Truy cập

Hôm nay:
9715
Hôm qua:
17332
Tuần này:
48470
Tháng này:
48470
Tất cả:
6822958

Công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở thị xã Bỉm Sơn.

Theo thông tin từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ tái bùng phát. Từ đầu năm đến nay, bệnh đã xảy ra tại 1.124 xã thuộc 274 huyện của 49 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 55.312 con với trọng lượng trên 2.700 tấn. Ngoài ra, cả nước có 290 xã thuộc 94 huyện của 28 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày. Thị xã Bỉm Sơn là địa phương có hoạt động giao thương phát triển, vì vậy nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm, tái phát và lây lan ra diện rộng là rất lớn. Trước tình hình đó, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Bỉm Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn bệnh xảy ra trên địa bàn thị xã.

PC dịch tả lợn châu phi.png


Xác định việc kiểm soát lưu thông lợn và các sản phẩm từ lợn là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Bỉm Sơn đã phối hợp với Công an thị xã, Đội quản lý thị trường số 5 tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ và kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường vận chuyển lợn giống và các sản phẩm từ lợn trái phép từ bên ngoài vào địa bàn hoặc vận chuyển qua địa bàn theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thịt lợn tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi không để xảy ra tình trạng buôn bán sản phẩm từ thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã cũng đã tiến hành phân bổ hóa chất cho các xã phường để thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường. Các địa phương sẽ tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại các khu vực đường làng, ngõ thôn, xóm, khu phố, khu chăn nuôi tập trung, chợ và các khu công cộng. Đây là biện pháp nhằm tiêu diệt mầm bệnh và cắt đứt nguồn lây nhiễm trên quần thể gia súc, gia cầm và trong môi trường. Tính đến nay, Trung tâm đã phân bổ 120 lít cho 4 xã phường. Phường Ba Đình và Bắc Sơn đã bắt đầu phun. Dự kiến, công tác phun tiêu độc khử trùng sẽ hoàn thành trước ngày 20.11.

Cùng với đó, Trung tâm đã hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn ở nông hộ, trang trại, gồm: vệ sinh chuồng trại hằng ngày, vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi, nhất là các cơ sở sản xuất giống; hướng dẫn các yêu cầu cụ thể về bảo đảm chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi; con giống; thức ăn và nước uống; chăm sóc, nuôi dưỡng; xử lý chất thải chăn nuôi; quản lý dịch bệnh...; hướng dẫn về việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, các điều kiện để thực hiện tái đàn, tăng đàn lợn, vệ sinh phòng bệnh đúng quy định. Đồng thời đẩy mạnh việc nhân giống tại các cơ sở sản xuất lợn giống, cung ứng lợn giống có chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn. Nhờ đó, các trang trại và nhiều hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn đã nắm bắt và thực hiện đúng các nguyên tắc về chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, góp phần phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi không có thuốc chữa, nếu xảy ra sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Vì vậy để phòng chống hiệu quả dịch bệnh này, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, mỗi người dân và các cơ sở chăn nuôi cần nêu cao tinh thần tự giác trong công tác phòng chống bệnh bằng những việc làm thiết thực như: khai báo chính xác số lượng đàn lợn của cơ sở chăn nuôi; chấp hành nghiêm túc việc tiêm phòng bệnh trên đàn gia súc gia cầm đợt 2 năm 2020; đồng thời thực hiện các hướng dẫn của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã về công tác phòng chống dịch bệnh.
Hà Nghĩa

Công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở thị xã Bỉm Sơn.

Theo thông tin từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ tái bùng phát. Từ đầu năm đến nay, bệnh đã xảy ra tại 1.124 xã thuộc 274 huyện của 49 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 55.312 con với trọng lượng trên 2.700 tấn. Ngoài ra, cả nước có 290 xã thuộc 94 huyện của 28 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày. Thị xã Bỉm Sơn là địa phương có hoạt động giao thương phát triển, vì vậy nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm, tái phát và lây lan ra diện rộng là rất lớn. Trước tình hình đó, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Bỉm Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn bệnh xảy ra trên địa bàn thị xã.

PC dịch tả lợn châu phi.png


Xác định việc kiểm soát lưu thông lợn và các sản phẩm từ lợn là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Bỉm Sơn đã phối hợp với Công an thị xã, Đội quản lý thị trường số 5 tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ và kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường vận chuyển lợn giống và các sản phẩm từ lợn trái phép từ bên ngoài vào địa bàn hoặc vận chuyển qua địa bàn theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thịt lợn tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi không để xảy ra tình trạng buôn bán sản phẩm từ thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã cũng đã tiến hành phân bổ hóa chất cho các xã phường để thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường. Các địa phương sẽ tổ chức phun tiêu độc khử trùng tại các khu vực đường làng, ngõ thôn, xóm, khu phố, khu chăn nuôi tập trung, chợ và các khu công cộng. Đây là biện pháp nhằm tiêu diệt mầm bệnh và cắt đứt nguồn lây nhiễm trên quần thể gia súc, gia cầm và trong môi trường. Tính đến nay, Trung tâm đã phân bổ 120 lít cho 4 xã phường. Phường Ba Đình và Bắc Sơn đã bắt đầu phun. Dự kiến, công tác phun tiêu độc khử trùng sẽ hoàn thành trước ngày 20.11.

Cùng với đó, Trung tâm đã hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn ở nông hộ, trang trại, gồm: vệ sinh chuồng trại hằng ngày, vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi, nhất là các cơ sở sản xuất giống; hướng dẫn các yêu cầu cụ thể về bảo đảm chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi; con giống; thức ăn và nước uống; chăm sóc, nuôi dưỡng; xử lý chất thải chăn nuôi; quản lý dịch bệnh...; hướng dẫn về việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, các điều kiện để thực hiện tái đàn, tăng đàn lợn, vệ sinh phòng bệnh đúng quy định. Đồng thời đẩy mạnh việc nhân giống tại các cơ sở sản xuất lợn giống, cung ứng lợn giống có chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn. Nhờ đó, các trang trại và nhiều hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn đã nắm bắt và thực hiện đúng các nguyên tắc về chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, góp phần phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi không có thuốc chữa, nếu xảy ra sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Vì vậy để phòng chống hiệu quả dịch bệnh này, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, mỗi người dân và các cơ sở chăn nuôi cần nêu cao tinh thần tự giác trong công tác phòng chống bệnh bằng những việc làm thiết thực như: khai báo chính xác số lượng đàn lợn của cơ sở chăn nuôi; chấp hành nghiêm túc việc tiêm phòng bệnh trên đàn gia súc gia cầm đợt 2 năm 2020; đồng thời thực hiện các hướng dẫn của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã về công tác phòng chống dịch bệnh.
Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC