Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội làm phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Trên địa bàn thị xã, hiện nay facebook và zalo là hai mạng xã hội được đông đảo người dân sử dụng nhất. Đối tượng sử dụng rất đa dạng, không có sự giới hạn về tuổi tác hay địa vị xã hội. Với những tính năng vượt trội, mạng xã hội đã góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, song cũng mang đến không ít những điều phiền toái.
Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Trong quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số người sử dụng mạng xã hội thuộc các lứa tuổi và ngành nghề khác nhau về những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho họ. Với chị Trương Thị Thương – chủ cơ sở sản xuất đậu phụ Thương Thi, chị sử dụng Facebook chủ yếu để quảng bá sản phẩm. Ngày nào cũng vậy, cứ vào một khung giờ nhất định, chị lại cập nhật trên trang cá nhân những hình ảnh mới nhất về sản phẩm do chính mình làm ra. Những hình ảnh ấy đã tạo được sự chú ý của khách hàng – kể cả với những người không quen biết chị, họ tìm đến dùng thử và dần dần trở thành khách hàng thân thiết. Nhờ vậy mà chỉ vài tháng sau khai trương, cơ sở SXKD đậu phụ của chị đã có lượng khách ổn định, hoạt động hiệu quả.
Còn đối với bà Trương Thị Doanh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Bỉm Sơn, mạng xã hội như một chất kết dính giúp người với người xích lại gần nhau hơn. Bà chia sẻ: Facebook và Zalo không chỉ là giúp bà liên lạc với con cái đang làm ăn xa một cách thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm, mà còn là phương tiện giúp hoạt động của CLB thiện nguyện hoạt động hiệu quả. Mỗi khi có địa chỉ khó khăn cần trợ giúp khẩn cấp, bà nhanh chóng chia sẻ thông tin trên trang facebook của CLB và ngay lập tức đã làm lay động tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm ở khắp mọi miền đất nước, thậm chí cả kiều bào nước ngoài.
Với những người sản xuất – kinh doanh và làm công tác xã hội, mạng xã hội giúp họ hoạt động hiệu quả hơn. Còn với công chức, viên chức nhà nước, mạng xã hội có giúp ích gì họ trong công việc không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tìm gặp bác sĩ Phạm Thị Thúy – Trạm trưởng Trạm y tế phường Lam Sơn. Bà cho biết, bà sử dụng cả facebook và zalo để tư vấn cho người dân về chăm sóc sức khỏe, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi tiêm chủng. Nhờ đó, công tác truyền thông tư vấn – chăm sóc sức khỏe của Trạm y tế phường Lam Sơn luôn đạt kết quả khả quan.
Lợi ích là thế, song không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Như “Một chất gây nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “cuộc sống ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều người lãng phí thời gian mà sao nhãng công việc, hạn chế giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm cảm do “nghiện mạng xã hội”. Với tư cách là một người dùng facebook và là cán bộ công chức nhà nước, theo bác sĩ Phạm Thị Thúy – Trạm trưởng Trạm y tế phường Lam Sơn nhận định: Những mặt trái có thể dễ dàng nhận thấy của mạng xã hội đó là nhiều đối tượng tội phạm lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và đưa những thông tin không chính xác, làm sai lệnh đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, kích động người dân vi phạm pháp luật.
Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người.Như con dao hai lưỡi, mạng xã hội có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại con người nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy mỗi người dùng hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng và trong cuộc sống.
Hà NghĩaTin cùng chuyên mục
-
Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội
-
Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.
-
Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch
-
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội làm phương tiện kết nối đã và đang trở thành xu thế tất yếu. Trên địa bàn thị xã, hiện nay facebook và zalo là hai mạng xã hội được đông đảo người dân sử dụng nhất. Đối tượng sử dụng rất đa dạng, không có sự giới hạn về tuổi tác hay địa vị xã hội. Với những tính năng vượt trội, mạng xã hội đã góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, song cũng mang đến không ít những điều phiền toái.
Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Trong quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số người sử dụng mạng xã hội thuộc các lứa tuổi và ngành nghề khác nhau về những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho họ. Với chị Trương Thị Thương – chủ cơ sở sản xuất đậu phụ Thương Thi, chị sử dụng Facebook chủ yếu để quảng bá sản phẩm. Ngày nào cũng vậy, cứ vào một khung giờ nhất định, chị lại cập nhật trên trang cá nhân những hình ảnh mới nhất về sản phẩm do chính mình làm ra. Những hình ảnh ấy đã tạo được sự chú ý của khách hàng – kể cả với những người không quen biết chị, họ tìm đến dùng thử và dần dần trở thành khách hàng thân thiết. Nhờ vậy mà chỉ vài tháng sau khai trương, cơ sở SXKD đậu phụ của chị đã có lượng khách ổn định, hoạt động hiệu quả.
Còn đối với bà Trương Thị Doanh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Bỉm Sơn, mạng xã hội như một chất kết dính giúp người với người xích lại gần nhau hơn. Bà chia sẻ: Facebook và Zalo không chỉ là giúp bà liên lạc với con cái đang làm ăn xa một cách thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm, mà còn là phương tiện giúp hoạt động của CLB thiện nguyện hoạt động hiệu quả. Mỗi khi có địa chỉ khó khăn cần trợ giúp khẩn cấp, bà nhanh chóng chia sẻ thông tin trên trang facebook của CLB và ngay lập tức đã làm lay động tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm ở khắp mọi miền đất nước, thậm chí cả kiều bào nước ngoài.
Với những người sản xuất – kinh doanh và làm công tác xã hội, mạng xã hội giúp họ hoạt động hiệu quả hơn. Còn với công chức, viên chức nhà nước, mạng xã hội có giúp ích gì họ trong công việc không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tìm gặp bác sĩ Phạm Thị Thúy – Trạm trưởng Trạm y tế phường Lam Sơn. Bà cho biết, bà sử dụng cả facebook và zalo để tư vấn cho người dân về chăm sóc sức khỏe, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi tiêm chủng. Nhờ đó, công tác truyền thông tư vấn – chăm sóc sức khỏe của Trạm y tế phường Lam Sơn luôn đạt kết quả khả quan.
Lợi ích là thế, song không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Như “Một chất gây nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “cuộc sống ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều người lãng phí thời gian mà sao nhãng công việc, hạn chế giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm cảm do “nghiện mạng xã hội”. Với tư cách là một người dùng facebook và là cán bộ công chức nhà nước, theo bác sĩ Phạm Thị Thúy – Trạm trưởng Trạm y tế phường Lam Sơn nhận định: Những mặt trái có thể dễ dàng nhận thấy của mạng xã hội đó là nhiều đối tượng tội phạm lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân và đưa những thông tin không chính xác, làm sai lệnh đường lối lãnh đạo của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, kích động người dân vi phạm pháp luật.
Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người.Như con dao hai lưỡi, mạng xã hội có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại con người nếu như sử dụng không đúng cách. Vì vậy mỗi người dùng hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng và trong cuộc sống.
Hà Nghĩa