Truy cập

Hôm nay:
2878
Hôm qua:
6831
Tuần này:
26813
Tháng này:
170007
Tất cả:
6229315

Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Trong 2 ngày 21 và 22/7/2022, tại Phòng họp Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với trên 11.600 điểm cầu trong cả nước.

Nghị quyet.JPG


Tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã Bỉm Sơn, đồng chí Đào Vũ Việt - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND thị xã; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã; Trưởng các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thị xã; Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội cấp thị xã;Bí thư Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Thị ủy.

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp truyền đạt Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng về đất đai, đó là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ; người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Thủ tướng Chính phủ đã phân tích và làm rõ 3 mục tiêu, 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tiếp đó, các đại biểu đã được nghe đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương truyền đạt chuyên đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là: Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Truyền đạt chuyên đề về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, đồng chí Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển, cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển kinh tế tập thể phải tôn trọng bản chất, giá trị, nguyên tắc hoạt động của kinh tế tập thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng, miền và cả nước.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt chuyên đề của Nghị quyết 21 về "Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới". Theo đó, mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết 21 là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng. Nâng cao chất lượng phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai Nghị quyết 21, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh: Nghiên cứu, cụ thể hóa nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị, gắn với thực hiện Kết luận 21 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn; đẩy mạnh củng cố, sắp sếp tổ chức cơ sở đảng đồng bộ với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác cán bộ. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ. Nâng cao chất lượng phát triển đảng viên. Tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên không chấp hành nghiêm quy định của Đảng. Tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đóng góp ý kiến, giám sát tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu.

Sau khi kết thúc hội nghị với đầu cầu Trung ương, phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng trong Tỉnh cần: Tiếp tục tập trung nghiên cứu, học tập, quán triệt, nắm vững những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, những nội dung cốt lõi, nhất là những vấn đề mới, lĩnh vực trọng yếu của 4 chuyên đề; Đổi mới phương thức quản lý, đánh giá chất lượng việc học tập, việc đánh giá phải đi vào thực chất mức độ nhận thức của cán bộ, đảng viên đối với những nội dung cơ bản, những điểm mới và năng lực vận dụng các nghị quyết của cán bộ, đảng viên vào thực tiễn công việc nơi mình công tác. Bên cạnh đó, phải khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, mục tiêu của Trung ương, của cấp trên thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện ở địa phương, đơn vị.Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của các Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; kịp thời phát hiện, nêu gương những địa phương, đơn vị làm tốt, nhân rộng những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, điển hình tốt trong quá trình học tập, nghiên cứu và tổ chức thực hiện, đồng thời phê phán những địa phương, đơn vị làm chưa tốt, với tinh thần “Đưa nghị quyết vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào nghị quyết”. Cùng với đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với việc xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện của cấp ủy cấp dưới.
Nguyễn Tới

Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Trong 2 ngày 21 và 22/7/2022, tại Phòng họp Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với trên 11.600 điểm cầu trong cả nước.

Nghị quyet.JPG


Tại điểm cầu Phòng họp trực tuyến Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã Bỉm Sơn, đồng chí Đào Vũ Việt - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND thị xã; Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã; Trưởng các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thị xã; Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội cấp thị xã;Bí thư Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Thị ủy.

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp truyền đạt Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng về đất đai, đó là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ; người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Thủ tướng Chính phủ đã phân tích và làm rõ 3 mục tiêu, 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tiếp đó, các đại biểu đã được nghe đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương truyền đạt chuyên đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là: Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Truyền đạt chuyên đề về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, đồng chí Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển, cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển kinh tế tập thể phải tôn trọng bản chất, giá trị, nguyên tắc hoạt động của kinh tế tập thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng, miền và cả nước.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt chuyên đề của Nghị quyết 21 về "Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới". Theo đó, mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết 21 là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng. Nâng cao chất lượng phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Về một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai Nghị quyết 21, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh: Nghiên cứu, cụ thể hóa nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị, gắn với thực hiện Kết luận 21 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn; đẩy mạnh củng cố, sắp sếp tổ chức cơ sở đảng đồng bộ với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác cán bộ. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ. Nâng cao chất lượng phát triển đảng viên. Tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên không chấp hành nghiêm quy định của Đảng. Tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đóng góp ý kiến, giám sát tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu.

Sau khi kết thúc hội nghị với đầu cầu Trung ương, phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng trong Tỉnh cần: Tiếp tục tập trung nghiên cứu, học tập, quán triệt, nắm vững những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, những nội dung cốt lõi, nhất là những vấn đề mới, lĩnh vực trọng yếu của 4 chuyên đề; Đổi mới phương thức quản lý, đánh giá chất lượng việc học tập, việc đánh giá phải đi vào thực chất mức độ nhận thức của cán bộ, đảng viên đối với những nội dung cơ bản, những điểm mới và năng lực vận dụng các nghị quyết của cán bộ, đảng viên vào thực tiễn công việc nơi mình công tác. Bên cạnh đó, phải khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, mục tiêu của Trung ương, của cấp trên thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện ở địa phương, đơn vị.Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của các Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân; kịp thời phát hiện, nêu gương những địa phương, đơn vị làm tốt, nhân rộng những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, điển hình tốt trong quá trình học tập, nghiên cứu và tổ chức thực hiện, đồng thời phê phán những địa phương, đơn vị làm chưa tốt, với tinh thần “Đưa nghị quyết vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào nghị quyết”. Cùng với đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với việc xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện của cấp ủy cấp dưới.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC