Truy cập

Hôm nay:
4464
Hôm qua:
4316
Tuần này:
13527
Tháng này:
354339
Tất cả:
8636793

Luật An ninh mạng: Công cụ bảo vệ người dân khỏi thông tin xấu

An ninh mạng thực sự đã trở thành một cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Cuộc chiến này đòi hỏi mỗi công dân sử dụng internet phải trở thành người lính chuyên nghiệp để phòng, chống hữu hiệu các cuộc tấn công. Vì vậy, cần phải phổ cập những phương thức cơ bản về bảo đảm an ninh mạng đến mọi công dân.

ATTTM.jpg


Luật An ninh mạng có những quy định nhằm bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu, độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2019.

Những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các vi phạm pháp luật trên không gian mạng, gây bức xúc trong xã hội.Đó là các hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo, chống nhà nước. Bên cạnh đó, còn có hoạt động gián điệp mạng đánh cắp bí mật nhà nước, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự an toàn xã hội mà nổi lên là các hoạt động lừa đảo, trộm cắp, cờ bạc, cá độ, mại dâm qua mạng, lấy cắp thông tin cá nhân, vu khống, làm nhục người khác và cao hơn nữa là việc tấn công mạng, chiếm quyền điều khiển, khủng bố mạng, chiến tranh mạng.

Tuy nhiên, việc xử lý những trường hợp này rất bị động, lúng túng và hiệu quả không cao vì chưa có một hành lang pháp lý quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng và cũng chưa có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh để có thể xử lý một cách có hiệu quả những hành vi vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Theo báo cáo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2017, các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã phải hứng chịu khoảng 15.000 cuộc tấn công mạng, gồm khoảng 3.000 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 6.500 cuộc tấn công cài phần mềm độc hại (Malware) và 4.500 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface).

Trong đó, số cuộc tấn công vào hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước có tên miền “.gov.vn” cũng lên tới hàng trăm. Trong 5 tháng đầu năm 2018 đã ghi nhận 4.035 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, riêng tháng 2 và 3 có tới hơn 1.500 vụ tấn công mạng. Lỗ hổng mất an toàn ngày càng gia tăng, khoảng hơn 300%/năm khiến nguy cơ an toàn thông tin mạng đang gia tăng nhanh chóng khi bước vào Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, kể cả khi Luật An toàn thông tin mạng được ban hành (2015), chưa có một văn bản Luật nào quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, các hệ thống này chưa được bảo vệ tương xứng. Vì vậy, việc ban hành Luật An ninh mạng là rất cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, Luật quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật bao gồm phòng ngừa, xử lý thông tin trên mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên mạng;...

“Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng,”. Hiện nay,dữ liệu người dùng ở Việt Nam trên mạng đã và đang bị sử dụng tràn lan, với mục đích lợi nhuận mà nhà nước chưa có đủ hành lang pháp lý để quản lý. Thậm chí, dữ liệu đã bị sử dụng vào các âm mưu chính trị hoặc vi phạm pháp luật. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của Việt Nam trên mạng, Luật quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên không gian mạng có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người dùng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam.

Thực tế là người dân Việt Nam ngày càng phụ thuộcvào mạng xã hộinước ngoài. Đây là vấn đề toàn cầu mà nhiều nước quan tâm, không chỉ riêng Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Namcó tham vọng xây dựng mạng xã hội cạnh tranhvớiFacebookhay công cụ tìm kiếm cạnh tranhGoogle, nhưng do tiềm lực tài chính có hạn nên gặp nhiều trở ngại.
Thiết kế và xây dựng mạng xã hội riêng là một chính sách mà các nước lớn như Nga, Trung Quốc đang tiến hành. Theo đó, Chính phủ Nga, Trung Quốc đã dùng một số biện pháp ngăn chặn và hạn chế việc sử dụng mạng xã hội từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện tối đa để công dân sử dụng mạng xã hội do doanh nghiệp trong nước cung cấp. Việt Nam là một quốc gia hiện có 50,1 triệu người sử dụng internet và con số này tiếp tục tăng. Những hạn chế khi người dân phụ thuộc vào mạng xã hội của nước ngoài, tình trạng lộ lọt bí mật quốc gia, hoạt động phá hoại của các phần tử, thế lực thù địch cũng như mức độ trốn thuế và thiếu hợp tác của các tập đoàn công nghệ toàn cầu thúc đẩy chúng ta nên xây dựng mạng xã hội củaViệt Nam. Để doanh nghiệp Việt Namphát triển mạng xã hội cạnh tranhtoàn cầu thì chính sách phải đồng bộ, ưu tiên giảm thuế, phí, phát triển nội dung sốđể hình thành hệ sinh thái số lớn mạnh. Công việc này cần có sự chung tay của 4 nhà: Nhà cung cấp hạ tầng viễn thông - nhà mạng xã hội - nhà quảng cáo và nhà phát triển nội dung trong nước thì mới hy vọng xây dựng hệ thống sinh thái số Việt Nam.

Theo báo điện tửVTV.vn,mạng xã hộiZalocủa Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm ra đời và hiện nay đã có hơn 80 triệu người dùng trên toàn thế giới. Nếu so với "đế chế"Facebookcó hơn 1,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới thì rõ ràngZalocòn là một mạng xã hội nhỏ bé. Nhưng thành công bước đầu củaZalo,cũng như thành công của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài là những tín hiệu cho thấy, các doanh nghiệp công nghệ thông tin của chúng ta hoàn toàn có thể bước ra biển lớn thành công.

Đó cũng là tín hiệu để mỗi công dân Việt Nam tự tin xây dựng một "thế trận chiến tranh nhân dân trên mạng" - một vấn đề có ý nghĩa sống còn để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Phùng Thu (TH)

Luật An ninh mạng: Công cụ bảo vệ người dân khỏi thông tin xấu

An ninh mạng thực sự đã trở thành một cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Cuộc chiến này đòi hỏi mỗi công dân sử dụng internet phải trở thành người lính chuyên nghiệp để phòng, chống hữu hiệu các cuộc tấn công. Vì vậy, cần phải phổ cập những phương thức cơ bản về bảo đảm an ninh mạng đến mọi công dân.

ATTTM.jpg


Luật An ninh mạng có những quy định nhằm bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu, độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2019.

Những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các vi phạm pháp luật trên không gian mạng, gây bức xúc trong xã hội.Đó là các hoạt động lợi dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo, chống nhà nước. Bên cạnh đó, còn có hoạt động gián điệp mạng đánh cắp bí mật nhà nước, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự an toàn xã hội mà nổi lên là các hoạt động lừa đảo, trộm cắp, cờ bạc, cá độ, mại dâm qua mạng, lấy cắp thông tin cá nhân, vu khống, làm nhục người khác và cao hơn nữa là việc tấn công mạng, chiếm quyền điều khiển, khủng bố mạng, chiến tranh mạng.

Tuy nhiên, việc xử lý những trường hợp này rất bị động, lúng túng và hiệu quả không cao vì chưa có một hành lang pháp lý quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng về các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng và cũng chưa có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh để có thể xử lý một cách có hiệu quả những hành vi vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Theo báo cáo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2017, các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã phải hứng chịu khoảng 15.000 cuộc tấn công mạng, gồm khoảng 3.000 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 6.500 cuộc tấn công cài phần mềm độc hại (Malware) và 4.500 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface).

Trong đó, số cuộc tấn công vào hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước có tên miền “.gov.vn” cũng lên tới hàng trăm. Trong 5 tháng đầu năm 2018 đã ghi nhận 4.035 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, riêng tháng 2 và 3 có tới hơn 1.500 vụ tấn công mạng. Lỗ hổng mất an toàn ngày càng gia tăng, khoảng hơn 300%/năm khiến nguy cơ an toàn thông tin mạng đang gia tăng nhanh chóng khi bước vào Cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, kể cả khi Luật An toàn thông tin mạng được ban hành (2015), chưa có một văn bản Luật nào quy định về hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, các hệ thống này chưa được bảo vệ tương xứng. Vì vậy, việc ban hành Luật An ninh mạng là rất cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng, Luật quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ các nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật bao gồm phòng ngừa, xử lý thông tin trên mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên mạng;...

“Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng,”. Hiện nay,dữ liệu người dùng ở Việt Nam trên mạng đã và đang bị sử dụng tràn lan, với mục đích lợi nhuận mà nhà nước chưa có đủ hành lang pháp lý để quản lý. Thậm chí, dữ liệu đã bị sử dụng vào các âm mưu chính trị hoặc vi phạm pháp luật. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của Việt Nam trên mạng, Luật quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên không gian mạng có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người dùng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam.

Thực tế là người dân Việt Nam ngày càng phụ thuộcvào mạng xã hộinước ngoài. Đây là vấn đề toàn cầu mà nhiều nước quan tâm, không chỉ riêng Việt Nam. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Namcó tham vọng xây dựng mạng xã hội cạnh tranhvớiFacebookhay công cụ tìm kiếm cạnh tranhGoogle, nhưng do tiềm lực tài chính có hạn nên gặp nhiều trở ngại.
Thiết kế và xây dựng mạng xã hội riêng là một chính sách mà các nước lớn như Nga, Trung Quốc đang tiến hành. Theo đó, Chính phủ Nga, Trung Quốc đã dùng một số biện pháp ngăn chặn và hạn chế việc sử dụng mạng xã hội từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện tối đa để công dân sử dụng mạng xã hội do doanh nghiệp trong nước cung cấp. Việt Nam là một quốc gia hiện có 50,1 triệu người sử dụng internet và con số này tiếp tục tăng. Những hạn chế khi người dân phụ thuộc vào mạng xã hội của nước ngoài, tình trạng lộ lọt bí mật quốc gia, hoạt động phá hoại của các phần tử, thế lực thù địch cũng như mức độ trốn thuế và thiếu hợp tác của các tập đoàn công nghệ toàn cầu thúc đẩy chúng ta nên xây dựng mạng xã hội củaViệt Nam. Để doanh nghiệp Việt Namphát triển mạng xã hội cạnh tranhtoàn cầu thì chính sách phải đồng bộ, ưu tiên giảm thuế, phí, phát triển nội dung sốđể hình thành hệ sinh thái số lớn mạnh. Công việc này cần có sự chung tay của 4 nhà: Nhà cung cấp hạ tầng viễn thông - nhà mạng xã hội - nhà quảng cáo và nhà phát triển nội dung trong nước thì mới hy vọng xây dựng hệ thống sinh thái số Việt Nam.

Theo báo điện tửVTV.vn,mạng xã hộiZalocủa Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm ra đời và hiện nay đã có hơn 80 triệu người dùng trên toàn thế giới. Nếu so với "đế chế"Facebookcó hơn 1,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới thì rõ ràngZalocòn là một mạng xã hội nhỏ bé. Nhưng thành công bước đầu củaZalo,cũng như thành công của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài là những tín hiệu cho thấy, các doanh nghiệp công nghệ thông tin của chúng ta hoàn toàn có thể bước ra biển lớn thành công.

Đó cũng là tín hiệu để mỗi công dân Việt Nam tự tin xây dựng một "thế trận chiến tranh nhân dân trên mạng" - một vấn đề có ý nghĩa sống còn để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Phùng Thu (TH)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC