Truy cập

Hôm nay:
2622
Hôm qua:
4529
Tuần này:
7151
Tháng này:
127005
Tất cả:
6373753

Sớm giải quyết mâu thuẫn, ổn định tình hình hoạt động tại Nhà máy gạch Long Thành

Nhà máy gạch Long Thành đóng tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, do Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành đầu tư xây dựng từ năm 2018 và hoạt động chính thức từ đầu năm 2019, với 2 chuyền lò nung, tạo việc làm cho hơn 100 lao động.

Long Thanh BS.jpg


Tuy nhiên, từ khoảng tháng 10-2020 đến nay, do phát sinh vấn đề tranh chấp quyền lợi kinh tế, cổ phần của các cổ đông, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy thường xuyên bị xáo trộn. Hàng trăm công nhân luôn trong tâm trạng hoang mang, lo lắng, bất an khi việc làm, thu nhập không ổn định. Có thời điểm, nhà máy dừng sản xuất gần nửa tháng (từ ngày 17-4 đến 1-5-2022). Nghiêm trọng hơn, xuất phát từ mâu thuẫn trên, công nhân, lái xe chở hàng của đối tác công ty bị đe dọa trên đường đi làm, vận chuyển hàng hóa, gây mất đơn hàng, thiệt hại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và bất ổn về an ninh - trật tự tại địa phương.

Điển hình như ngày 29-8, ngay sau thời điểm ông Lã Văn Duyến, Giám đốc Công ty bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định khởi tố và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi trốn thuế, cổ đông Đặng Thị Hồng Lý đã đưa một số người lạ mặt vào công ty tổ chức “họp Đại hội đồng cổ đông bất thường”. Lực lượng an ninh nhà máy yêu cầu những người lạ mặt ra khỏi nhà máy theo quy định của công ty nhưng những người này không chấp hành.

Tiếp sau đó, chiều 7-9, cổ đông Đặng Thị Hồng Lý cùng những người lạ mặt tiếp tục yêu cầu được điều hành nhà máy và bổ nhiệm thêm 1 Phó Giám đốc Công ty. Hai bên đã xảy ra xô xát, dẫn đến 1 bảo vệ trực cổng thuộc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ An ninh thủ Đô - đơn vị được thuê bảo vệ nhà máy đã bị thương, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn và 1 lao động khác của công ty bị vỡ điện thoại khi quay lại hình ảnh.
Ông Nguyễn Đình Chính, Chủ tịch Công đoàn, kiêm trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành - Chi nhánh Bỉm Sơn, cho biết: Mâu thuẫn nội bộ của các cổ đông công ty đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và công việc, đời sống người lao động. Hiện nay, nhà máy đã dừng sản xuất 1 dây chuyền do thiếu nguyên liệu và giảm đơn hàng. Các khách hàng của nhà máy cũng ngừng đặt hàng mới do lo ngại việc sản xuất, lưu thông không bảo đảm theo tiến độ cam kết. Lao động nhà máy bắt buộc phải cắt giảm 50% và làm việc luân phiên.

Xảy ra vấn đề tranh chấp quyền điều hành nhà máy là bởi theo bà Đặng Thị Hồng Lý, căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần ngày 10-6-2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp, Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành có 2 người đại diện theo pháp luật là ông Lã Văn Duyến và bà Đặng Thị Hồng Lý.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 diễn ra ngày 23-4-2022 của Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành do Bà Đặng Thị Hồng Lý chủ trì, có 2 cổ đông tham gia là Đặng Thị Hồng Lý và Lê Thanh Hương. Trong đó, biên bản ghi cổ đông Đặng Thị Hồng Lý sở hữu 45% cổ phần, cổ đông Lê Thanh Hương sở hữu 5% cổ phần; 3 cổ đông vắng mặt là Lã Việt Bắc sở hữu 10% cổ phần, cổ đông Nguyễn Văn Khôi sở hữu 30% cổ phần, cổ đông Nguyễn Văn Hoàn sở hữu 10% cổ phần. Trong biên bản này, ông Lã Văn Duyến không còn sở hữu cổ phần của Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành.

Vì vậy, theo bà Lý, khi ông Lã Văn Duyến, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định khởi tố thì bà có trách nhiệm thay thế điều hành nhà máy.

Tuy nhiên, về phía cổ đông Lã Văn Duyến và các tài liệu, hồ sơ do ông Lã Văn Duyến cung cấp, hiện ông Lã Văn Duyến đang sở hữu 60% cổ phần của Công ty và bà Đặng Thị Hồng Lý chỉ sở hữu 20% cổ phần, không đủ cơ sở để triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT và chấm dứt tư cách Chủ tịch HĐQT của ông Lã Văn Duyến.

Hiện, ông Lã Văn Duyến đang thực hiện khiếu nại đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ mà bà Đặng Thị Hồng Lý đã nộp làm căn cứ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 4 của doanh nghiệp và đề nghị thu hồi lại giấy chứng nhận này.

Cũng theo ông Lã Văn Duyến, trong thời gian chấp hành quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa, ông đã ủy quyền cho ông Nguyễn Đình Chính, Chủ tịch Công đoàn, kiêm Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành, Chi nhánh Bỉm Sơn quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhà máy và ổn định việc làm cho người lao động.

Cơ cấu sở hữu cổ phần của các cổ đông tại doanh nghiệp này là vấn đề nội bộ. Giải quyết “gốc rễ” vấn đề này thuộc nghĩa vụ của các cổ đông có liên quan là Lã Văn Duyến và Đặng Thị Hồng Lý. Mọi tranh chấp sẽ được xử lý trên cơ sở của pháp luật và các bên cần khởi kiện tại tòa án khi quyền lợi kinh tế bị xâm phạm. Việc các bên tổ chức các hoạt động “gây rối”, mất an ninh - trật tự tại nhà máy sẽ gây ra tình trạng bất ổn tại địa phương và tâm lý người lao động; đồng thời, gây thiệt hại kinh tế cho chính doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp năm 2020; đồng thời cũng là quy định tại Điều lệ của Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty này sẽ được thực hiện khi triệu tập được số cổ đông đại diện cho 51% cổ phần có giá trị biểu quyết. Như vậy, tính pháp lý của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành (nếu có) để thực hiện quyết nghị các nội dung bãi bỏ các chức danh của ông Lã Văn Duyến rõ ràng là không hợp lệ. Trong khi, các quyết nghị tại cuộc họp này đang là cơ sở để Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam cấp thay đổi đăng ký kinh doanh lần 4 cho công ty này.

Trong thời gian các cơ quan pháp luật, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra, xem xét sự việc và tính hợp lệ của các hồ sơ liên quan. Các bên cổ đông cần có trách nhiệm trong việc giữ ổn định tình hình, duy trì hoạt động của nhà máy, ổn định tâm lý cho người lao động; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi đe dọa, quá khích, gây rối trong và ngoài nhà máy, giữ ổn định tình hình an ninh và môi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương.

PV

Sớm giải quyết mâu thuẫn, ổn định tình hình hoạt động tại Nhà máy gạch Long Thành

Nhà máy gạch Long Thành đóng tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, do Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành đầu tư xây dựng từ năm 2018 và hoạt động chính thức từ đầu năm 2019, với 2 chuyền lò nung, tạo việc làm cho hơn 100 lao động.

Long Thanh BS.jpg


Tuy nhiên, từ khoảng tháng 10-2020 đến nay, do phát sinh vấn đề tranh chấp quyền lợi kinh tế, cổ phần của các cổ đông, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy thường xuyên bị xáo trộn. Hàng trăm công nhân luôn trong tâm trạng hoang mang, lo lắng, bất an khi việc làm, thu nhập không ổn định. Có thời điểm, nhà máy dừng sản xuất gần nửa tháng (từ ngày 17-4 đến 1-5-2022). Nghiêm trọng hơn, xuất phát từ mâu thuẫn trên, công nhân, lái xe chở hàng của đối tác công ty bị đe dọa trên đường đi làm, vận chuyển hàng hóa, gây mất đơn hàng, thiệt hại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và bất ổn về an ninh - trật tự tại địa phương.

Điển hình như ngày 29-8, ngay sau thời điểm ông Lã Văn Duyến, Giám đốc Công ty bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định khởi tố và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi trốn thuế, cổ đông Đặng Thị Hồng Lý đã đưa một số người lạ mặt vào công ty tổ chức “họp Đại hội đồng cổ đông bất thường”. Lực lượng an ninh nhà máy yêu cầu những người lạ mặt ra khỏi nhà máy theo quy định của công ty nhưng những người này không chấp hành.

Tiếp sau đó, chiều 7-9, cổ đông Đặng Thị Hồng Lý cùng những người lạ mặt tiếp tục yêu cầu được điều hành nhà máy và bổ nhiệm thêm 1 Phó Giám đốc Công ty. Hai bên đã xảy ra xô xát, dẫn đến 1 bảo vệ trực cổng thuộc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ An ninh thủ Đô - đơn vị được thuê bảo vệ nhà máy đã bị thương, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn và 1 lao động khác của công ty bị vỡ điện thoại khi quay lại hình ảnh.
Ông Nguyễn Đình Chính, Chủ tịch Công đoàn, kiêm trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành - Chi nhánh Bỉm Sơn, cho biết: Mâu thuẫn nội bộ của các cổ đông công ty đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và công việc, đời sống người lao động. Hiện nay, nhà máy đã dừng sản xuất 1 dây chuyền do thiếu nguyên liệu và giảm đơn hàng. Các khách hàng của nhà máy cũng ngừng đặt hàng mới do lo ngại việc sản xuất, lưu thông không bảo đảm theo tiến độ cam kết. Lao động nhà máy bắt buộc phải cắt giảm 50% và làm việc luân phiên.

Xảy ra vấn đề tranh chấp quyền điều hành nhà máy là bởi theo bà Đặng Thị Hồng Lý, căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần ngày 10-6-2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp, Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành có 2 người đại diện theo pháp luật là ông Lã Văn Duyến và bà Đặng Thị Hồng Lý.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 diễn ra ngày 23-4-2022 của Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành do Bà Đặng Thị Hồng Lý chủ trì, có 2 cổ đông tham gia là Đặng Thị Hồng Lý và Lê Thanh Hương. Trong đó, biên bản ghi cổ đông Đặng Thị Hồng Lý sở hữu 45% cổ phần, cổ đông Lê Thanh Hương sở hữu 5% cổ phần; 3 cổ đông vắng mặt là Lã Việt Bắc sở hữu 10% cổ phần, cổ đông Nguyễn Văn Khôi sở hữu 30% cổ phần, cổ đông Nguyễn Văn Hoàn sở hữu 10% cổ phần. Trong biên bản này, ông Lã Văn Duyến không còn sở hữu cổ phần của Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành.

Vì vậy, theo bà Lý, khi ông Lã Văn Duyến, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định khởi tố thì bà có trách nhiệm thay thế điều hành nhà máy.

Tuy nhiên, về phía cổ đông Lã Văn Duyến và các tài liệu, hồ sơ do ông Lã Văn Duyến cung cấp, hiện ông Lã Văn Duyến đang sở hữu 60% cổ phần của Công ty và bà Đặng Thị Hồng Lý chỉ sở hữu 20% cổ phần, không đủ cơ sở để triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT và chấm dứt tư cách Chủ tịch HĐQT của ông Lã Văn Duyến.

Hiện, ông Lã Văn Duyến đang thực hiện khiếu nại đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ mà bà Đặng Thị Hồng Lý đã nộp làm căn cứ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 4 của doanh nghiệp và đề nghị thu hồi lại giấy chứng nhận này.

Cũng theo ông Lã Văn Duyến, trong thời gian chấp hành quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa, ông đã ủy quyền cho ông Nguyễn Đình Chính, Chủ tịch Công đoàn, kiêm Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành, Chi nhánh Bỉm Sơn quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhà máy và ổn định việc làm cho người lao động.

Cơ cấu sở hữu cổ phần của các cổ đông tại doanh nghiệp này là vấn đề nội bộ. Giải quyết “gốc rễ” vấn đề này thuộc nghĩa vụ của các cổ đông có liên quan là Lã Văn Duyến và Đặng Thị Hồng Lý. Mọi tranh chấp sẽ được xử lý trên cơ sở của pháp luật và các bên cần khởi kiện tại tòa án khi quyền lợi kinh tế bị xâm phạm. Việc các bên tổ chức các hoạt động “gây rối”, mất an ninh - trật tự tại nhà máy sẽ gây ra tình trạng bất ổn tại địa phương và tâm lý người lao động; đồng thời, gây thiệt hại kinh tế cho chính doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp năm 2020; đồng thời cũng là quy định tại Điều lệ của Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty này sẽ được thực hiện khi triệu tập được số cổ đông đại diện cho 51% cổ phần có giá trị biểu quyết. Như vậy, tính pháp lý của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 Công ty CP Sản xuất Xây dựng và Thương mại Long Thành (nếu có) để thực hiện quyết nghị các nội dung bãi bỏ các chức danh của ông Lã Văn Duyến rõ ràng là không hợp lệ. Trong khi, các quyết nghị tại cuộc họp này đang là cơ sở để Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam cấp thay đổi đăng ký kinh doanh lần 4 cho công ty này.

Trong thời gian các cơ quan pháp luật, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra, xem xét sự việc và tính hợp lệ của các hồ sơ liên quan. Các bên cổ đông cần có trách nhiệm trong việc giữ ổn định tình hình, duy trì hoạt động của nhà máy, ổn định tâm lý cho người lao động; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi đe dọa, quá khích, gây rối trong và ngoài nhà máy, giữ ổn định tình hình an ninh và môi trường đầu tư kinh doanh tại địa phương.

PV

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC