Truy cập

Hôm nay:
315
Hôm qua:
4862
Tuần này:
9568
Tháng này:
9568
Tất cả:
8292022

Tác nghiệp trong mùa dịch...

Chưa khi nào thế giới trải qua một đại dịch có độ “phủ sóng” rộng khắp và sức “tàn phá” ghê gớm như COVID-19. Sự hiện hữu của nó không cho phép quốc gia nào đứng ngoài cuộc và Việt Nam đã xác định “chống dịch như chống giặc”. Với tinh thần và quyết tâm ấy, mỗi cá nhân, mỗi công dân có trách nhiệm đều phải góp một phần sức lực của mình nhằm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh!

Tac nghiep.jpg


Khi dịch bệnh xảy ra, đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế được xem là “mũi giáp công” tiên phong; thì những nhà báo, phóng viên cũng được xem là một lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch. Đặc biệt, những phóng viên tác nghiệp trực tiếp tại các ổ dịch, khu cách ly, bệnh viện, thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Cho nên, tác nghiệp trong mùa dịch chưa bao giờ là dễ dàng, thậm chí đầy khó khăn và hiểm nguy. Áp lực tin bài nhanh, chính xác, đi kèm với nguy cơ bị lây nhiễm lúc nào cũng thường trực. Song, với bản năng nghề nghiệp, mong muốn có được tin tức mới nhất về diễn biến của dịch bệnh, cảnh báo, định hướng dư luận xã hội... đã luôn thôi thúc chúng tôi dấn thân.

Còn nhớ, chiều 30 Tết Canh Tý 2020 (ngày 24-1-2020), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận nữ bệnh nhân N.T.Tr., 25 tuổi, quê xã Định Hòa, huyện Yên Định (ca bệnh có tiền sử dịch tễ về từ TP Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc - nơi tâm dịch COVID-19 tại Trung Quốc khi đó), có biểu hiện sốt cao, ho, khó thở. Bệnh nhân đã được thực hiện biện pháp cách ly, theo dõi và lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, đến ngày 30-1 (tức mùng 6 Tết Canh Tý), có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 – đây là ca bệnh đầu tiên trên địa bàn tỉnh và là tỉnh thứ 2 của cả nước bước vào cuộc chiến với dịch COVID-19. Ngay sau khi nhận được thông tin ca bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các ban, ngành liên quan tổ chức điều tra truy vết, giám sát, cách ly các trường hợp nguy cơ có yếu tố liên quan đến ca bệnh. Lúc này, “cuộc chiến” chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn mới, đầy thách thức.

Là phóng viên phụ trách mảng y tế, “xung trận” tác nghiệp từ những ngày đầu chống dịch, tôi đã phản ánh kịp thời, khách quan, chân thực, đi thẳng vào những vấn đề mà bạn đọc quan tâm. Trong bối cảnh dịch bệnh mới, có những thông tin thiếu chính xác, gây hoang mang dư luận và người dân về tình hình dịch bệnh, với lợi thế là có nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác từ các ngành chức năng trong tỉnh, tôi đã thu thập, truyền tải các chi tiết liên quan công tác phòng, chống dịch tại thực tế, dẫn lời cơ quan chức năng để đưa tin, bài chính xác, nhanh nhất, hiệu quả nhất để người dân hiểu, tránh tâm lý hoảng loạn không đáng có, góp phần định hướng dư luận xã hội.

Tác nghiệp trong mùa dịch, luôn là nỗi lo thường trực về nguy cơ lây nhiễm. Thông thường, những khu vực nhạy cảm về dịch bệnh, ngoài lực lượng làm nhiệm vụ, không ai muốn tiếp xúc gần thì những phóng viên như chúng tôi lại “xông vào”. Có thể có đầy đủ điều kiện an toàn, đủ trang bị bảo hộ nhưng nguy cơ vẫn có thể xảy bất cứ khi nào và bất kỳ ai. Khi tác nghiệp, được khuyến cáo, việc lây nhiễm rất khó lường, không thể chủ quan, lơ là, phóng viên không nên tiếp xúc quá gần với người cách ly, tuyệt đối không được trực tiếp sờ, chạm vào những bề mặt từ vách tường đến giường chiếu hay các vật dụng trong khu cách ly, phải thường xuyên đeo găng tay, mặt nạ, khẩu trang y tế, mặc trang phục phòng hộ lao động cẩn thận khi tác nghiệp. Khi được “khuyến cáo” như thế, chúng tôi cũng sợ, cũng lo lắng. Không lo cho bản thân thì cũng lo cho gia đình, người thân, bởi nếu bị nhiễm bệnh, đồng nghĩa cả gia đình có nguy cơ lây nhiễm, cả khu phố phải cách ly.

Và kỷ niệm khó quên nhất với tôi, đó là khi cùng đội điều tra dịch tễ của CDC Thanh Hóa đi điều tra, lấy mẫu các trường hợp du học sinh, lao động trở về từ châu Âu cách ly tại Sư đoàn 390 (đóng tại thị xã Bỉm Sơn). Tại thời điểm đó, ở châu Âu (Ý, Anh,...) và Mỹ đang là điểm nóng của dịch COVID-19. Hơn 400 trường hợp cách ly đều về từ châu Âu. Ngay sau khi có một ca, hai ca, rồi ba ca dương tính với SARS-CoV-2, chúng tôi cảm thấy lo lắng không biết sự phơi nhiễm đối với bản thân ở mức độ nào dù trong quá trình tác nghiệp đã được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, giữ khoảng cách an toàn. Những ngày sau, chỉ mong sao trong người đừng có triệu chứng lạ, không bị ho hay nóng sốt...

Nhưng rồi, với sự lăn xả của các cán bộ, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch, những thông tin, những hình ảnh sinh động về sự hy sinh của cán bộ y tế chăm sóc cho bệnh nhân, các kíp làm việc xuyên đêm, kéo dài hàng chục giờ đồng hồ, những bữa ăn vội, những giấc ngủ chập chờn trong góc phòng làm việc... Đâu đâu cũng là những chất liệu sống động cho bài viết với mồ hôi, gian khổ và hy sinh của lực lượng tuyến đầu chống dịch lại thôi thúc tôi. Hết ngày này đến ngày khác, trực tiếp tác nghiệp ở các điểm nóng, khu cách ly, bệnh viện, khu phong tỏa, đồng hành cùng cán bộ y tế, sâu sát cơ sở, nắm địa bàn, để thông tin chính xác, khách quan, nhanh chóng về tình hình dịch bệnh, các biện pháp chỉ đạo, các giải pháp của các ngành chức năng...

Những ngày cuối tháng 4, khi làn sóng dịch thứ tư xâm nhập vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cả hệ thống chính trị bước sang giai đoạn cao điểm chống dịch mới. Đó là những ngày đi sớm về khuya, từ các cuộc họp, đến việc đi thực tế với lãnh đạo tỉnh, ngành y tế trong những lần kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch ở các địa phương. Vừa chụp ảnh, vừa nghe, vừa gõ, lúc nào hoàn thành tin, bài, nhập vào quản trị mới thở phào nhẹ nhõm. Có hôm, để đáp ứng nhanh, kịp thời thông tin chỉ đạo của tỉnh, ngành chức năng, người mệt lả, làm việc cho đến khuya, thậm chí đến 2, 3 giờ sáng, mắt cay xè, nhưng hôm sau khi có thông tin mới lại tiếp tục lên đường tác nghiệp.

Tác nghiệp trong mùa dịch với những kỷ niệm khó quên trong nghề. Đó là những ngày mà phải chạy đến mướt mồ hôi, là làn da cháy nắng, là những bữa cơm dang dở, muộn mằn, là những đêm không ngủ và sút cân... Tác nghiệp trong mùa dịch, đằng sau những chuyến đi, những tin bài được đăng tải đó là câu chuyện về nguy cơ và những ánh mắt e dè, ái ngại của người xung quanh khi biết tôi đi vào “vùng dịch”. Tác nghiệp trong mùa dịch, được sự quan tâm, động viên, chia sẻ của Ban Biên tập, các đồng nghiệp hỗ trợ, tôi đã vượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin kịp thời, góc nhìn đa chiều về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cũng vì thế mà trong khoảng thời gian này, lượng thông tin tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trên Báo Thanh Hóa luôn được bạn đọc đón đợi. Nhìn lại khoảng thời gian tác nghiệp trong mùa dịch, với những cảm xúc và những kỷ niệm vui – buồn, thấy thật tự hào vì được góp sức nhỏ bé của mình cùng với chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tô Hà

Tác nghiệp trong mùa dịch...

Chưa khi nào thế giới trải qua một đại dịch có độ “phủ sóng” rộng khắp và sức “tàn phá” ghê gớm như COVID-19. Sự hiện hữu của nó không cho phép quốc gia nào đứng ngoài cuộc và Việt Nam đã xác định “chống dịch như chống giặc”. Với tinh thần và quyết tâm ấy, mỗi cá nhân, mỗi công dân có trách nhiệm đều phải góp một phần sức lực của mình nhằm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh!

Tac nghiep.jpg


Khi dịch bệnh xảy ra, đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế được xem là “mũi giáp công” tiên phong; thì những nhà báo, phóng viên cũng được xem là một lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch. Đặc biệt, những phóng viên tác nghiệp trực tiếp tại các ổ dịch, khu cách ly, bệnh viện, thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Cho nên, tác nghiệp trong mùa dịch chưa bao giờ là dễ dàng, thậm chí đầy khó khăn và hiểm nguy. Áp lực tin bài nhanh, chính xác, đi kèm với nguy cơ bị lây nhiễm lúc nào cũng thường trực. Song, với bản năng nghề nghiệp, mong muốn có được tin tức mới nhất về diễn biến của dịch bệnh, cảnh báo, định hướng dư luận xã hội... đã luôn thôi thúc chúng tôi dấn thân.

Còn nhớ, chiều 30 Tết Canh Tý 2020 (ngày 24-1-2020), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận nữ bệnh nhân N.T.Tr., 25 tuổi, quê xã Định Hòa, huyện Yên Định (ca bệnh có tiền sử dịch tễ về từ TP Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc - nơi tâm dịch COVID-19 tại Trung Quốc khi đó), có biểu hiện sốt cao, ho, khó thở. Bệnh nhân đã được thực hiện biện pháp cách ly, theo dõi và lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, đến ngày 30-1 (tức mùng 6 Tết Canh Tý), có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 – đây là ca bệnh đầu tiên trên địa bàn tỉnh và là tỉnh thứ 2 của cả nước bước vào cuộc chiến với dịch COVID-19. Ngay sau khi nhận được thông tin ca bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các ban, ngành liên quan tổ chức điều tra truy vết, giám sát, cách ly các trường hợp nguy cơ có yếu tố liên quan đến ca bệnh. Lúc này, “cuộc chiến” chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn mới, đầy thách thức.

Là phóng viên phụ trách mảng y tế, “xung trận” tác nghiệp từ những ngày đầu chống dịch, tôi đã phản ánh kịp thời, khách quan, chân thực, đi thẳng vào những vấn đề mà bạn đọc quan tâm. Trong bối cảnh dịch bệnh mới, có những thông tin thiếu chính xác, gây hoang mang dư luận và người dân về tình hình dịch bệnh, với lợi thế là có nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác từ các ngành chức năng trong tỉnh, tôi đã thu thập, truyền tải các chi tiết liên quan công tác phòng, chống dịch tại thực tế, dẫn lời cơ quan chức năng để đưa tin, bài chính xác, nhanh nhất, hiệu quả nhất để người dân hiểu, tránh tâm lý hoảng loạn không đáng có, góp phần định hướng dư luận xã hội.

Tác nghiệp trong mùa dịch, luôn là nỗi lo thường trực về nguy cơ lây nhiễm. Thông thường, những khu vực nhạy cảm về dịch bệnh, ngoài lực lượng làm nhiệm vụ, không ai muốn tiếp xúc gần thì những phóng viên như chúng tôi lại “xông vào”. Có thể có đầy đủ điều kiện an toàn, đủ trang bị bảo hộ nhưng nguy cơ vẫn có thể xảy bất cứ khi nào và bất kỳ ai. Khi tác nghiệp, được khuyến cáo, việc lây nhiễm rất khó lường, không thể chủ quan, lơ là, phóng viên không nên tiếp xúc quá gần với người cách ly, tuyệt đối không được trực tiếp sờ, chạm vào những bề mặt từ vách tường đến giường chiếu hay các vật dụng trong khu cách ly, phải thường xuyên đeo găng tay, mặt nạ, khẩu trang y tế, mặc trang phục phòng hộ lao động cẩn thận khi tác nghiệp. Khi được “khuyến cáo” như thế, chúng tôi cũng sợ, cũng lo lắng. Không lo cho bản thân thì cũng lo cho gia đình, người thân, bởi nếu bị nhiễm bệnh, đồng nghĩa cả gia đình có nguy cơ lây nhiễm, cả khu phố phải cách ly.

Và kỷ niệm khó quên nhất với tôi, đó là khi cùng đội điều tra dịch tễ của CDC Thanh Hóa đi điều tra, lấy mẫu các trường hợp du học sinh, lao động trở về từ châu Âu cách ly tại Sư đoàn 390 (đóng tại thị xã Bỉm Sơn). Tại thời điểm đó, ở châu Âu (Ý, Anh,...) và Mỹ đang là điểm nóng của dịch COVID-19. Hơn 400 trường hợp cách ly đều về từ châu Âu. Ngay sau khi có một ca, hai ca, rồi ba ca dương tính với SARS-CoV-2, chúng tôi cảm thấy lo lắng không biết sự phơi nhiễm đối với bản thân ở mức độ nào dù trong quá trình tác nghiệp đã được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, giữ khoảng cách an toàn. Những ngày sau, chỉ mong sao trong người đừng có triệu chứng lạ, không bị ho hay nóng sốt...

Nhưng rồi, với sự lăn xả của các cán bộ, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch, những thông tin, những hình ảnh sinh động về sự hy sinh của cán bộ y tế chăm sóc cho bệnh nhân, các kíp làm việc xuyên đêm, kéo dài hàng chục giờ đồng hồ, những bữa ăn vội, những giấc ngủ chập chờn trong góc phòng làm việc... Đâu đâu cũng là những chất liệu sống động cho bài viết với mồ hôi, gian khổ và hy sinh của lực lượng tuyến đầu chống dịch lại thôi thúc tôi. Hết ngày này đến ngày khác, trực tiếp tác nghiệp ở các điểm nóng, khu cách ly, bệnh viện, khu phong tỏa, đồng hành cùng cán bộ y tế, sâu sát cơ sở, nắm địa bàn, để thông tin chính xác, khách quan, nhanh chóng về tình hình dịch bệnh, các biện pháp chỉ đạo, các giải pháp của các ngành chức năng...

Những ngày cuối tháng 4, khi làn sóng dịch thứ tư xâm nhập vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cả hệ thống chính trị bước sang giai đoạn cao điểm chống dịch mới. Đó là những ngày đi sớm về khuya, từ các cuộc họp, đến việc đi thực tế với lãnh đạo tỉnh, ngành y tế trong những lần kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch ở các địa phương. Vừa chụp ảnh, vừa nghe, vừa gõ, lúc nào hoàn thành tin, bài, nhập vào quản trị mới thở phào nhẹ nhõm. Có hôm, để đáp ứng nhanh, kịp thời thông tin chỉ đạo của tỉnh, ngành chức năng, người mệt lả, làm việc cho đến khuya, thậm chí đến 2, 3 giờ sáng, mắt cay xè, nhưng hôm sau khi có thông tin mới lại tiếp tục lên đường tác nghiệp.

Tác nghiệp trong mùa dịch với những kỷ niệm khó quên trong nghề. Đó là những ngày mà phải chạy đến mướt mồ hôi, là làn da cháy nắng, là những bữa cơm dang dở, muộn mằn, là những đêm không ngủ và sút cân... Tác nghiệp trong mùa dịch, đằng sau những chuyến đi, những tin bài được đăng tải đó là câu chuyện về nguy cơ và những ánh mắt e dè, ái ngại của người xung quanh khi biết tôi đi vào “vùng dịch”. Tác nghiệp trong mùa dịch, được sự quan tâm, động viên, chia sẻ của Ban Biên tập, các đồng nghiệp hỗ trợ, tôi đã vượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin kịp thời, góc nhìn đa chiều về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cũng vì thế mà trong khoảng thời gian này, lượng thông tin tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trên Báo Thanh Hóa luôn được bạn đọc đón đợi. Nhìn lại khoảng thời gian tác nghiệp trong mùa dịch, với những cảm xúc và những kỷ niệm vui – buồn, thấy thật tự hào vì được góp sức nhỏ bé của mình cùng với chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tô Hà

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC