng vào khoảng năm 1060 thời Lý Thánh Tông (1054-1072), được xây lại vào khoảng năm 1840-1847 thời vua Thiệu Trị Nhà Nguyễn. Đền Cây Vải tọa lạc trong không gian tĩnh lặng, giữa cảnh sơn thủy hữu tình: theo hướng Đông - Tây, sau lưng là giải núi Đồi Ông, phía trước là hồ nước, bên phải phía trước đền có một giếng nước trong vắt không bao giờ cạn, nhân dân quanh vùng quen gọi là giếng Tiên. Đền Cây Vải là nơi thờ phụng Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh công chúa - con gái của Động đình Long Vương dưới Thuỷ cung.

Theo ngọc phả Thuỷ Tinh thánh tích đền Cây Vải – dịch gọi là Miếu Trà Sơn nằm trên mảnh đất linh có giếng ngọc, non vàng, phong cảnh bồng lai, thời gian ấy có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần tên nàng là Bạch Ngọc Công Chúa nàng là con gái đầu của vị thần Động đình Quốc Vương, nàng có nhan sắc tuyệt trần hình dung yểu điệu, da trắng như tuyết, tóc sáng như gương, ngón tay nàng như búp măng mùa xuân, mắt nàng biếc như nước hồ mùa thu, thật là hoa ghen thua thắm, ngọc lành kém xa. Nàng thường đi đến những nơi Sơn kỳ,Thuỷ tú như Núi Nam Long - Hồ Tây- Hà Nội, Đồi ngang – Ninh Bình….đi đến đâu nàng làm quán rượu để đón mời khách, dùng nem cá kình, thịt lân, bàn chân châu, chén ngọc, thức ăn ngon, rượu tiên tửu trần gian đâu có. Khách vãng lai trong thiên hạ không ít người kính trọng giữ lễ độ thì được may mắn gặp hạnh phúc, người nào dùng lời đùa cợt lả lơi thì bị trừng phạt thích đáng, người nào biết dùng lễ vật thì được ban phúc lộc. Người dân lập đền, khói hương thờ phụng để ghi ân công đức giúp vua giúp nước cứu dân của Tiên nữ
Đến thời nhà Lý, vào đầu thế kỷ XI, Vua Thánh Tông lên ngôi (năm 1054) thiên hạ thái bình nhân dân vui sướng được 5 năm, đến năm 1059 bỗng nhiên có giặc Đồ Bàn (Chiêm Thành) xâm lấn bờ cõi nước ta, chúng là mọi rợ độc ác, thế giặc tung hoành, vua Thánh Tông sai các tướng mang quân đi dẹp loạn, nhưng không dẹp nổi. Nhà vua tức giận thân chinh cầm quân cùng tướng, sỹ lên đường tiễu trừ quân xâm lấn bờ cõi. Khi quân của Nhà Vua về đến Điệp Sơn giữa một buổi chiều mùa đông gió thổi hiu hiu, chim ca vượn hót bỗng thấy tòa tửu lâu lúc ẩn lúc hiện trong cảnh rừng rậm núi non. Một người con gái xinh đẹp xuất hiện bên xe của nhà vua nhẹ nhàng nói “ Ta là nữ thần trông coi vùng này biết nhà Vua cầm quân dẹp giặc ngoại xâm, ta sai hai tướng là Sơn Tiên và Thủy tiền phò Vua giúp nước , đồng thời khuyên nhà vua nhanh chóng đi đường tắt nhanh chóng tiến vào sào huyệt của quân Đồ Bàn thì chẳng mấy chốc mà thắng”. Nhà vua y theo lời của Nữ Thần nhanh chóng xuất quân. Quả nhiên chỉ trong mấy ngày đã đánh tan quân giặc bắt sống vua Đồ Bàn đóng cũi đưa về nước.

Chiến thắng trở về qua vùng Điệp Sơn, Vua Lý Thánh Tông nhớ công lao của nữ thần vùng này đã âm phù, dương trợ cho Nhà vua chiến thắng, liền đặt bút son phong tặng: “Trấn trạch động đình Hồ trung Tiên nữ Ngọc Thuỷ Tinh Công Chúa trợ quốc tối linh thượng đẳng thần” và cấp cho bản ấp năm trăm lạng bạc và 1 khu ruộng 30 mẫu để sửa sang lại miếu thiêng và bốn mùa cúng tế. Đến triều vua Thành Thái (1902) triều đình sắc phong “ Trấn trạch Hồ Trung Tiên Nữ Ngọc Thuỷ Tinh Công Chúa”; đến năm 1917 phong tặng sắc vân cho 2 vị công chúa thêm mỹ tự là “Chinh Uyển dực bảo trọng hưng tôn thần”

Cuối thế kỷ XVIII vào khoảng năm 1788 có Phúc Thần Hoàng Đế tức là Nguyễn Huệ đem đại quân ra Bắc hội quân cùng các tướng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở bàn kế sách tiến quân tiêu diệt quân Thanh xâm lược. Trong những ngày hội quân ở vùng Tam Điệp, vua Quang Trung được Thần Trà Sơn miếu báo mộng phải gấp rút chỉ huy đại quân thần tốc tiến ra Bắc Hà vào đêm 30 Tết mới mong nhanh chóng đánh tan quân Thanh. Quả nhiên như báo mộng, Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ - Quang Trung, 5 cánh quân thần tốc tiến ra Thăng Long. Chỉ trong 5 ngày đại quân Tây Sơn đã đánh tan và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược giải phóng Thăng Long. Lúc khải hoàn trở về qua vùng Trà Sơn miếu nhà vua không quên giấc mộng đó và đã phong tặng đôi câu đối: “Ân ba, mặc tướng thiên tiên nữ / Sắc mệnh bao phong thế phúc thần”. Câu đối hiện nay vẫn đang được lưu giữ tại bản đền Cây Vải.

Dang huong DCV.png
Lễ dâng hương tại Đền Cây Vải.

Về với Lễ Hội Đền Cây Vải chúng ta một lần nữa ghi nhớ công lao của Tướng quân Nguyễn Thiện người đã có công lập trang Cửa Đồi (nay là làng Nghĩa Môn) để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ cách đây 234 năm đã dừng chân tại đây để cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở chiêu mộ binh lính, tập kết quân lương, luyện tập nghĩa sỹ để luận bàn kế sách trước khi hành quân ra giải phóng Thăng Long.

Để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của các di tích trên địa bàn Phường Lam Sơn. Trong đó Di tích quốc gia đền Cây Vải là nơi thờ phụng các vị thiên thần và nhân thần. Di tích Đồi Ông nơi có miếu thờ tướng quân Ngô Văn Sở – Một đại tướng tài ba của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Đền Cây Vải được khởi công xây dựng thời Lý, đến thời nhà Nguyễn thì được trùng tu tôn tạo.Trải qua thời gian đến nay dấu tích của đền thờ cũng đã bị xuống cấp nhiều, chỉ còn ở phần hậu cung được giữ gìn khá nguyên vẹn. Đặc biệt, lễ hội đền Cây Vải diễn ra vào ngày 20 tháng 2 âm lịch là lễ hội thành hoàng làng đã thu hút đông đảo các dòng họ, con cháu, du khách thập phương về dâng hương, vãn cảnh. Bên cạnh đó hàng năm cứ đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, chính quyền và nhân dân làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn và quanh vùng lại long trọng tổ chức lễ hội để tôn vinh công lao của Tiên nữ Ngọc Thủy Tinh công chúa”.

TH

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC