Truy cập

Hôm nay:
2257
Hôm qua:
5508
Tuần này:
37014
Tháng này:
113074
Tất cả:
8239555

Lên tiếng để thay đổi “vấn nạn xã hội”

Trẻ em được xem là hiện thân của những điều thánh thiện và do đó, mọi hành vi “vấy bẩn” hay làm ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn, lành mạnh cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ, đều phải lên án mạnh mẽ và nghiêm trị thích đáng.

Tre em.jpg


Thực tế ám ảnh:

Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ. Xâm hại được thể hiện dưới các hình thức như bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn thương khác. Đối chiếu theo những biểu hiện và hành vi kể trên, thì thực trạng xâm hại trẻ em - với chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng – đang được ví như một “vấn nạn xã hội”. Theo một số liệu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) công bố, thì cứ 8 giờ trôi qua nước ta lại có 1 trẻ em bị dâm ô, xâm hại tình dục; mỗi năm Việt Nam có gần 2.000 trẻ bị xâm hại dưới nhiều hình thức được phát hiện. Khoảng 2.000 cũng là số trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm và số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông cũng tương đương số trẻ đuối nước. Những con số đã khiến không ít người bàng hoàng, thậm chí gây ám ảnh, khi nó phản ánh những nguy cơ rình rập và gây tổn thương tinh thần, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng mà trẻ em đang phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ.

Những hành vi xâm hại, gây tổn thương sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ sẽ trở thành nỗi ám ảnh ghê gớm đến thế nào? Và rồi, cái phần tâm hồn non nớt ấy sẽ bị tổn thương sâu sắc và trở nên yếu mềm hay lệch lạc ra sao? Tất cả những hệ quả, hệ lụy mà hành vi xâm hại trẻ em gây ra, là chưa thể đo đếm hết.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao các vụ việc và hành vi xâm hại trẻ em lại phát sinh và ngày càng gia tăng? Tại sao nhiều sự việc tưởng chừng “rõ như ban ngày” lại không thể xử lý thỏa đáng, thậm chí bị “chìm xuồng” sau một thời gian gây nóng trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội? Có nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho các hành vi xâm hại trẻ em. Bên cạnh yếu tố nhận thức của những kẻ phạm tội và trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ; thì một điều dễ thấy nhất là Luật Trẻ em vẫn chưa được thực thi hiệu quả. Đồng thời, sự xuống cấp đạo đức xã hội cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn, trong đó có hành vi xâm hại trẻ em. Trong khi đó, công tác giáo dục kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ em, nhất là phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước, tự phòng ngừa bạo lực, xâm hại... vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Vì sao nhiều vụ xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục chưa được giải quyết thỏa đáng? Điều này xuất phát từ một nguyên nhân cơ bản là những khiếm khuyết của pháp luật hiện hành. Đơn cử như việc luật hóa từng hành vi cụ thể, nhằm làm rõ thế nào là quấy rối, dâm ô, hiếp dâm... làm cơ sở cho việc điều tra, xét xử các vụ án liên quan, hiện cũng gặp không ít khó khăn. Bởi trong thực tế, có không ít hành động mà vốn dĩ, với quan niệm của người Việt Nam là hết sức bình thường. Chẳng hạn như sờ mặt mũi, hôn má đứa trẻ là thể hiện sự quý mến, cưng nựng. Thế nhưng, với nhiều quốc gia trên thế giới, hành động này nếu không được chính đứa trẻ hoặc bố mẹ các em đồng ý, đều được xem là hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là luật hình sự. Ngoài ra, những hành vi dâm ô thường không để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân như xâm hại tình dục, nên cũng rất khó để phát hiện và tố giác. Đã có không ít vụ án gặp nhiều bất lợi trong quá trình điều tra, do việc thu thập chứng cứ để kết tội kẻ thủ ác còn nhiều kẽ hở; quy trình tiếp nhận tin trình báo trải qua nhiều bước dẫn đến các dấu vết bị xóa bỏ; nhiều gia đình lưỡng lự trong cách giải quyết sự việc trẻ bị xâm hại tình dục, như không tố giác hoặc tố giác muộn, dẫn đến nhiều dấu vết phạm tội bị xóa...

Cam kết thiết thực - hành động mạnh mẽ

Có ai đó đã nói rằng, xã hội làm gì cho những đứa trẻ của mình, thì những đứa trẻ ấy cũng sẽ làm như vậy với xã hội. Đó cũng là quy luật nhân - quả trong mọi sự tồn tại, vận hành của các sự vật, hiện tượng. Quy luật ấy buộc chúng ta phải nhìn nhận lại, một cách quyết liệt và trách nhiệm hơn bao giờ hết, nhằm lấp đầy những lỗ hổng, khuyết thiếu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sau hàng loạt vụ xâm hại trẻ em, với mức độ nghiêm trọng khác nhau, người ta vẫn đang loay hoay với câu hỏi là giải pháp hữu hiệu nào có thể phòng ngừa hành vi xâm hại trẻ em, đặc biệt là bạo lực và xâm hại tình dục? Lâu nay ta vẫn nói nhiều đến vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Thậm chí, bộ ba “chân kiềng” vững chắc này đã trở thành một khẩu hiệu tuyên truyền trong công tác trẻ em. Tuy nhiên, sự kết nối gia đình – nhà trường – xã hội trong bối cảnh hiện nay liệu đã đủ sự tin cậy và đủ hiệu quả?

Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 cũng đã trao cho trẻ em tới 25 quyền cơ bản và quan trọng. Điều này đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt và đề cao các quyền trẻ em của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề là làm thế nào để các quyền của trẻ được lan tỏa, thấm sâu vào nhận thức cộng đồng và được hiện thực hóa trong cuộc sống? Đồng thời, nên chăng cần một cam kết thiết thực và những hành động thật sự mạnh mẽ, quyết liệt, chứ không phải những khẩu hiệu tuyên truyền? Mới đây, tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2019, được tổ chức tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em, đã nhấn mạnh: Chúng ta phải làm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ em biết được quyền của mình. Những tổ chức, cá nhân được quy định trong luật phải được ràng buộc trách nhiệm về mặt Đảng, chính quyền, luật pháp. Đồng thời, mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em phải bị xử lý nghiêm!

Quyền Trẻ em đồng nghĩa với trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Trong “Sáng kiến chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em - cần bạn - cần tôi – cần cả thế giới”, được Tổ chức Tầm nhìn thế giới nêu lên, với nhiều thông điệp ý nghĩa. Đó là “Trẻ em cần lớn lên trong tình yêu thương, không bạo lực”; “Đòn roi không phải là yêu thương”, “Đừng thờ ơ với hành vi bạo lực thân thể trẻ em”, “Im lặng là tiếp tay cho hành vi bạo lực”, “Hãy gọi 111 khi chứng kiến bạo lực thân thể trẻ em”. Song song với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đưa các thông điệp ấy vào cuộc sống; thiết nghĩ, việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nói riêng, phải được xem là yêu cầu cấp thiết. Bởi, chỉ có xử lý nghiêm theo luật định mới là biện pháp có tính răn đe, hữu hiệu nhất, nhằm hạn chế và ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tội phạm tình dục trẻ em được xem là tội ác ghê tởm và kẻ phạm tội phải chịu mức án nặng nề. Chẳng hạn một số bang của Mỹ, tội phạm tấn công tình dục trẻ em có thể nhận mức án tử hình, hoặc bị “thiến hóa học” và phải đối mặt với điều kiện sống kinh khủng, khắc nghiệt trong tù, khi bị chính bạn tù khinh bỉ và trừng phạt theo “luật rừng”.

Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, có một câu hỏi mà thiết nghĩ, rất cần luôn luôn đặt ra. Đó là, liệu có thể xây dựng được một thế giới tốt đẹp hơn cho con cái chúng ta hay không? Câu trả lời là “có thể” nếu tất cả chúng ta – những người có trách nhiệm, có đủ sự quan tâm để lên tiếng và hành động, nhằm thay đổi những điều sai trái đang diễn ra trong xã hội.

Khôi Nguyên



Lên tiếng để thay đổi “vấn nạn xã hội”

Trẻ em được xem là hiện thân của những điều thánh thiện và do đó, mọi hành vi “vấy bẩn” hay làm ảnh hưởng đến sự phát triển an toàn, lành mạnh cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ, đều phải lên án mạnh mẽ và nghiêm trị thích đáng.

Tre em.jpg


Thực tế ám ảnh:

Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ. Xâm hại được thể hiện dưới các hình thức như bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn thương khác. Đối chiếu theo những biểu hiện và hành vi kể trên, thì thực trạng xâm hại trẻ em - với chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng – đang được ví như một “vấn nạn xã hội”. Theo một số liệu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) công bố, thì cứ 8 giờ trôi qua nước ta lại có 1 trẻ em bị dâm ô, xâm hại tình dục; mỗi năm Việt Nam có gần 2.000 trẻ bị xâm hại dưới nhiều hình thức được phát hiện. Khoảng 2.000 cũng là số trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm và số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông cũng tương đương số trẻ đuối nước. Những con số đã khiến không ít người bàng hoàng, thậm chí gây ám ảnh, khi nó phản ánh những nguy cơ rình rập và gây tổn thương tinh thần, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng mà trẻ em đang phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ.

Những hành vi xâm hại, gây tổn thương sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ sẽ trở thành nỗi ám ảnh ghê gớm đến thế nào? Và rồi, cái phần tâm hồn non nớt ấy sẽ bị tổn thương sâu sắc và trở nên yếu mềm hay lệch lạc ra sao? Tất cả những hệ quả, hệ lụy mà hành vi xâm hại trẻ em gây ra, là chưa thể đo đếm hết.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao các vụ việc và hành vi xâm hại trẻ em lại phát sinh và ngày càng gia tăng? Tại sao nhiều sự việc tưởng chừng “rõ như ban ngày” lại không thể xử lý thỏa đáng, thậm chí bị “chìm xuồng” sau một thời gian gây nóng trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội? Có nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho các hành vi xâm hại trẻ em. Bên cạnh yếu tố nhận thức của những kẻ phạm tội và trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ; thì một điều dễ thấy nhất là Luật Trẻ em vẫn chưa được thực thi hiệu quả. Đồng thời, sự xuống cấp đạo đức xã hội cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn, trong đó có hành vi xâm hại trẻ em. Trong khi đó, công tác giáo dục kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ em, nhất là phòng chống tai nạn, thương tích, đuối nước, tự phòng ngừa bạo lực, xâm hại... vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Vì sao nhiều vụ xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục chưa được giải quyết thỏa đáng? Điều này xuất phát từ một nguyên nhân cơ bản là những khiếm khuyết của pháp luật hiện hành. Đơn cử như việc luật hóa từng hành vi cụ thể, nhằm làm rõ thế nào là quấy rối, dâm ô, hiếp dâm... làm cơ sở cho việc điều tra, xét xử các vụ án liên quan, hiện cũng gặp không ít khó khăn. Bởi trong thực tế, có không ít hành động mà vốn dĩ, với quan niệm của người Việt Nam là hết sức bình thường. Chẳng hạn như sờ mặt mũi, hôn má đứa trẻ là thể hiện sự quý mến, cưng nựng. Thế nhưng, với nhiều quốc gia trên thế giới, hành động này nếu không được chính đứa trẻ hoặc bố mẹ các em đồng ý, đều được xem là hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là luật hình sự. Ngoài ra, những hành vi dâm ô thường không để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân như xâm hại tình dục, nên cũng rất khó để phát hiện và tố giác. Đã có không ít vụ án gặp nhiều bất lợi trong quá trình điều tra, do việc thu thập chứng cứ để kết tội kẻ thủ ác còn nhiều kẽ hở; quy trình tiếp nhận tin trình báo trải qua nhiều bước dẫn đến các dấu vết bị xóa bỏ; nhiều gia đình lưỡng lự trong cách giải quyết sự việc trẻ bị xâm hại tình dục, như không tố giác hoặc tố giác muộn, dẫn đến nhiều dấu vết phạm tội bị xóa...

Cam kết thiết thực - hành động mạnh mẽ

Có ai đó đã nói rằng, xã hội làm gì cho những đứa trẻ của mình, thì những đứa trẻ ấy cũng sẽ làm như vậy với xã hội. Đó cũng là quy luật nhân - quả trong mọi sự tồn tại, vận hành của các sự vật, hiện tượng. Quy luật ấy buộc chúng ta phải nhìn nhận lại, một cách quyết liệt và trách nhiệm hơn bao giờ hết, nhằm lấp đầy những lỗ hổng, khuyết thiếu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sau hàng loạt vụ xâm hại trẻ em, với mức độ nghiêm trọng khác nhau, người ta vẫn đang loay hoay với câu hỏi là giải pháp hữu hiệu nào có thể phòng ngừa hành vi xâm hại trẻ em, đặc biệt là bạo lực và xâm hại tình dục? Lâu nay ta vẫn nói nhiều đến vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Thậm chí, bộ ba “chân kiềng” vững chắc này đã trở thành một khẩu hiệu tuyên truyền trong công tác trẻ em. Tuy nhiên, sự kết nối gia đình – nhà trường – xã hội trong bối cảnh hiện nay liệu đã đủ sự tin cậy và đủ hiệu quả?

Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 cũng đã trao cho trẻ em tới 25 quyền cơ bản và quan trọng. Điều này đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt và đề cao các quyền trẻ em của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề là làm thế nào để các quyền của trẻ được lan tỏa, thấm sâu vào nhận thức cộng đồng và được hiện thực hóa trong cuộc sống? Đồng thời, nên chăng cần một cam kết thiết thực và những hành động thật sự mạnh mẽ, quyết liệt, chứ không phải những khẩu hiệu tuyên truyền? Mới đây, tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2019, được tổ chức tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em, đã nhấn mạnh: Chúng ta phải làm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ em biết được quyền của mình. Những tổ chức, cá nhân được quy định trong luật phải được ràng buộc trách nhiệm về mặt Đảng, chính quyền, luật pháp. Đồng thời, mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em phải bị xử lý nghiêm!

Quyền Trẻ em đồng nghĩa với trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Trong “Sáng kiến chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em - cần bạn - cần tôi – cần cả thế giới”, được Tổ chức Tầm nhìn thế giới nêu lên, với nhiều thông điệp ý nghĩa. Đó là “Trẻ em cần lớn lên trong tình yêu thương, không bạo lực”; “Đòn roi không phải là yêu thương”, “Đừng thờ ơ với hành vi bạo lực thân thể trẻ em”, “Im lặng là tiếp tay cho hành vi bạo lực”, “Hãy gọi 111 khi chứng kiến bạo lực thân thể trẻ em”. Song song với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để đưa các thông điệp ấy vào cuộc sống; thiết nghĩ, việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nói riêng, phải được xem là yêu cầu cấp thiết. Bởi, chỉ có xử lý nghiêm theo luật định mới là biện pháp có tính răn đe, hữu hiệu nhất, nhằm hạn chế và ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tội phạm tình dục trẻ em được xem là tội ác ghê tởm và kẻ phạm tội phải chịu mức án nặng nề. Chẳng hạn một số bang của Mỹ, tội phạm tấn công tình dục trẻ em có thể nhận mức án tử hình, hoặc bị “thiến hóa học” và phải đối mặt với điều kiện sống kinh khủng, khắc nghiệt trong tù, khi bị chính bạn tù khinh bỉ và trừng phạt theo “luật rừng”.

Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, có một câu hỏi mà thiết nghĩ, rất cần luôn luôn đặt ra. Đó là, liệu có thể xây dựng được một thế giới tốt đẹp hơn cho con cái chúng ta hay không? Câu trả lời là “có thể” nếu tất cả chúng ta – những người có trách nhiệm, có đủ sự quan tâm để lên tiếng và hành động, nhằm thay đổi những điều sai trái đang diễn ra trong xã hội.

Khôi Nguyên



CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC