Truy cập

Hôm nay:
1125
Hôm qua:
17332
Tuần này:
39880
Tháng này:
39880
Tất cả:
6814368

Phía sau những bài giảng trực tuyến

Một tuần sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, cũng như các địa phương khác, Thị xã Bỉm Sơn đã xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid 19 trong cộng đồng, trong đó có cả giáo viên và học sinh. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, phòng Giáo dục và Đạo tạo Thị xã đã chỉ đạo các nhà trường chuyển hình thức học trực tiếp sang trực tuyến đối với các lớp có cô giáo và học sinh bị nhiễm Covid 19.

Tính đến ngày 14/2, toàn Thị xã đã có 108/259 lớp với gần 4.860 học sinh chuyển hình thức học online. Đây là giải pháp duy nhất trong thời điểm này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh nhưng không làm gián đoạn chương trình dạy và học theo quy định. Hình thức học trực tuyến này đã phát huy hiệu quả trong bối cảnh học sinh không thể đến trường, nhưng cũng có nhiều hạn chế, nhất là trong việc tương tác giữa giáo viên và học sinh. Để có những bài giảng trực tuyến hiệu quả, hấp dẫn học sinh, có thể nói đội ngũ giáo viên đã phải nỗ lực rất nhiều.

Sau 4 ngày trở lại trường học khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc, Lớp 1A - Trường Tiểu học Đông Sơn do cô giáo Trịnh Thị Thủy làm chủ nhiệm chuyển sang học trực tuyến do có 2 học sinh bị dương tính với virut Sars - CoV-2. Để chuẩn bị chu đáo cho việc dạy học online, trước mỗi buổi dạy Cô phải chọn một nơi yên tĩnh trong nhà, sẵn sàng các thiết bị máy tính, micro và giáo án. Là học sinh lớp 1, các kỹ năng đọc, viết của các em chưa hoàn thiện, đang cần được sự chỉ dẫn tỉ mỉ của cô giáo. Thêm vào đó, khả năng tập trung chưa cao, ngồi máy tính nhiều dễ khiến cho các em có tâm lý mệt mỏi, chán nản. Vì vậy khi chuyển sang hình thức học online, cô giáo Thủy đã phải trăn trở rất nhiều vào những trang giáo án. Cô đã phải đầu tư thời gian gấp nhiều lần trước đây để lên nội dung và thiết kế bài giảng đạt được mục tiêu ngắn gọn, súc tích, hình ảnh hấp dẫn và quan trọng là tăng tương tác với học sinh để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất.

Mặc dù cô giáo Trịnh Thị Thủy và đồng nghiệp đã chuẩn bị giáo án online một cách công phu và kỹ lưng, nhưng không phải tiết học nào cũng diễn ra suôn sẻ. Đôi khi lớp học xảy ra những sự cố do trục trặc kỹ thuật như: học sinh không nghe thấy tiếng cô giáo giảng bài; không đăng nhập vào lớp học được. Cũng có lúc gặp phải một số tình huống dở khóc, dở cười khi mà giờ đây đối tượng nghe cô giáo giảng bài không chỉ là học sinh mà còn có cả phụ huynh. Cô giáo Trần Anh Vân - giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Trạo chia sẻ: Trong quá trình dạy học trực tuyến, cô và đồng nghiệp gặp không ít các tình huống dở khóc dở cười. Có trường hợp trong giờ học, phụ huynh vẫn tranh thủ xúc cơm cho con ăn; hay xen vào tiếng cô giáo giảng bài là tiếng phụ huynh quát mắng do học sinh quên không tắt míc. Rồi có khi cô giáo gọi học sinh trả lời nhưng đợi mãi không thấy học sinh trả lời.

Với học sinh cấp 1, kỹ năng sử dụng máy tính và ý thức tự giác còn hạn chế thì việc dạy gặp nhiều khó khăn là thế. Nhưng với học sinh cấp 3, thì việc quản lý lớp học online cũng không hề dễ dàng. Theo cô giáo Phạm Thị Hiền - giáo viên Trường THPT Bỉm Sơn: Với hình thức học online, sự tương tác của giáo viên và học sinh ít hơn bình thường, nhất là với học sinh yếu. Bởi vì bản thân các em ít hứng thú với việc học bài. Nếu cô quan tâm đến các em yếu thì lại làm mất thời gian của cả lớp. Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa có ý thức học tập, thường vào muộn hay chỉ bật máy tính điểm danh rồi làm việc riêng làm ảnh hưởng chất lượng giờ học, thậm chí chát nói chuyện riêng trong khi cô giáo đang giảng bài.

Không chỉ với môn học văn hóa, với các môn đặc thù như thể dục, mỹ thuật, việc học online cũng gây ra nhiều khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Hà – giáo viên môn Mỹ thuật Trường Tiểu học Đông Sơn cho biết: Đây là một môn học nghệ thuật, người giáo viên cần truyền cho các em những cảm xúc trước cái đẹp. Thế nhưng qua màn hình máy tính sẽ rất khó để làm được điều đó. Cô cũng không thể hướng dẫn các em cụ thể từng nét vẽ, cách phối màu, cắt ghép cũng không kiểm soát được việc học sinh có tập trung làm bài hay không.

Có thể nói, Đại dịch lần này mang theo nhiều khó khăn đối với ngành giáo dục. Là những phép thử đối với bản lĩnh, trí tuệ và tình yêu nghề của đội ngũ giáo viên. Trường Tiểu học Ngọc Trạo là một trong những trường học có nhiều ca dương tính nhất trên địa bàn Thị xã. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu của Nhà trường đã linh hoạt trong việc tổ chức dạy học sang hình thức học trực tuyến với phương châm “Dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Bà Phạm Thị Hường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Trạo cho biết: Dù khó khăn đến đâu, thầy và trò Nhà trường cũng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với quyết tâm đó, Ban giám hiệu Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về các phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học trực tuyến; chuẩn bị đầy đủ phương tiện để tổ chức dạy học trực tuyến; đồng thời yêu cầu mỗi giáo viên phải chuẩn bị bài giảng thật chu đáo trước mỗi buổi dạy. Sau mỗi buổi dạy, tóm tắt ngắn gọn nội dung trọng tâm của bài học vào kho dữ liệu bài giảng để phụ huynh có thể hỗ trợ con học tại nhà. Đối với các em học sinh thuộc diện F0, không thể tham gia học trực tuyến được, cô giáo sẽ giao bài qua Zalo. Bà Phạm Thị Hường bày tỏ sự quyết tâm: Để thực hiện tốt mục tiêu kép mà Chính phủ đưa ra, vừa dạy học và vừa phòng chống dịch Covid 19 thật tốt, bản thân mỗi nhà giáo chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học. Chúng tôi cũng mong nhận được sự động viên, chia sẻ từ các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là phụ huynh và nhân dân. Và cũng mong sao dịch bệnh sớm được đẩy lùi để thầy và trò có thể đến trường với phấn trắng, bảng đen.

Cơn bão đại dịch tràn đến làm thay đổi hình thức dạy và học. Việc dạy học trực tuyến là cần thiết song cũng không tránh khỏi những khó khăn cho cả người dạy và người học. Vào thời điểm này, hình ảnh “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi” đang tạm thời được thay thế bằng hình ảnh của những chiếc máy tính và những bài giảng điện tử. Thế nhưng những “hạt bụi phấn vô hình” vẫn hàng ngày tuôn rơi trên bục giảng trực tuyến - nơi hằng ngày, giáo viên vẫn tự mày mò, học hỏi để mang những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống truyền dạy học trò. Vào thời điểm này, chúng tôi xin được bày tỏ sự tri ân trước những nỗ lực của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục. Hơn ai hết, thầy cô là những người vất vả nhất, họ vẫn đang miệt mài tự hoàn thiện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, nâng cao kỹ năng tương tác trong lớp học ảo. Sự nỗ lực của họ rất đáng trân trọng và cần sự đồng cảm, sẻ chia của tất cả mọi người trước những áp lực và trăn trở của người thầy trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Hà Nghĩa

Phía sau những bài giảng trực tuyến

Một tuần sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, cũng như các địa phương khác, Thị xã Bỉm Sơn đã xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid 19 trong cộng đồng, trong đó có cả giáo viên và học sinh. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, phòng Giáo dục và Đạo tạo Thị xã đã chỉ đạo các nhà trường chuyển hình thức học trực tiếp sang trực tuyến đối với các lớp có cô giáo và học sinh bị nhiễm Covid 19.

Tính đến ngày 14/2, toàn Thị xã đã có 108/259 lớp với gần 4.860 học sinh chuyển hình thức học online. Đây là giải pháp duy nhất trong thời điểm này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh nhưng không làm gián đoạn chương trình dạy và học theo quy định. Hình thức học trực tuyến này đã phát huy hiệu quả trong bối cảnh học sinh không thể đến trường, nhưng cũng có nhiều hạn chế, nhất là trong việc tương tác giữa giáo viên và học sinh. Để có những bài giảng trực tuyến hiệu quả, hấp dẫn học sinh, có thể nói đội ngũ giáo viên đã phải nỗ lực rất nhiều.

Sau 4 ngày trở lại trường học khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc, Lớp 1A - Trường Tiểu học Đông Sơn do cô giáo Trịnh Thị Thủy làm chủ nhiệm chuyển sang học trực tuyến do có 2 học sinh bị dương tính với virut Sars - CoV-2. Để chuẩn bị chu đáo cho việc dạy học online, trước mỗi buổi dạy Cô phải chọn một nơi yên tĩnh trong nhà, sẵn sàng các thiết bị máy tính, micro và giáo án. Là học sinh lớp 1, các kỹ năng đọc, viết của các em chưa hoàn thiện, đang cần được sự chỉ dẫn tỉ mỉ của cô giáo. Thêm vào đó, khả năng tập trung chưa cao, ngồi máy tính nhiều dễ khiến cho các em có tâm lý mệt mỏi, chán nản. Vì vậy khi chuyển sang hình thức học online, cô giáo Thủy đã phải trăn trở rất nhiều vào những trang giáo án. Cô đã phải đầu tư thời gian gấp nhiều lần trước đây để lên nội dung và thiết kế bài giảng đạt được mục tiêu ngắn gọn, súc tích, hình ảnh hấp dẫn và quan trọng là tăng tương tác với học sinh để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất.

Mặc dù cô giáo Trịnh Thị Thủy và đồng nghiệp đã chuẩn bị giáo án online một cách công phu và kỹ lưng, nhưng không phải tiết học nào cũng diễn ra suôn sẻ. Đôi khi lớp học xảy ra những sự cố do trục trặc kỹ thuật như: học sinh không nghe thấy tiếng cô giáo giảng bài; không đăng nhập vào lớp học được. Cũng có lúc gặp phải một số tình huống dở khóc, dở cười khi mà giờ đây đối tượng nghe cô giáo giảng bài không chỉ là học sinh mà còn có cả phụ huynh. Cô giáo Trần Anh Vân - giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Trạo chia sẻ: Trong quá trình dạy học trực tuyến, cô và đồng nghiệp gặp không ít các tình huống dở khóc dở cười. Có trường hợp trong giờ học, phụ huynh vẫn tranh thủ xúc cơm cho con ăn; hay xen vào tiếng cô giáo giảng bài là tiếng phụ huynh quát mắng do học sinh quên không tắt míc. Rồi có khi cô giáo gọi học sinh trả lời nhưng đợi mãi không thấy học sinh trả lời.

Với học sinh cấp 1, kỹ năng sử dụng máy tính và ý thức tự giác còn hạn chế thì việc dạy gặp nhiều khó khăn là thế. Nhưng với học sinh cấp 3, thì việc quản lý lớp học online cũng không hề dễ dàng. Theo cô giáo Phạm Thị Hiền - giáo viên Trường THPT Bỉm Sơn: Với hình thức học online, sự tương tác của giáo viên và học sinh ít hơn bình thường, nhất là với học sinh yếu. Bởi vì bản thân các em ít hứng thú với việc học bài. Nếu cô quan tâm đến các em yếu thì lại làm mất thời gian của cả lớp. Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa có ý thức học tập, thường vào muộn hay chỉ bật máy tính điểm danh rồi làm việc riêng làm ảnh hưởng chất lượng giờ học, thậm chí chát nói chuyện riêng trong khi cô giáo đang giảng bài.

Không chỉ với môn học văn hóa, với các môn đặc thù như thể dục, mỹ thuật, việc học online cũng gây ra nhiều khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Hà – giáo viên môn Mỹ thuật Trường Tiểu học Đông Sơn cho biết: Đây là một môn học nghệ thuật, người giáo viên cần truyền cho các em những cảm xúc trước cái đẹp. Thế nhưng qua màn hình máy tính sẽ rất khó để làm được điều đó. Cô cũng không thể hướng dẫn các em cụ thể từng nét vẽ, cách phối màu, cắt ghép cũng không kiểm soát được việc học sinh có tập trung làm bài hay không.

Có thể nói, Đại dịch lần này mang theo nhiều khó khăn đối với ngành giáo dục. Là những phép thử đối với bản lĩnh, trí tuệ và tình yêu nghề của đội ngũ giáo viên. Trường Tiểu học Ngọc Trạo là một trong những trường học có nhiều ca dương tính nhất trên địa bàn Thị xã. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu của Nhà trường đã linh hoạt trong việc tổ chức dạy học sang hình thức học trực tuyến với phương châm “Dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Bà Phạm Thị Hường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Trạo cho biết: Dù khó khăn đến đâu, thầy và trò Nhà trường cũng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với quyết tâm đó, Ban giám hiệu Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về các phương pháp dạy học, kỹ năng dạy học trực tuyến; chuẩn bị đầy đủ phương tiện để tổ chức dạy học trực tuyến; đồng thời yêu cầu mỗi giáo viên phải chuẩn bị bài giảng thật chu đáo trước mỗi buổi dạy. Sau mỗi buổi dạy, tóm tắt ngắn gọn nội dung trọng tâm của bài học vào kho dữ liệu bài giảng để phụ huynh có thể hỗ trợ con học tại nhà. Đối với các em học sinh thuộc diện F0, không thể tham gia học trực tuyến được, cô giáo sẽ giao bài qua Zalo. Bà Phạm Thị Hường bày tỏ sự quyết tâm: Để thực hiện tốt mục tiêu kép mà Chính phủ đưa ra, vừa dạy học và vừa phòng chống dịch Covid 19 thật tốt, bản thân mỗi nhà giáo chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học. Chúng tôi cũng mong nhận được sự động viên, chia sẻ từ các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là phụ huynh và nhân dân. Và cũng mong sao dịch bệnh sớm được đẩy lùi để thầy và trò có thể đến trường với phấn trắng, bảng đen.

Cơn bão đại dịch tràn đến làm thay đổi hình thức dạy và học. Việc dạy học trực tuyến là cần thiết song cũng không tránh khỏi những khó khăn cho cả người dạy và người học. Vào thời điểm này, hình ảnh “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi” đang tạm thời được thay thế bằng hình ảnh của những chiếc máy tính và những bài giảng điện tử. Thế nhưng những “hạt bụi phấn vô hình” vẫn hàng ngày tuôn rơi trên bục giảng trực tuyến - nơi hằng ngày, giáo viên vẫn tự mày mò, học hỏi để mang những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống truyền dạy học trò. Vào thời điểm này, chúng tôi xin được bày tỏ sự tri ân trước những nỗ lực của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục. Hơn ai hết, thầy cô là những người vất vả nhất, họ vẫn đang miệt mài tự hoàn thiện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, nâng cao kỹ năng tương tác trong lớp học ảo. Sự nỗ lực của họ rất đáng trân trọng và cần sự đồng cảm, sẻ chia của tất cả mọi người trước những áp lực và trăn trở của người thầy trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC