Truy cập

Hôm nay:
3410
Hôm qua:
4058
Tuần này:
11997
Tháng này:
131851
Tất cả:
6378599

Tam Điệp – Ba Dội: Một vùng non nước hữu tình

Tam Điệp – Ba Dội, địa giới phân cách hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá, nơi có đường Thiên Lý Bắc - Nam chạy qua. Nơi đây đã từng là phòng tuyến vững chắc của Vua Qung Trung, khi tiến quân ra Bắc làm nên đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789, vang dậy non sông. Tam Điệp còn gọi là Ba Dội vì nó gồm 3 dãy núi đá vôi hình thù phức tạp, dị kỳ.

Quang cảnh đèo Ba Dội.

Theo “Việt Nam từ điển” của Lê Ngọc Trụ thì “Tam Điệp - tục gọi là Đèo Ba Dội” dãy núi dài chia thành 3 đợt: Một ở phí Bắc Thanh Hoá, hai là ngọn cao nhất chia địa giới hai tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình, ba là trong địa phận tỉnh Ninh Bình. Cả ba chắn ngang đường Thiên Lý Bắc – Nam”.

Đỉnh đèo cao 110m so với mặt nước biển, ta có thể ngắm nhìn mây trời, non nước, biển khơi… tương truyền rằng, Liễu Hạnh công chúa đã từng lập quán bán hàng ở đỉnh đèo Ba Dội và cũng để giao du với khách văn chương. Mỗi khi nhắc lại chuyện xưa, nhân dân vẫn còn truyền tụng câu ca dao đầy lưu luyến:

Ăn trầu nhớ miếng cau khô

Trèo lên Ba Dội nhớ cô bán hàng

Tam Điệp - Ba Dội nằm trong vùng “nhất bách lục sơn” (106 quả núi), rừng núi trập trùng và con đường Thiên Lý đầy hiểm trở, dáng thắt cổ bầu quanh co uốn lượn qua những khe núi và những vách đá dựng đứng như bức tường thành, tạo nên thế trận “một địch muôn người” dưới con mắt của những nhà tài ba quân sự, Tam Điệp - Ba Dội cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho những tao nhân mặc khách mỗi lần qua lại.

Hồ Xuân Hương – Bà chú thơ nôm đã tả đèo Ba Dội: “Một đèo, một đèo, lại một đèo” - Ở ngay câu đầu ta đã hình dung được đây là ba đèo liên tiếp với cảnh đầy mầu sắc và sống động, đậm nét trữ tình đằm thắm và trào lộng đầy ý vị…

Đèo Ba Dội

Một đèo, một đèo, lại một đèo

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc

Bậc đá xanh rì lún phún rêu

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo

Hiền nhân quân tử ai mà chẳng

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo!

Phạm Huy Chú (1782 - 1840) đã viết về ngọn núi cao, cỏ cây xanh tốt, đứng trên ngọn núi trông thấy biển lớn, là một cửa ải trọng yếu của xứ Thanh Hoá. Núi ở chung quanh, đường đi ở giữa, trông về hai bên tả hữu, núi như chậu úp một loạt, chỗ gần hết núi thì hai bên như bức vách đứng thẳng lên, giữa có một lối đi lại, tục truyền đó là miệng của thầy tu Khổng Lồ (tức sư Không Lộ đời Lý, tục gọi là Khổng Lồ).

Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) đã có thơ vịnh:

Phiên âm:

Đoạn tục quần sơn nhãn giới khoan

Ngư thuyền thiên khống Cửa Chân quan.

Dịch nghĩa:

Một dãy núi chỗ cách, chỗ liền, tầm con mắt coi rất bát ngát

Đó đơm cá của trời tạo ra để chắn lấy cửa ải Cửa Chân.

Tạm dịch thơ:

Dãy núi trập trùng tầm mắt thoáng

Tựa đó đơm trời trấn Cửa Chân.

(Đặng Anh - dịch)

(Lịch Triều Hiến Chương loại chí. Tập 1. Sử học 1960 – trang 45)

Quốc Sử quán triều Nguyễn thì viết “… Đứng ở đỉnh núi trông ra ngoài biển, buồm thuyền như lá tre, hai ngọn phía tả hữu nơi thấp và bằng. Năm Thiệu Trị thứ 3 Vua xa giá tuần du phương Bắc, có làm thơ khắc vào đá dựng nhà bia ở ngọn giữa”. (“Đại Nam nhất thống trí” Tập II – Nhà xuất bản KHXH, 1970 – trang 218).

Nhà bia hiện nay đã được trùng tu và tôn tạo khang trang, uy nghi, đường bệ giữa đồi cao lộng gió. Tấm bia khắc bài thơ của vua Thiệu Trị được lưu giữ tại nhà bia.

Sau đây là bài thơ của vua Thiệu Trị (1841 – 1847)

Phiên âm:

Đường lộ sầm khâm tích thuý nồng

Tầng tầng túng bộ khoá Cầu Long

Bất vi Vương thất không lưu kính

Canh tác La Pù thặng biệt tung

Viễn nhạ tương phùng lâm nhất đỉnh

Cao phân diệt xuất thướng trùng phong

Toàn ngon phấn trấn Thanh Ninh cảnh

Khôi phục bàn hồ diệu tú chung.

Dịch thơ:

Giữa lối xanh um, núi chất chồng

Tầng tầng phóng bước cưỡi Cầu Long

Chẳng như Vương Ốc chừa nơi tắt.

Còn giống La Phù biệt lối thông

Đón gặp, thăm xa, xuôi một ngọn

Vin cao, trùng điệp, biết bao vùng

Thanh Ninh hai trấn đây ranh giới

Lên xuống, quanh co lượn khắc vùng.

(Bùi Vĩ - dịch)

Tam Điệp - Ba Dội hôm nay đang khởi sắc cùng với khu công nghiệp Bỉm Sơn, một tiềm năng lớn về kinh tế của Tỉnh ta trong thời kỳ đổi mới.

Tam Điệp - Ba Dội không còn heo hút, trập trùng, hoang sơ như thuở nào… mà bay giờ đang hằng ngày, hằng giờ thay da đổi thịt, cùng với những thắng cảnh, những di tích lịch sử, đền đài, miếu mạo xa xưa… và của Lễ hội đền Sòng, thu hút bao du khách thập phương.

Đặng Anh-Khu 2 – Ba Đình

Tam Điệp – Ba Dội: Một vùng non nước hữu tình

Tam Điệp – Ba Dội, địa giới phân cách hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá, nơi có đường Thiên Lý Bắc - Nam chạy qua. Nơi đây đã từng là phòng tuyến vững chắc của Vua Qung Trung, khi tiến quân ra Bắc làm nên đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu 1789, vang dậy non sông. Tam Điệp còn gọi là Ba Dội vì nó gồm 3 dãy núi đá vôi hình thù phức tạp, dị kỳ.

Quang cảnh đèo Ba Dội.

Theo “Việt Nam từ điển” của Lê Ngọc Trụ thì “Tam Điệp - tục gọi là Đèo Ba Dội” dãy núi dài chia thành 3 đợt: Một ở phí Bắc Thanh Hoá, hai là ngọn cao nhất chia địa giới hai tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình, ba là trong địa phận tỉnh Ninh Bình. Cả ba chắn ngang đường Thiên Lý Bắc – Nam”.

Đỉnh đèo cao 110m so với mặt nước biển, ta có thể ngắm nhìn mây trời, non nước, biển khơi… tương truyền rằng, Liễu Hạnh công chúa đã từng lập quán bán hàng ở đỉnh đèo Ba Dội và cũng để giao du với khách văn chương. Mỗi khi nhắc lại chuyện xưa, nhân dân vẫn còn truyền tụng câu ca dao đầy lưu luyến:

Ăn trầu nhớ miếng cau khô

Trèo lên Ba Dội nhớ cô bán hàng

Tam Điệp - Ba Dội nằm trong vùng “nhất bách lục sơn” (106 quả núi), rừng núi trập trùng và con đường Thiên Lý đầy hiểm trở, dáng thắt cổ bầu quanh co uốn lượn qua những khe núi và những vách đá dựng đứng như bức tường thành, tạo nên thế trận “một địch muôn người” dưới con mắt của những nhà tài ba quân sự, Tam Điệp - Ba Dội cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho những tao nhân mặc khách mỗi lần qua lại.

Hồ Xuân Hương – Bà chú thơ nôm đã tả đèo Ba Dội: “Một đèo, một đèo, lại một đèo” - Ở ngay câu đầu ta đã hình dung được đây là ba đèo liên tiếp với cảnh đầy mầu sắc và sống động, đậm nét trữ tình đằm thắm và trào lộng đầy ý vị…

Đèo Ba Dội

Một đèo, một đèo, lại một đèo

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc

Bậc đá xanh rì lún phún rêu

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo

Hiền nhân quân tử ai mà chẳng

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo!

Phạm Huy Chú (1782 - 1840) đã viết về ngọn núi cao, cỏ cây xanh tốt, đứng trên ngọn núi trông thấy biển lớn, là một cửa ải trọng yếu của xứ Thanh Hoá. Núi ở chung quanh, đường đi ở giữa, trông về hai bên tả hữu, núi như chậu úp một loạt, chỗ gần hết núi thì hai bên như bức vách đứng thẳng lên, giữa có một lối đi lại, tục truyền đó là miệng của thầy tu Khổng Lồ (tức sư Không Lộ đời Lý, tục gọi là Khổng Lồ).

Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) đã có thơ vịnh:

Phiên âm:

Đoạn tục quần sơn nhãn giới khoan

Ngư thuyền thiên khống Cửa Chân quan.

Dịch nghĩa:

Một dãy núi chỗ cách, chỗ liền, tầm con mắt coi rất bát ngát

Đó đơm cá của trời tạo ra để chắn lấy cửa ải Cửa Chân.

Tạm dịch thơ:

Dãy núi trập trùng tầm mắt thoáng

Tựa đó đơm trời trấn Cửa Chân.

(Đặng Anh - dịch)

(Lịch Triều Hiến Chương loại chí. Tập 1. Sử học 1960 – trang 45)

Quốc Sử quán triều Nguyễn thì viết “… Đứng ở đỉnh núi trông ra ngoài biển, buồm thuyền như lá tre, hai ngọn phía tả hữu nơi thấp và bằng. Năm Thiệu Trị thứ 3 Vua xa giá tuần du phương Bắc, có làm thơ khắc vào đá dựng nhà bia ở ngọn giữa”. (“Đại Nam nhất thống trí” Tập II – Nhà xuất bản KHXH, 1970 – trang 218).

Nhà bia hiện nay đã được trùng tu và tôn tạo khang trang, uy nghi, đường bệ giữa đồi cao lộng gió. Tấm bia khắc bài thơ của vua Thiệu Trị được lưu giữ tại nhà bia.

Sau đây là bài thơ của vua Thiệu Trị (1841 – 1847)

Phiên âm:

Đường lộ sầm khâm tích thuý nồng

Tầng tầng túng bộ khoá Cầu Long

Bất vi Vương thất không lưu kính

Canh tác La Pù thặng biệt tung

Viễn nhạ tương phùng lâm nhất đỉnh

Cao phân diệt xuất thướng trùng phong

Toàn ngon phấn trấn Thanh Ninh cảnh

Khôi phục bàn hồ diệu tú chung.

Dịch thơ:

Giữa lối xanh um, núi chất chồng

Tầng tầng phóng bước cưỡi Cầu Long

Chẳng như Vương Ốc chừa nơi tắt.

Còn giống La Phù biệt lối thông

Đón gặp, thăm xa, xuôi một ngọn

Vin cao, trùng điệp, biết bao vùng

Thanh Ninh hai trấn đây ranh giới

Lên xuống, quanh co lượn khắc vùng.

(Bùi Vĩ - dịch)

Tam Điệp - Ba Dội hôm nay đang khởi sắc cùng với khu công nghiệp Bỉm Sơn, một tiềm năng lớn về kinh tế của Tỉnh ta trong thời kỳ đổi mới.

Tam Điệp - Ba Dội không còn heo hút, trập trùng, hoang sơ như thuở nào… mà bay giờ đang hằng ngày, hằng giờ thay da đổi thịt, cùng với những thắng cảnh, những di tích lịch sử, đền đài, miếu mạo xa xưa… và của Lễ hội đền Sòng, thu hút bao du khách thập phương.

Đặng Anh-Khu 2 – Ba Đình

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC