Truy cập

Hôm nay:
205
Hôm qua:
12090
Tuần này:
51050
Tháng này:
51050
Tất cả:
6825538

Thị xã Bỉm Sơn chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 và phát triển cao điểm từ trung tuần tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

SXH1.jpg


Hiện nay, sốt xuất huyết đã xuất hiện rải rác và có chiều hướng gia tăng ở một số tỉnh miền bắc như Hà Nội, Nghệ An... trong đó, Nghệ An đã ghi nhận ổ dịch với 354 ca mắc, Hà Nội có 634 ca mắc. Tại Thanh Hóa theo ghi nhận của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 31/7/2020 đã ghi nhận 269 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 60 ca mắc nội địa và rải đều các huyện, thị trong Tỉnh.

Trước tình hình đó, UBND thị xã Bỉm Sơn đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và chết do bệnh sốt xuất huyết; Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm và khống chế không để dịch xảy ra; Xã hội hoá các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Cụ thể, nếu có dịch, 100% ổ dịch được phát hiện sớm, bao vây, khoanh vùng, xử lý triệt để theo đúng quy định; nếu bệnh nhân nghi ngờ sốt xuất huyết phải được chủ động giám sát phát hiện tại y tế cơ sở và tại cộng đồng; Giám sát bệnh tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn 2 lần/tuần; Giám sát véc tơ hàng tháng và điều tra ổ bọ gậy 2 lần/tháng tại 2 phường trọng điểm (Ba Đình và Ngọc Trạo), các phường xã còn lại giám sát véc tơ 1 lần/ tháng.

Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới thị xã Bỉm Sơn sẽ củng cố Ban chỉ đạo phòng chống SXH từ cấp huyện, thị đến xã, phường. Ban chỉ đạo gồm nhiều thành phần nhằm huy động cộng đồng và xã hội hóa công tác phòng chống SXH. Chỉ đạo các trạm y tế xã, phường chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể các hoạt động. Xây dựng và củng cố mạng lưới cộng tác viên tại xã, phường trọng điểm, mỗi cộng tác viên phụ trách 80 - 100 hộ. Đây là lực lượng chính hướng dẫn người dân phát hiện và loại trừ các ổ bọ gậy tại hộ gia đình, là lực lượng chính thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.

Bên cạnh đó, Thị xã tổ chức những lớp tập huấn cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cũng như cập nhật những kiến thức mới về giám sát dịch tễ và xử lý dịch; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cộng tác viên xã, phường thường xuyên bám sát dịch trên địa bàn, phát hiện những ca mắc đầu tiên để bao vây dập tắt, khống chế không để dịch lan rộng. Cùng với đó, Thị xã sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu rõ về dịch bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống bệnh; Nói chuyện cung cấp kiến thức phòng chống SXH tại các hội nghị và trong các nhà trường, đối tượng là cán bộ và học sinh.

Theo y sỹ Vương Thị Tâm – cán bộ Trung tâm Y tế Bỉm Sơn, năm nào cũng vậy, bắt đầu vào mùa mưa, lực lượng của Trung tâm Y tế và cộng tác viên Y tế tại xã, phường đã đến từng hộ dân để tuyên truyền mối nguy hại của bệnh sốt xuất huyết và hướng dẫn người dân cách xử lý các dụng cụ chứa nước; vận động người dân chủ động diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh, thau rửa sạch các dụng cụ, thu gom, hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà;mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn để tránh muỗi đốt. Qua các đợt truyền thông trực tiếp và lồng ghép trong buổi sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, nhận thấy người dân có sự thay đổi trong sinh hoạt, quan tâm hơn việc vệ sinh môi trường sống để phòng bệnh.

Bệnh SXH nếu không kịp thời phòng, chống, phát hiện sớm, xử lý triệt để, ổ dịch sẽ lây lan ra diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, vì vậy người dân cần chủ động, tự giác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, vì sức khỏe của bản thân, của mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Thanh Dung

Thị xã Bỉm Sơn chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 và phát triển cao điểm từ trung tuần tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

SXH1.jpg


Hiện nay, sốt xuất huyết đã xuất hiện rải rác và có chiều hướng gia tăng ở một số tỉnh miền bắc như Hà Nội, Nghệ An... trong đó, Nghệ An đã ghi nhận ổ dịch với 354 ca mắc, Hà Nội có 634 ca mắc. Tại Thanh Hóa theo ghi nhận của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến ngày 31/7/2020 đã ghi nhận 269 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 60 ca mắc nội địa và rải đều các huyện, thị trong Tỉnh.

Trước tình hình đó, UBND thị xã Bỉm Sơn đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và chết do bệnh sốt xuất huyết; Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm và khống chế không để dịch xảy ra; Xã hội hoá các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Cụ thể, nếu có dịch, 100% ổ dịch được phát hiện sớm, bao vây, khoanh vùng, xử lý triệt để theo đúng quy định; nếu bệnh nhân nghi ngờ sốt xuất huyết phải được chủ động giám sát phát hiện tại y tế cơ sở và tại cộng đồng; Giám sát bệnh tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn 2 lần/tuần; Giám sát véc tơ hàng tháng và điều tra ổ bọ gậy 2 lần/tháng tại 2 phường trọng điểm (Ba Đình và Ngọc Trạo), các phường xã còn lại giám sát véc tơ 1 lần/ tháng.

Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới thị xã Bỉm Sơn sẽ củng cố Ban chỉ đạo phòng chống SXH từ cấp huyện, thị đến xã, phường. Ban chỉ đạo gồm nhiều thành phần nhằm huy động cộng đồng và xã hội hóa công tác phòng chống SXH. Chỉ đạo các trạm y tế xã, phường chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể các hoạt động. Xây dựng và củng cố mạng lưới cộng tác viên tại xã, phường trọng điểm, mỗi cộng tác viên phụ trách 80 - 100 hộ. Đây là lực lượng chính hướng dẫn người dân phát hiện và loại trừ các ổ bọ gậy tại hộ gia đình, là lực lượng chính thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.

Bên cạnh đó, Thị xã tổ chức những lớp tập huấn cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cũng như cập nhật những kiến thức mới về giám sát dịch tễ và xử lý dịch; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cộng tác viên xã, phường thường xuyên bám sát dịch trên địa bàn, phát hiện những ca mắc đầu tiên để bao vây dập tắt, khống chế không để dịch lan rộng. Cùng với đó, Thị xã sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu rõ về dịch bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống bệnh; Nói chuyện cung cấp kiến thức phòng chống SXH tại các hội nghị và trong các nhà trường, đối tượng là cán bộ và học sinh.

Theo y sỹ Vương Thị Tâm – cán bộ Trung tâm Y tế Bỉm Sơn, năm nào cũng vậy, bắt đầu vào mùa mưa, lực lượng của Trung tâm Y tế và cộng tác viên Y tế tại xã, phường đã đến từng hộ dân để tuyên truyền mối nguy hại của bệnh sốt xuất huyết và hướng dẫn người dân cách xử lý các dụng cụ chứa nước; vận động người dân chủ động diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh, thau rửa sạch các dụng cụ, thu gom, hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà;mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn để tránh muỗi đốt. Qua các đợt truyền thông trực tiếp và lồng ghép trong buổi sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, nhận thấy người dân có sự thay đổi trong sinh hoạt, quan tâm hơn việc vệ sinh môi trường sống để phòng bệnh.

Bệnh SXH nếu không kịp thời phòng, chống, phát hiện sớm, xử lý triệt để, ổ dịch sẽ lây lan ra diện rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, vì vậy người dân cần chủ động, tự giác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, vì sức khỏe của bản thân, của mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Thanh Dung

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC