Truy cập

Hôm nay:
4843
Hôm qua:
17332
Tuần này:
43598
Tháng này:
43598
Tất cả:
6818086

Tấm gương cựu chiến binh vượt qua nỗi đau mang tên chất độc da cam

Nhập ngũ năm 1975, cựu chiến binh Trần Thanh Bình – khu phố 6 phường Bắc Sơn đã có 6 năm phục vụ quân đội. Trong suốt thời gian ấy, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, chiến dịch biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Lăn lộn trên khắp các chiến trường, ông bị nhiễm chất độc da cam, để lại di chứng cho đến tận ngày hôm nay. Thế nhưng vượt qua nỗi đau mang tên chất độc hóa học, ông và gia đình đã tích cực tham gia lao động sản xuất và trở thành một trong những tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vươn lên của một người lính cụ Hồ.

CCB.JPG


Theo chân Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin thị xã, chúng tôi tới thăm gia đình cựu chiến binh Trần Thanh Bình. Nhìn ngôi nhà khang trang của gia đình ông, ai cũng mừng vì sau 31 năm lập nghiệp ở Bỉm Sơn từ hai bàn tay trắng, kinh tế gia đình ông giờ đây đã ổn định. Thế nhưng chúng tôi không khỏi chạnh lòng chứng kiến hình ảnh người con trai cả của ông đang bị xích cố định trong nhà. Trong câu chuyện chia sẻ với chúng tôi, ông Bình cho biết: Vợ chồng ông bà sinh được 2 người con trai. Nhưng do di chứng của chất độc da cam, người con trai cả của ông bị thiểu năng trí tuệ. Vậy nên dù đã ở tuổi lẽ ra được an nhàn, thảnh thơi và được con cái báo hiếu thì ông bà vẫn phải vật lộn chăm sóc người con gần 40 tuổi từ miếng ăn, giấc ngủ đến vệ sinh cá nhân. Có những khi lên cơn, anh đập phá đồ đạc trong nhà, hoặc bỏ đi lang thang khiến ông bà phải đi tìm cả đêm mà không thấy. Thương con, nhưng rồi ông bà đành lòng phải dùng xích để giữ anh lại. Còn bản thân ông Bình, do ảnh hưởng của chất độc hóa học nên ông thường xuyên đau ốm. Nhất là những khi trái gió trở trời, ông lại bị những cơn đau đầu, đau lưng hành hạ.

Khi được hỏi về những ngày đầu lập nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn, ông Bình chia sẻ, sau khi xuất ngũ, ông trở về quê hương tại xã Hoằng Chinh, huyện Hoằng Hóa. Cuộc sống gia đình quá đỗi khó khăn, vất vả, lại mang trong mình nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng với bản chất của người lính cụ Hồ, không chịu khuất phục số phận, không cam chịu đói nghèo, năm 1990, vợ chồng ông quyết tâm rời quê hương đến thị xã Bỉm Sơn để phát triển kinh tế. Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, vợ chồng ông đồng cam cộng khổ, bảo ban nhau sáng tối lăn lộn với núi đồi. Trời không phụ công người, kinh tế gia đình ông trở nên khấm khá. Không chỉ xây dựng nhà cửa khang trang, vợ chồng ông còn nuôi người con trai thứ hai ăn học đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm ổn định. Ông tâm niệm: Trong chiến tranh, mình đã vượt qua mưa bom, bão đạn thì trong hòa bình, mình cũng phải vượt qua đói nghèo.

Đến nay, dù đã gần 70 tuổi, nhưng ông vẫn hăng say lao động. Trên diện tích 7ha đất đồi, vợ chồng ông trồng mía và dứa, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Không chỉ tích cực phát triển kinh tế, ông còn một đảng viên gương mẫu, luôn hăng hái đi đầu trong các phong trào của địa phương và là một hội viên năng nổ của Hội Cựu chiến binh, Hội nạn nhân chất độc da cam. Nhận xét về hội viên Trần Thanh Bình, ông Phạm Đức Thuận – Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin thị xã Bỉm Sơn cho biết: Ông Bình luôn quan tâm, sẻ chia khó khăn với những người cùng cảnh ngộ. Nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam được đã được ông hỗ trợ về kiến thức và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế vườn đồi. Nhờ đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các hội viên.

Có thể nói, với những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của mình, ông Trần Thanh Bình xứng đáng là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vượt qua nỗi đau chất độc da cam để xây dựng cuộc sống ấm no cho gia đình và xã hội.

Hà Nghĩa

Tấm gương cựu chiến binh vượt qua nỗi đau mang tên chất độc da cam

Nhập ngũ năm 1975, cựu chiến binh Trần Thanh Bình – khu phố 6 phường Bắc Sơn đã có 6 năm phục vụ quân đội. Trong suốt thời gian ấy, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, chiến dịch biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Lăn lộn trên khắp các chiến trường, ông bị nhiễm chất độc da cam, để lại di chứng cho đến tận ngày hôm nay. Thế nhưng vượt qua nỗi đau mang tên chất độc hóa học, ông và gia đình đã tích cực tham gia lao động sản xuất và trở thành một trong những tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vươn lên của một người lính cụ Hồ.

CCB.JPG


Theo chân Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin thị xã, chúng tôi tới thăm gia đình cựu chiến binh Trần Thanh Bình. Nhìn ngôi nhà khang trang của gia đình ông, ai cũng mừng vì sau 31 năm lập nghiệp ở Bỉm Sơn từ hai bàn tay trắng, kinh tế gia đình ông giờ đây đã ổn định. Thế nhưng chúng tôi không khỏi chạnh lòng chứng kiến hình ảnh người con trai cả của ông đang bị xích cố định trong nhà. Trong câu chuyện chia sẻ với chúng tôi, ông Bình cho biết: Vợ chồng ông bà sinh được 2 người con trai. Nhưng do di chứng của chất độc da cam, người con trai cả của ông bị thiểu năng trí tuệ. Vậy nên dù đã ở tuổi lẽ ra được an nhàn, thảnh thơi và được con cái báo hiếu thì ông bà vẫn phải vật lộn chăm sóc người con gần 40 tuổi từ miếng ăn, giấc ngủ đến vệ sinh cá nhân. Có những khi lên cơn, anh đập phá đồ đạc trong nhà, hoặc bỏ đi lang thang khiến ông bà phải đi tìm cả đêm mà không thấy. Thương con, nhưng rồi ông bà đành lòng phải dùng xích để giữ anh lại. Còn bản thân ông Bình, do ảnh hưởng của chất độc hóa học nên ông thường xuyên đau ốm. Nhất là những khi trái gió trở trời, ông lại bị những cơn đau đầu, đau lưng hành hạ.

Khi được hỏi về những ngày đầu lập nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn, ông Bình chia sẻ, sau khi xuất ngũ, ông trở về quê hương tại xã Hoằng Chinh, huyện Hoằng Hóa. Cuộc sống gia đình quá đỗi khó khăn, vất vả, lại mang trong mình nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng với bản chất của người lính cụ Hồ, không chịu khuất phục số phận, không cam chịu đói nghèo, năm 1990, vợ chồng ông quyết tâm rời quê hương đến thị xã Bỉm Sơn để phát triển kinh tế. Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, vợ chồng ông đồng cam cộng khổ, bảo ban nhau sáng tối lăn lộn với núi đồi. Trời không phụ công người, kinh tế gia đình ông trở nên khấm khá. Không chỉ xây dựng nhà cửa khang trang, vợ chồng ông còn nuôi người con trai thứ hai ăn học đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm ổn định. Ông tâm niệm: Trong chiến tranh, mình đã vượt qua mưa bom, bão đạn thì trong hòa bình, mình cũng phải vượt qua đói nghèo.

Đến nay, dù đã gần 70 tuổi, nhưng ông vẫn hăng say lao động. Trên diện tích 7ha đất đồi, vợ chồng ông trồng mía và dứa, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Không chỉ tích cực phát triển kinh tế, ông còn một đảng viên gương mẫu, luôn hăng hái đi đầu trong các phong trào của địa phương và là một hội viên năng nổ của Hội Cựu chiến binh, Hội nạn nhân chất độc da cam. Nhận xét về hội viên Trần Thanh Bình, ông Phạm Đức Thuận – Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin thị xã Bỉm Sơn cho biết: Ông Bình luôn quan tâm, sẻ chia khó khăn với những người cùng cảnh ngộ. Nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam được đã được ông hỗ trợ về kiến thức và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế vườn đồi. Nhờ đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các hội viên.

Có thể nói, với những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của mình, ông Trần Thanh Bình xứng đáng là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vượt qua nỗi đau chất độc da cam để xây dựng cuộc sống ấm no cho gia đình và xã hội.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC