Truy cập

Hôm nay:
3521
Hôm qua:
4529
Tuần này:
8050
Tháng này:
127904
Tất cả:
6374652

Người truyền tình yêu môn Lịch sử cho học sinh

Sinh ra trong một gia đình có mẹ là giáo viên, từ nhỏ cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã mang trong mình khao khát được đứng trên bục giảng. Niềm khao khát ấy đã đưa cô đến với nghề. Trong suốt 18 năm là nhà giáo, trải qua biết bao cảm xúc vui buồn với nghề, cô luôn mang trong mình nhiệt huyết, say mê cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và trở thành tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo.

C Thuy.jpg


Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã đam mê những môn khoa học xã hội và đạt được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm 1996, cô thi đỗ chuyên ngành Lịch sử Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1. Sau khi tốt nghiệp, cô về công tác tại Trường THCS Ngọc Trạo. Năm 2005, cô được phân công về Trường THCS Lê Qúy Đôn – một ngôi trường có bề dày thành tích trong giáo dục mũi nhọn của thị xã. Đây vừa là niềm vinh dự, cũng vừa là động lực để cô nỗ lực hơn nữa nhằm khơi dậy tình yêu của học trò đối với bộ môn được coi là dài, khó nhớ và không hấp dẫn này.

Ghi nhớ lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi”, cô Nguyễn Thị Thúy luôn không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cô thường xuyên sưu tầm tài liệu, tích cực trao đổi với đồng nghiệp để tích lũy tri thức và kinh nghiệm trong giảng dạy. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, cô nhận thấy rằng để học sinh hứng thú với bài giảng, hiểu bài và nhớ bài hơn thì điều cốt lõi là phải lấy học sinh làm trung tâm. Một trong những sáng kiến trong phương pháp giảng dạy của cô đó là chia học sinh thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm được phân công chuẩn bị 1 nội dung của bài học. Trong tiết học, các nhóm sẽ trình bày những nội dung mà mình tìm hiểu được qua sách, tài liệu tham khảo. Cô giáo chỉ là tổng hợp lại nội dung. Phương pháp này đã khơi dậy sự chủ động của các em học sinh và được các em nhiệt tình tham gia. Ngoài ra, cô còn chuẩn bị nhiều video lịch sử sống động, minh họa nội dung bài học và tích hợp kiến thức liên môn Văn học, Địa lý, giáo dục công dân… Nhờ đó, mỗi tiết lịch sử của cô Thúy không còn là những tiết học dài lê thê mà là những tiết học sôi động, được học sinh háo hức mong chờ.

Chính những đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của cô Thúy đã truyền cho học sinh niềm yêu thích với môn học này. Nhờ đó, kết quả môn học lịch sử của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Cô được nhà trường tin tưởng giao phó nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh. Dưới sự hướng dẫn của cô, nhiều em đã đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Gần đây nhất, năm học 2020 – 2021, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đội tuyển môn lịch sử của trường Lê Qúy Đôn có 3 giải nhì, 2 giải ba, 2 giải khuyến khích. Em Nguyễn Khắc Hùng Anh – Học sinh lớp 9B, là học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử cho biết: Cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã truyền cho em và các bạn tình yêu với môn Lịch sử. Trong buổi học, cô thường đưa ra những kiến thức ngoài sách giáo khoa để chúng em được tiếp nhận thêm kiến thức. Cô luôn tạo không khí vui tươi, sôi động để học sinh thêm hứng thú trong buổi học vì vậy chúng em không thấy nhàm chán mà ngược lại rất yêu thích môn học này.

Cô giáo Nguyễn Thị Hương – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Qúy Đôn cho biết: Cô giáo Nguyễn Thị Thúy là một giáo viên tràn đầy nhiệt huyết, năng động trong mọi hoạt động của nhà trường. Cô đồng thời là Bí thư Chi đoàn, Tổ phó chuyên môn, Ban chấp hành công đoàn. Cô còn tích cực tham gia các hoạt động công đoàn, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của trường nói riêng và thị xã nói chung và mang về cho Thị xã và trường nhiều kết quả đáng tự hào.

Một trong những chương trình nổi bật mà cô tham gia có thể kể đến là năm 2019, cô là một trong ba thí sinh đại diện cho thị xã Bỉm Sơn tham gia Cuộc thi Học tập và làm theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cấp tỉnh. Đội thi đã dành được giải ba trong cuộc thi này, mang về niềm tự hào cho Đảng bộ và nhân dân thị xã Bỉm Sơn. Với những nỗ lực trong công tác giảng dạy và các phong trào, cô đã được UBND thị xã công nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu thị xã Bỉm Sơn giai đoạn 2013 – 2018; khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2020 – 2021; có thành tích xuất sắc trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và phong trò toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh năm 2020 và nhiều lần công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đặc biệt, vừa qua, cô vinh dự được LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa khen thưởng là công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu xứ Thanh năm 2021.

Chia sẻ tâm tư của mình, cô Nguyễn Thị Thúy cho biết: Cô có quan điểm là người giáo viên trước hết phải để học sinh yêu quý và ngưỡng mộ về mình, trước hết là về đạo đức, lối sống. Sau đó là về chuyên môn vững chắc. Trong mỗi tiết học, giáo viên phải làm sao để truyền lửa, nhiệt huyết, hứng thú, khơi dậy ham mê học tập của học sinh. Đặc biệt phải luôn gần gũi để biết được ưu nhược điểm và tâm tư tình cảm của học sinh để học sinh yêu thích môn học, ngưỡng mô cô giáo và mong muốn được chinh phục tri thức.

CG Thuy.jpg
Có thể nói với sự năng động, sáng tạo và tình yêu với nghề, với học trò, cô đã truyền cho học sinh niềm yêu thích với môn học. Mong rằng với sự nhiệt huyết của mình, cô sẽ giúp các thế hệ học sinh hiểu rõ giá trị các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, để ra sức cống hiến, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

Hà Nghĩa

Người truyền tình yêu môn Lịch sử cho học sinh

Sinh ra trong một gia đình có mẹ là giáo viên, từ nhỏ cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã mang trong mình khao khát được đứng trên bục giảng. Niềm khao khát ấy đã đưa cô đến với nghề. Trong suốt 18 năm là nhà giáo, trải qua biết bao cảm xúc vui buồn với nghề, cô luôn mang trong mình nhiệt huyết, say mê cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và trở thành tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo.

C Thuy.jpg


Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã đam mê những môn khoa học xã hội và đạt được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm 1996, cô thi đỗ chuyên ngành Lịch sử Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1. Sau khi tốt nghiệp, cô về công tác tại Trường THCS Ngọc Trạo. Năm 2005, cô được phân công về Trường THCS Lê Qúy Đôn – một ngôi trường có bề dày thành tích trong giáo dục mũi nhọn của thị xã. Đây vừa là niềm vinh dự, cũng vừa là động lực để cô nỗ lực hơn nữa nhằm khơi dậy tình yêu của học trò đối với bộ môn được coi là dài, khó nhớ và không hấp dẫn này.

Ghi nhớ lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi”, cô Nguyễn Thị Thúy luôn không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cô thường xuyên sưu tầm tài liệu, tích cực trao đổi với đồng nghiệp để tích lũy tri thức và kinh nghiệm trong giảng dạy. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, cô nhận thấy rằng để học sinh hứng thú với bài giảng, hiểu bài và nhớ bài hơn thì điều cốt lõi là phải lấy học sinh làm trung tâm. Một trong những sáng kiến trong phương pháp giảng dạy của cô đó là chia học sinh thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm được phân công chuẩn bị 1 nội dung của bài học. Trong tiết học, các nhóm sẽ trình bày những nội dung mà mình tìm hiểu được qua sách, tài liệu tham khảo. Cô giáo chỉ là tổng hợp lại nội dung. Phương pháp này đã khơi dậy sự chủ động của các em học sinh và được các em nhiệt tình tham gia. Ngoài ra, cô còn chuẩn bị nhiều video lịch sử sống động, minh họa nội dung bài học và tích hợp kiến thức liên môn Văn học, Địa lý, giáo dục công dân… Nhờ đó, mỗi tiết lịch sử của cô Thúy không còn là những tiết học dài lê thê mà là những tiết học sôi động, được học sinh háo hức mong chờ.

Chính những đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của cô Thúy đã truyền cho học sinh niềm yêu thích với môn học này. Nhờ đó, kết quả môn học lịch sử của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Cô được nhà trường tin tưởng giao phó nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh. Dưới sự hướng dẫn của cô, nhiều em đã đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Gần đây nhất, năm học 2020 – 2021, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đội tuyển môn lịch sử của trường Lê Qúy Đôn có 3 giải nhì, 2 giải ba, 2 giải khuyến khích. Em Nguyễn Khắc Hùng Anh – Học sinh lớp 9B, là học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử cho biết: Cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã truyền cho em và các bạn tình yêu với môn Lịch sử. Trong buổi học, cô thường đưa ra những kiến thức ngoài sách giáo khoa để chúng em được tiếp nhận thêm kiến thức. Cô luôn tạo không khí vui tươi, sôi động để học sinh thêm hứng thú trong buổi học vì vậy chúng em không thấy nhàm chán mà ngược lại rất yêu thích môn học này.

Cô giáo Nguyễn Thị Hương – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Qúy Đôn cho biết: Cô giáo Nguyễn Thị Thúy là một giáo viên tràn đầy nhiệt huyết, năng động trong mọi hoạt động của nhà trường. Cô đồng thời là Bí thư Chi đoàn, Tổ phó chuyên môn, Ban chấp hành công đoàn. Cô còn tích cực tham gia các hoạt động công đoàn, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của trường nói riêng và thị xã nói chung và mang về cho Thị xã và trường nhiều kết quả đáng tự hào.

Một trong những chương trình nổi bật mà cô tham gia có thể kể đến là năm 2019, cô là một trong ba thí sinh đại diện cho thị xã Bỉm Sơn tham gia Cuộc thi Học tập và làm theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cấp tỉnh. Đội thi đã dành được giải ba trong cuộc thi này, mang về niềm tự hào cho Đảng bộ và nhân dân thị xã Bỉm Sơn. Với những nỗ lực trong công tác giảng dạy và các phong trào, cô đã được UBND thị xã công nhận danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu thị xã Bỉm Sơn giai đoạn 2013 – 2018; khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2020 – 2021; có thành tích xuất sắc trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và phong trò toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh năm 2020 và nhiều lần công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đặc biệt, vừa qua, cô vinh dự được LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa khen thưởng là công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu xứ Thanh năm 2021.

Chia sẻ tâm tư của mình, cô Nguyễn Thị Thúy cho biết: Cô có quan điểm là người giáo viên trước hết phải để học sinh yêu quý và ngưỡng mộ về mình, trước hết là về đạo đức, lối sống. Sau đó là về chuyên môn vững chắc. Trong mỗi tiết học, giáo viên phải làm sao để truyền lửa, nhiệt huyết, hứng thú, khơi dậy ham mê học tập của học sinh. Đặc biệt phải luôn gần gũi để biết được ưu nhược điểm và tâm tư tình cảm của học sinh để học sinh yêu thích môn học, ngưỡng mô cô giáo và mong muốn được chinh phục tri thức.

CG Thuy.jpg
Có thể nói với sự năng động, sáng tạo và tình yêu với nghề, với học trò, cô đã truyền cho học sinh niềm yêu thích với môn học. Mong rằng với sự nhiệt huyết của mình, cô sẽ giúp các thế hệ học sinh hiểu rõ giá trị các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, để ra sức cống hiến, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC