Truy cập

Hôm nay:
4544
Hôm qua:
4316
Tuần này:
13607
Tháng này:
354419
Tất cả:
8636873

Du lịch tâm linh tại Bỉm Sơn: Cần được trùng tu, nâng cấp để thu hút khách du lịch

Thị xã Bỉm Sơn có 9 di tích lịch sử cấp Quốc gia, 6 di tích lịch sử cấp tỉnh và rất nhiều danh lam thắng cảnh là một lợi thế để thu hút du lịch tâm linh. Tuy nhiên, việc trùng tu, tôn tạo các di tích địa bàn Thị xã còn nhiều hạn chế.

Den Song Son.jpg


Bỉm Sơn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử như: Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, đình Làng Gạo, nhà bia Ba Dội, đường Thiên Lý, động Cửa Buồng, đền thờ Bát Hải Long Vương, chùa Khánh Quang,...

Đền Sòng Sơn được xây dựng thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông, là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Thánh Mẫu, thuộc địa phận phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, được nhân dân ngưỡng vọng "Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh". Hàng năm, lễ hội Sòng Sơn được tiến hành vào ngày 26/2 âm lịch, thu hút hàng ngàn lượt người dân và du khách thập phương về trẩy hội, dâng hương.

Ông Lường Văn Sánh (62 tuổi) ngụ tại phường Quảng Cư, TP. Sầm Sơn cùng gia đình đi lễ ở đền Sòng Sơn cho biết: “Nếu có dịp về Bỉm Sơn, tôi thường đến thăm nơi đây để cầu tài lộc, sức khỏe cho gia đình. Quang cảnh nơi đây rất trang nghiêm, tôn kính, sạch sẽ và văn minh”.

Đến thăm đình làng Gạo nằm ở xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn thờ Tô Đại Liêu tôn Thần, Thái úy Tô Hiến Thành - Thượng đẳng phúc thần, có bề dày lịch sử hơn hai trăm năm, là một trong 9 di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993. Nơi đây vua Quang Trung đã chọn làm khu hậu cứ, nhân dân quanh vùng động viên con cháu hăng hái tòng quân và cung cấp nhiều thóc gạo cho đại quân Tây Sơn, nên Quang Trung đặt tên mới cho làng là làng Gạo. Từ đó ngôi đình được gọi là đình làng Gạo.

Đến với Đèo Ba Dội, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình thơ mộng. Đứng trên đỉnh non cao của Đèo Ba Dội du khách sẽ thu vào tầm mắt mình cảnh sắc tươi đẹp của vùng đất địa đầu xứ Thanh. Sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đã khiến cho bất cứ du khách nào khi hành hương đến với Đèo Ba Dội cũng dễ dàng tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn. Tại đây, nhiều nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã từng đi qua lấy cảm hứng để tạo nên những bài thơ tuyệt tác. Cũng chính trên đỉnh Đèo Ba Dội này, vào mùa hạ năm 1842, trong chuyến tuần du phía Bắc, vua Thiệu Trị đã đề thơ vào bia đá. Bài thơ ấy đến nay được bảo vệ bằng một lầu bia cao 4m giữa đỉnh đèo.

Theo thống kê của Ban Quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia thị xã Bỉm Sơn, nhiều năm qua, thị xã đã quan tâm đầu tư huy động các nguồn lực để thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, đặc biệt là các di tích đền Sòng, đền Chín Giếng với số tiền lên tới 100 tỉ đồng, riêng dự án mở rộng tôn tạo, giải phóng mặt bằng di tích Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng là 50 tỷ đồng. Nhờ đó, hàng năm lượng du khách về sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tham quan du lịch ở các di tích trên thị xã ngày càng đông, với khoảng 400.000 lượt du khách, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 di tích đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng. Tuy nhiên, khách du lịch đến với Bỉm Sơn thường vào 3 tháng mùa xuân và tháng 9 âm lịch, còn lại 7 di tích khác chủ yếu khách địa phương là chính.

Ông Nguyễn Trung Thành - Phó Trưởng Ban Quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia thị xã Bỉm Sơn nhận định: Nguyên nhân chủ yếu của việc các khu du lịch tâm linh trên địa bàn Thị xã chưa thu hút được du khách một phần là do giao thông không thuận tiện, đường vào di tích còn nhỏ, chưa có bãi đậu xe, các dịch vụ đi kèm cũng chưa có. Nguồn kinh phí đầu tư cho du lịch của Thị xã còn hạn hẹp, nên không thể đầu tư đồng loạt các di tích cùng một lúc. Đồng thời, các điểm di tích chưa có sự kết nối với các tour du lịch, chưa có sự kết nối vùng miền. Các công tác tuyên truyền trên phương tiện truyền thông đại chúng còn hạn chế.

Bên cạnh đó, theo quan sát của chúng tôi, tại các điểm du lịch, người dân nhiệt tình nhưng còn thiếu kỹ năng làm du lịch, chưa có chương trình bài bản để giới thiệu cho du khách về lịch sử, đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của vùng.

Ông Thành cho biết thêm: Để thu hút du khách đến tham quan, trước hết cần đầu tư đào tạo cho người dân kỹ năng làm du lịch, niêm yết giá các mặt hàng bày bán, xây dựng tác phong phục vụ du khách chu đáo, tận tình với phương châm "vui lòng khách đến vừa lòng khách đi". Bên cạnh đó, thị xã tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng tại đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng. Đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn cho du khách khi đến thăm các di tích, góp phần tạo nên những không gian văn hóa tâm linh, thu hút đông đảo người dân đến hành hương, thưởng ngoạn. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng và phát hành các ấn phẩm du lịch. Qua đó, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước, nâng cao nhận thức của người dân đối với hoạt động du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng.

Linh Chi (VH&ĐS)

Du lịch tâm linh tại Bỉm Sơn: Cần được trùng tu, nâng cấp để thu hút khách du lịch

Thị xã Bỉm Sơn có 9 di tích lịch sử cấp Quốc gia, 6 di tích lịch sử cấp tỉnh và rất nhiều danh lam thắng cảnh là một lợi thế để thu hút du lịch tâm linh. Tuy nhiên, việc trùng tu, tôn tạo các di tích địa bàn Thị xã còn nhiều hạn chế.

Den Song Son.jpg


Bỉm Sơn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử như: Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, đình Làng Gạo, nhà bia Ba Dội, đường Thiên Lý, động Cửa Buồng, đền thờ Bát Hải Long Vương, chùa Khánh Quang,...

Đền Sòng Sơn được xây dựng thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông, là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Thánh Mẫu, thuộc địa phận phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, được nhân dân ngưỡng vọng "Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh". Hàng năm, lễ hội Sòng Sơn được tiến hành vào ngày 26/2 âm lịch, thu hút hàng ngàn lượt người dân và du khách thập phương về trẩy hội, dâng hương.

Ông Lường Văn Sánh (62 tuổi) ngụ tại phường Quảng Cư, TP. Sầm Sơn cùng gia đình đi lễ ở đền Sòng Sơn cho biết: “Nếu có dịp về Bỉm Sơn, tôi thường đến thăm nơi đây để cầu tài lộc, sức khỏe cho gia đình. Quang cảnh nơi đây rất trang nghiêm, tôn kính, sạch sẽ và văn minh”.

Đến thăm đình làng Gạo nằm ở xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn thờ Tô Đại Liêu tôn Thần, Thái úy Tô Hiến Thành - Thượng đẳng phúc thần, có bề dày lịch sử hơn hai trăm năm, là một trong 9 di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993. Nơi đây vua Quang Trung đã chọn làm khu hậu cứ, nhân dân quanh vùng động viên con cháu hăng hái tòng quân và cung cấp nhiều thóc gạo cho đại quân Tây Sơn, nên Quang Trung đặt tên mới cho làng là làng Gạo. Từ đó ngôi đình được gọi là đình làng Gạo.

Đến với Đèo Ba Dội, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình thơ mộng. Đứng trên đỉnh non cao của Đèo Ba Dội du khách sẽ thu vào tầm mắt mình cảnh sắc tươi đẹp của vùng đất địa đầu xứ Thanh. Sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đã khiến cho bất cứ du khách nào khi hành hương đến với Đèo Ba Dội cũng dễ dàng tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn. Tại đây, nhiều nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã từng đi qua lấy cảm hứng để tạo nên những bài thơ tuyệt tác. Cũng chính trên đỉnh Đèo Ba Dội này, vào mùa hạ năm 1842, trong chuyến tuần du phía Bắc, vua Thiệu Trị đã đề thơ vào bia đá. Bài thơ ấy đến nay được bảo vệ bằng một lầu bia cao 4m giữa đỉnh đèo.

Theo thống kê của Ban Quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia thị xã Bỉm Sơn, nhiều năm qua, thị xã đã quan tâm đầu tư huy động các nguồn lực để thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, đặc biệt là các di tích đền Sòng, đền Chín Giếng với số tiền lên tới 100 tỉ đồng, riêng dự án mở rộng tôn tạo, giải phóng mặt bằng di tích Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng là 50 tỷ đồng. Nhờ đó, hàng năm lượng du khách về sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tham quan du lịch ở các di tích trên thị xã ngày càng đông, với khoảng 400.000 lượt du khách, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 di tích đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng. Tuy nhiên, khách du lịch đến với Bỉm Sơn thường vào 3 tháng mùa xuân và tháng 9 âm lịch, còn lại 7 di tích khác chủ yếu khách địa phương là chính.

Ông Nguyễn Trung Thành - Phó Trưởng Ban Quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia thị xã Bỉm Sơn nhận định: Nguyên nhân chủ yếu của việc các khu du lịch tâm linh trên địa bàn Thị xã chưa thu hút được du khách một phần là do giao thông không thuận tiện, đường vào di tích còn nhỏ, chưa có bãi đậu xe, các dịch vụ đi kèm cũng chưa có. Nguồn kinh phí đầu tư cho du lịch của Thị xã còn hạn hẹp, nên không thể đầu tư đồng loạt các di tích cùng một lúc. Đồng thời, các điểm di tích chưa có sự kết nối với các tour du lịch, chưa có sự kết nối vùng miền. Các công tác tuyên truyền trên phương tiện truyền thông đại chúng còn hạn chế.

Bên cạnh đó, theo quan sát của chúng tôi, tại các điểm du lịch, người dân nhiệt tình nhưng còn thiếu kỹ năng làm du lịch, chưa có chương trình bài bản để giới thiệu cho du khách về lịch sử, đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của vùng.

Ông Thành cho biết thêm: Để thu hút du khách đến tham quan, trước hết cần đầu tư đào tạo cho người dân kỹ năng làm du lịch, niêm yết giá các mặt hàng bày bán, xây dựng tác phong phục vụ du khách chu đáo, tận tình với phương châm "vui lòng khách đến vừa lòng khách đi". Bên cạnh đó, thị xã tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng tại đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng. Đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn cho du khách khi đến thăm các di tích, góp phần tạo nên những không gian văn hóa tâm linh, thu hút đông đảo người dân đến hành hương, thưởng ngoạn. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng và phát hành các ấn phẩm du lịch. Qua đó, phát huy vai trò quản lý của Nhà nước, nâng cao nhận thức của người dân đối với hoạt động du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng.

Linh Chi (VH&ĐS)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC