Truy cập

Hôm nay:
5336
Hôm qua:
6831
Tuần này:
29271
Tháng này:
172465
Tất cả:
6231773

Nhìn lại kết quả 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã 2012 tại thị xã Bỉm Sơn

Hợp tác xã (HTX) là một thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước.

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng đó, Nhà nước đã có nhiều chính sách, tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển, tiêu biểu như Luật HTX được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 quy định rõ bản chất của tổ chức HTX là “hợp tác”, hỗ trợ thành viên, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật HTX, khu vực kinh tế tập thể, các HTX trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã có nhiều bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

Ngay sau khi Luật HTX 2012 có hiệu lực, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể; thường xuyên tham mưu cho UBND thị xã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần đưa công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX đi vào nề nếp và ngày càng phát triển.

Một trong những giải pháp để HTX trên địa bàn thị xã phát triển, đó là Thị xã đã quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở pháp lý, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh HTX đã được rút ngắn từ 5 ngày làm việc xuống còn 3 ngày làm việc. Khi các HTX có nhu cầu đều được cơ quan chức năng của thị xã tư vấn về hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập mới hoặc chuyển đổi hoạt động HTX theo Luật HTX năm 2012. Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch của Tỉnh, hàng năm, đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán HTX đều được tham gia các lớp tập huấn do Liên minh HTX Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức. Việc vận động, thu hút người trẻ tuổi, có trình độ, kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật tham gia HTX cũng được quan tâm thực hiện. Kết quả cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý và các thành viên HTX đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện công việc của HTX, nhất là công tác quản lý tài chính của HTX tiến bộ rõ rệt, sổ sách kế toán rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho công tác báo cáo, kiểm tra và lưu trữ của đơn vị. Cùng với đó, Thị xã cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX, như: Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng; Chính sách giao đất, cho thuê đất đai; Chính sách tín dụng… Đồng thời chỉ đạo HTX chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất, chuyển những diện tích trồng một vụ lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế trang trại, kết hợp với chăn nuôi đại gia súc…

Đến nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 13 HTX (trong đó có 5 HTX dịch vụ nông nghiệp; 2 HTX tiểu thủ công nghiệp; 1 HTX dịch vụ thương mại; 1 Quỹ tín dụng nhân dân; 4 HTX dịch vụ tổng hợp), với tổng số thành viên trong các HTX là 799 người; tổng số lao động trong các HTX là 46 người.

Theo thông tin từ phòng Tài chính – Kế hoạch UBND thị xã, tổng nguồn vốn khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn thị xã đến năm 2021 là 132 tỷ đồng; Doanh thu bình quân của một HTX năm 2021 ước đạt 11 tỷ đồng; Lãi bình quân năm 2020-2021 là 1,2 tỷ đồng/HTX. Nếu thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX năm 2013 là 15 triệu đồng/người/năm thì năm 2021 ước đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2013. Một trong những HTX hoạt động hiệu quả nhất, đó là Quỹ Tín dụng nhân dân Ngọc Sơn, doanh thu của đơn vị là 10.175 triệu đồng; Lợi nhuận đạt 1.100 triệu đồng; Thu nhập bình quân của 1 lao động làm việc thường xuyên trong Quỹ tín dụng là 60 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân của 1 thành viên là lao động làm việc thường xuyên trong Quỹ tín dụng là 84 triệu đồng/năm và thu nhập bình quân của 1 thành viên không phải là lao động làm việc thường xuyên trong Quỹ tín dụng là 24 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, việc hợp tác của nhiều thành viên đã trở thành sức mạnh cộng đồng thích ứng với cạnh tranh thị trường, đồng thời rất phù hợp để giải quyết các hạn chế trong việc sản xuất riêng lẻ của người nông dân. Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, các HTX trên địa bàn Thị xã còn có vai trò rất quan trọng về chính trị, an sinh xã hội tại cộng đồng. Đây là kênh quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, với tinh thần “hợp tác” trong HTX, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong các thành viên nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung được phát huy; thành viên HTX mở rộng các sinh hoạt cộng đồng, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống văn hóa. Phát triển HTX đã phát huy lan tỏa các giá trị tốt đẹp của HTX ra toàn xã hội, như: tính trung thực, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ý thức chăm lo cộng đồng…, góp phần phát triển văn hóa cộng đồng, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Song bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình chuyển đổi thành lập HTX theo mô hình mới trên địa bàn thị xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Các HTX sau chuyển đổi, sau thành lập đang còn lúng túng về phương thức tổ chức nội dung hoạt động; Cán bộ ở một số HTX trình độ còn hạn chế, bộ máy quản lý chưa đồng bộ (trừ HTX tín dụng); HTX chưa đổi mới cách thức làm ăn, còn ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thiếu chủ động trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao; Một số HTX hoạt động còn đơn điệu, mới được một số khâu dịch vụ, lợi ích mang lại cho các xã viên, chưa đáp ứng được yêu cầu đời sống của xã viên; Do định biên quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể không có cán bộ chuyên trách mà phải kiêm nhiệm; do vậy, việc quản lý, theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chính sách đã ban hành về phát triển kinh tế tập thể còn hạn chế…

Để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững, thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, HTX; hỗ trợ để các HTX phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng cạnh tranh, nâng cao năng lực hoạt động, cải thiện đời sống thành viên; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau …, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã. Thị xã coi việc củng cố, xây dựng kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
Nguyễn Tới

Nhìn lại kết quả 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã 2012 tại thị xã Bỉm Sơn

Hợp tác xã (HTX) là một thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước.

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng đó, Nhà nước đã có nhiều chính sách, tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển, tiêu biểu như Luật HTX được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 quy định rõ bản chất của tổ chức HTX là “hợp tác”, hỗ trợ thành viên, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Luật HTX, khu vực kinh tế tập thể, các HTX trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã có nhiều bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

Ngay sau khi Luật HTX 2012 có hiệu lực, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh, thị xã Bỉm Sơn đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể; thường xuyên tham mưu cho UBND thị xã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần đưa công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX đi vào nề nếp và ngày càng phát triển.

Một trong những giải pháp để HTX trên địa bàn thị xã phát triển, đó là Thị xã đã quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở pháp lý, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh HTX đã được rút ngắn từ 5 ngày làm việc xuống còn 3 ngày làm việc. Khi các HTX có nhu cầu đều được cơ quan chức năng của thị xã tư vấn về hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập mới hoặc chuyển đổi hoạt động HTX theo Luật HTX năm 2012. Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch của Tỉnh, hàng năm, đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán HTX đều được tham gia các lớp tập huấn do Liên minh HTX Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức. Việc vận động, thu hút người trẻ tuổi, có trình độ, kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật tham gia HTX cũng được quan tâm thực hiện. Kết quả cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý và các thành viên HTX đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện công việc của HTX, nhất là công tác quản lý tài chính của HTX tiến bộ rõ rệt, sổ sách kế toán rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho công tác báo cáo, kiểm tra và lưu trữ của đơn vị. Cùng với đó, Thị xã cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX, như: Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng; Chính sách giao đất, cho thuê đất đai; Chính sách tín dụng… Đồng thời chỉ đạo HTX chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới có năng suất cao vào sản xuất, chuyển những diện tích trồng một vụ lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế trang trại, kết hợp với chăn nuôi đại gia súc…

Đến nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 13 HTX (trong đó có 5 HTX dịch vụ nông nghiệp; 2 HTX tiểu thủ công nghiệp; 1 HTX dịch vụ thương mại; 1 Quỹ tín dụng nhân dân; 4 HTX dịch vụ tổng hợp), với tổng số thành viên trong các HTX là 799 người; tổng số lao động trong các HTX là 46 người.

Theo thông tin từ phòng Tài chính – Kế hoạch UBND thị xã, tổng nguồn vốn khu vực kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn thị xã đến năm 2021 là 132 tỷ đồng; Doanh thu bình quân của một HTX năm 2021 ước đạt 11 tỷ đồng; Lãi bình quân năm 2020-2021 là 1,2 tỷ đồng/HTX. Nếu thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX năm 2013 là 15 triệu đồng/người/năm thì năm 2021 ước đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2013. Một trong những HTX hoạt động hiệu quả nhất, đó là Quỹ Tín dụng nhân dân Ngọc Sơn, doanh thu của đơn vị là 10.175 triệu đồng; Lợi nhuận đạt 1.100 triệu đồng; Thu nhập bình quân của 1 lao động làm việc thường xuyên trong Quỹ tín dụng là 60 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân của 1 thành viên là lao động làm việc thường xuyên trong Quỹ tín dụng là 84 triệu đồng/năm và thu nhập bình quân của 1 thành viên không phải là lao động làm việc thường xuyên trong Quỹ tín dụng là 24 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, việc hợp tác của nhiều thành viên đã trở thành sức mạnh cộng đồng thích ứng với cạnh tranh thị trường, đồng thời rất phù hợp để giải quyết các hạn chế trong việc sản xuất riêng lẻ của người nông dân. Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, các HTX trên địa bàn Thị xã còn có vai trò rất quan trọng về chính trị, an sinh xã hội tại cộng đồng. Đây là kênh quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, với tinh thần “hợp tác” trong HTX, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong các thành viên nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung được phát huy; thành viên HTX mở rộng các sinh hoạt cộng đồng, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống văn hóa. Phát triển HTX đã phát huy lan tỏa các giá trị tốt đẹp của HTX ra toàn xã hội, như: tính trung thực, công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ý thức chăm lo cộng đồng…, góp phần phát triển văn hóa cộng đồng, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Song bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình chuyển đổi thành lập HTX theo mô hình mới trên địa bàn thị xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Các HTX sau chuyển đổi, sau thành lập đang còn lúng túng về phương thức tổ chức nội dung hoạt động; Cán bộ ở một số HTX trình độ còn hạn chế, bộ máy quản lý chưa đồng bộ (trừ HTX tín dụng); HTX chưa đổi mới cách thức làm ăn, còn ỷ lại, trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thiếu chủ động trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao; Một số HTX hoạt động còn đơn điệu, mới được một số khâu dịch vụ, lợi ích mang lại cho các xã viên, chưa đáp ứng được yêu cầu đời sống của xã viên; Do định biên quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể không có cán bộ chuyên trách mà phải kiêm nhiệm; do vậy, việc quản lý, theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chính sách đã ban hành về phát triển kinh tế tập thể còn hạn chế…

Để khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững, thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, HTX; hỗ trợ để các HTX phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng cạnh tranh, nâng cao năng lực hoạt động, cải thiện đời sống thành viên; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau …, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã. Thị xã coi việc củng cố, xây dựng kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC