Truy cập

Hôm nay:
1145
Hôm qua:
7261
Tuần này:
29315
Tháng này:
105515
Tất cả:
6352263

Thị xã Bỉm Sơn đẩy mạnh chăm sóc, bảo vệ lúa vụ Thu Mùa

Thời điểm này, lúa vụ Thu Mùa đang trong giai đoạn đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, theo dự tính, dự báo sẽ có những đợt dịch bệnh tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, đòi hỏi các biện pháp phòng trừ tích cực.

Vụ Thu Mùa năm nay, thị xã Bỉm Sơn tiếp tục bố trí 3 trà lúa: Trà sớm, Trà chính vụ và Trà muộn; cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy Trà sớm. Thị xã đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn từ 3-4 giống lúa có khả năng chống chịu thời tiết, sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt để cơ cấu vào các trà lúa..., cụ thể: Trà lúa mùa sớm, trên chân đất vàn, gieo cấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 115 ngày, như Thái Xuyên 111, Thiên ưu 8; Trà chính vụ, trên chân đất vàn, vàn thấp sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 130 ngày, như BC 15, Phú Thái 168; Trà lúa mùa muộn bố trí các giống có thời gian sinh trưởng từ 150-160 ngày, giống cảm ôn như Nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng... Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp quản lý thâm canh, điều tiết nước tưới, tiêu và quản lý sâu bệnh.

Toàn thị xã gieo cấy 343 ha lúa, tăng 3,2 ha so với cùng kỳ. Trong đó, Trà lúa mùa sớm 277 ha, chiếm 80,9% so với tổng diện tích gieo trồng; Trà lúa chính vụ 57ha; Trà lúa mùa muộn 10ha. Thời gian đầu vụ, trời mưa nhiều, một số diện tích lúa bị ngập lụt, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa song Thị xã đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, vận động nhân dân kịp thời chắm dặm, đảm bảo diện tich gieo trồng theo kế hoạch.
Do điều kiện thời tiết vụ Mùa có mưa nhiều và nắng nóng xen kẽ, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh, phát triển và gây hại trên lúa. Từ giai đoạn này tới cuối vụ, trên lúa mùa thường xuất hiện các đối tượng sâu, bệnh hại như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen Phương Nam, bệnh bạc lá, bệnh vàng lá sinh lý... Do đó, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã khuyến cáo người dân không nên bón quá nhiều phân đạm gây thừa đạm sẽ làm lúa bị lép, cây bị ngã đổ, dễ bị sâu bệnh gây hại; Cần bón cân đối đạm - lân - Kali. Bên cạnh đó, cần theo dõi các bản tin dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh và sự chỉ đạo hướng dẫn phòng trừ trong từng thời kỳ của cơ quan chức năng trên địa bàn; thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và có biện pháp xử lý. …

Mặt khác, thời kỳ lúa làm đòng - nguồn thức ăn dồi dào chính là giai đoạn chuột phá mạnh. Do đó, các địa phương khuyến khích người dân diệt chuột bằng phương pháp thủ công như: Tìm hang ổ ấn náu, đào bắt, hun khói, đổ nước vôi loáng cho chuột chạy ra khỏi hang, dùng đó, lưới bắt; dùng các loại cạm bẫy đặt trên lối đi của chuột hoặc vùng chuột đang phá lúa.

Để góp phần cho lúa vụ Thu Mùa năng suất, chất lượng cao, Chi nhánh Thủy lợi Bỉm Sơn phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện phương án tưới tiêu, đặc biệt là chống hạn, chống úng, phòng chống lụt bão; Huy động lực lượng nạo vét kênh mương, khơi thông luồng lạch, phá mọi ách tắc gây cản trở cho việc tiêu thoát lũ. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã làm tốt công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và an toàn; phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra chất lượng, nguồn gốc các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cung ứng trên địa bàn thị xã.
Nguyễn Tới

Thị xã Bỉm Sơn đẩy mạnh chăm sóc, bảo vệ lúa vụ Thu Mùa

Thời điểm này, lúa vụ Thu Mùa đang trong giai đoạn đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, theo dự tính, dự báo sẽ có những đợt dịch bệnh tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa, đòi hỏi các biện pháp phòng trừ tích cực.

Vụ Thu Mùa năm nay, thị xã Bỉm Sơn tiếp tục bố trí 3 trà lúa: Trà sớm, Trà chính vụ và Trà muộn; cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy Trà sớm. Thị xã đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn từ 3-4 giống lúa có khả năng chống chịu thời tiết, sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt để cơ cấu vào các trà lúa..., cụ thể: Trà lúa mùa sớm, trên chân đất vàn, gieo cấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 115 ngày, như Thái Xuyên 111, Thiên ưu 8; Trà chính vụ, trên chân đất vàn, vàn thấp sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 130 ngày, như BC 15, Phú Thái 168; Trà lúa mùa muộn bố trí các giống có thời gian sinh trưởng từ 150-160 ngày, giống cảm ôn như Nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng... Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp quản lý thâm canh, điều tiết nước tưới, tiêu và quản lý sâu bệnh.

Toàn thị xã gieo cấy 343 ha lúa, tăng 3,2 ha so với cùng kỳ. Trong đó, Trà lúa mùa sớm 277 ha, chiếm 80,9% so với tổng diện tích gieo trồng; Trà lúa chính vụ 57ha; Trà lúa mùa muộn 10ha. Thời gian đầu vụ, trời mưa nhiều, một số diện tích lúa bị ngập lụt, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa song Thị xã đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, vận động nhân dân kịp thời chắm dặm, đảm bảo diện tich gieo trồng theo kế hoạch.
Do điều kiện thời tiết vụ Mùa có mưa nhiều và nắng nóng xen kẽ, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh, phát triển và gây hại trên lúa. Từ giai đoạn này tới cuối vụ, trên lúa mùa thường xuất hiện các đối tượng sâu, bệnh hại như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen Phương Nam, bệnh bạc lá, bệnh vàng lá sinh lý... Do đó, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã khuyến cáo người dân không nên bón quá nhiều phân đạm gây thừa đạm sẽ làm lúa bị lép, cây bị ngã đổ, dễ bị sâu bệnh gây hại; Cần bón cân đối đạm - lân - Kali. Bên cạnh đó, cần theo dõi các bản tin dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh và sự chỉ đạo hướng dẫn phòng trừ trong từng thời kỳ của cơ quan chức năng trên địa bàn; thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và có biện pháp xử lý. …

Mặt khác, thời kỳ lúa làm đòng - nguồn thức ăn dồi dào chính là giai đoạn chuột phá mạnh. Do đó, các địa phương khuyến khích người dân diệt chuột bằng phương pháp thủ công như: Tìm hang ổ ấn náu, đào bắt, hun khói, đổ nước vôi loáng cho chuột chạy ra khỏi hang, dùng đó, lưới bắt; dùng các loại cạm bẫy đặt trên lối đi của chuột hoặc vùng chuột đang phá lúa.

Để góp phần cho lúa vụ Thu Mùa năng suất, chất lượng cao, Chi nhánh Thủy lợi Bỉm Sơn phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện phương án tưới tiêu, đặc biệt là chống hạn, chống úng, phòng chống lụt bão; Huy động lực lượng nạo vét kênh mương, khơi thông luồng lạch, phá mọi ách tắc gây cản trở cho việc tiêu thoát lũ. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã làm tốt công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và an toàn; phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra chất lượng, nguồn gốc các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cung ứng trên địa bàn thị xã.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC