Truy cập

Hôm nay:
4736
Hôm qua:
17332
Tuần này:
43491
Tháng này:
43491
Tất cả:
6817979

Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng

Thị xã Bỉm Sơn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa. Nơi đây có 9 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993, gồm: đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, đường Thiên lý, động Cửa Buồng, hồ cánh Chim, đền Cây Vải, Đồi Ông, Đình làng Gạo, đèo Ba Dội và 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền thị xã đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, trùng tu, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và đẩy mạnh phát triển du lịch.

Cong TQ.jpg


Để công tác quản lý các di tích di tích lịch sử, văn hóa, danh thắngđạt hiệu quả, UBND thị xã đã ban hành Quy chế quản lý các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn thị xã. Quy chế quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền, các Ban, Tiểu ban quản lý di tích và nhân dân trong việc quản lý bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn. Ban quản lý di tích các phường, xã tự xây dựng dựng quy chế quản lý và hoạt động theo hướng dẫn UBND thị xã. Trong đó quy định cụ thể trách nhiệm, cơ chế chính sách cho từng cá nhân trong việc quản lý, tham gia quản lý bảo vệ, phát huy giá trị di tích; lựa chọn người có đủ khả năng trực tiếp trông coi, quản lý, bảo vệ di tích; quy định việc quản lý, sử dụng các nguồn thu từ di tích… không để xảy ra tình trạng di tích không có người quản lý hoặc tổ chức, cá nhân tự quản lý mà không chịu sự giám sát của chính quyền và cơ quan chuyên môn.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các di tích, danh thắng, Thị xã đã quan tâm thực hiện khoanh vùng và cắm mốc giới. Thị xã đã khoanh vùng bảo vệ di tích, khu vực bảo vệ I đối với các di tích cấp Quốc gia, gồm: đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, Đình Làng Gạo và toàn bộ dãy núi thuộc Động Cửa Buồng, hồ Cánh Chim, Đèo Ba Dội. Đối với Di tích cấp tỉnh, có 6 di tích đã khoanh vùng bảo vệ, trong đó có 4 ti tích đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các di tích cấp tỉnh do UBND cấp phường, xã nơi có di tích trực tiếp quản lý, thực hiện công tác bảo vệ, không để xảy ra tình trạng xâm lấn, phá hoại di tích.

Cùng với việc quản lý và bảo vệ các di tích, công tác trùng tu, tôn tạo cũng được quan tâm, thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã có 8 lượt xây dựng, tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí trên 44 tỷ đồng. Trong số đó có 4 dự án được ngân sách thị xã đầu tư hỗ trợ với tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng. Ngoài việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong 5 năm qua, UBND thị xã đã kêu gọi xã hội hóa được trên 24,5 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo một số di tích như: Đền Sòng Sơn, Đồi Ông, Động Cửa Buồng…. Các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã đi vào hoạt động tốt, ngày càng phát huy giá trị, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của các tầng lớp nhân dân và tăng nguồn thu về ngân sách Thị xã.

Để phát huy giá trị các di tích phục vụ phát triển du lịch, UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học và các xã, phường trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị di tích bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông. Cùng với đó thực hiện tốt công tác quản lý lễ hội sao cho các lễ hội tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm, vừa giữ được thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Phần lớn lễ hội trên địa bàn Thị xã được tổ chức vào cuối tháng 2 Âm lịch hàng năm (trừ lễ hội Bát Hải Long Vương tổ chức vào ngày 24/8 âm lịch). Các lễ hội trên địa bàn Thị xã thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh, nhất là lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội. Lễ hội mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng các bậc tiền nhân, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước. Các lễ hội trên địa bàn đã đảm bảo được 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính, tạo không khí linh thiêng; phần hội với các trò chơi dân gian, phát huy được bản sắc văn hóa, tạo không khí vui tươi, gắn kết cộng đồng.Việc tổ chức lễ hội không có các hoạt động mê tín dị đoan, không mang tính chất thương mại. Đây là nét đẹp truyền thống, đáp ứng được nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

Thị xã đang chú trọng thu hút đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ, các dự án hạ tầng hỗ trợ hoạt động du lịch tại các di tích; tạo bước đột phá về phát triển sản phẩm du lịch, trong đó thế mạnh là văn hóa hầu đồng, tín ngưỡng Thờ Mẫu, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hà Nghĩa

Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng

Thị xã Bỉm Sơn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa. Nơi đây có 9 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993, gồm: đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, đường Thiên lý, động Cửa Buồng, hồ cánh Chim, đền Cây Vải, Đồi Ông, Đình làng Gạo, đèo Ba Dội và 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền thị xã đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, trùng tu, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và đẩy mạnh phát triển du lịch.

Cong TQ.jpg


Để công tác quản lý các di tích di tích lịch sử, văn hóa, danh thắngđạt hiệu quả, UBND thị xã đã ban hành Quy chế quản lý các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn thị xã. Quy chế quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền, các Ban, Tiểu ban quản lý di tích và nhân dân trong việc quản lý bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn. Ban quản lý di tích các phường, xã tự xây dựng dựng quy chế quản lý và hoạt động theo hướng dẫn UBND thị xã. Trong đó quy định cụ thể trách nhiệm, cơ chế chính sách cho từng cá nhân trong việc quản lý, tham gia quản lý bảo vệ, phát huy giá trị di tích; lựa chọn người có đủ khả năng trực tiếp trông coi, quản lý, bảo vệ di tích; quy định việc quản lý, sử dụng các nguồn thu từ di tích… không để xảy ra tình trạng di tích không có người quản lý hoặc tổ chức, cá nhân tự quản lý mà không chịu sự giám sát của chính quyền và cơ quan chuyên môn.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các di tích, danh thắng, Thị xã đã quan tâm thực hiện khoanh vùng và cắm mốc giới. Thị xã đã khoanh vùng bảo vệ di tích, khu vực bảo vệ I đối với các di tích cấp Quốc gia, gồm: đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, Đình Làng Gạo và toàn bộ dãy núi thuộc Động Cửa Buồng, hồ Cánh Chim, Đèo Ba Dội. Đối với Di tích cấp tỉnh, có 6 di tích đã khoanh vùng bảo vệ, trong đó có 4 ti tích đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các di tích cấp tỉnh do UBND cấp phường, xã nơi có di tích trực tiếp quản lý, thực hiện công tác bảo vệ, không để xảy ra tình trạng xâm lấn, phá hoại di tích.

Cùng với việc quản lý và bảo vệ các di tích, công tác trùng tu, tôn tạo cũng được quan tâm, thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã có 8 lượt xây dựng, tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí trên 44 tỷ đồng. Trong số đó có 4 dự án được ngân sách thị xã đầu tư hỗ trợ với tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng. Ngoài việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong 5 năm qua, UBND thị xã đã kêu gọi xã hội hóa được trên 24,5 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo một số di tích như: Đền Sòng Sơn, Đồi Ông, Động Cửa Buồng…. Các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã đi vào hoạt động tốt, ngày càng phát huy giá trị, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của các tầng lớp nhân dân và tăng nguồn thu về ngân sách Thị xã.

Để phát huy giá trị các di tích phục vụ phát triển du lịch, UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học và các xã, phường trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị di tích bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông. Cùng với đó thực hiện tốt công tác quản lý lễ hội sao cho các lễ hội tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn vừa đảm bảo an toàn, tiết kiệm, vừa giữ được thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Phần lớn lễ hội trên địa bàn Thị xã được tổ chức vào cuối tháng 2 Âm lịch hàng năm (trừ lễ hội Bát Hải Long Vương tổ chức vào ngày 24/8 âm lịch). Các lễ hội trên địa bàn Thị xã thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh, nhất là lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội. Lễ hội mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng các bậc tiền nhân, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước. Các lễ hội trên địa bàn đã đảm bảo được 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính, tạo không khí linh thiêng; phần hội với các trò chơi dân gian, phát huy được bản sắc văn hóa, tạo không khí vui tươi, gắn kết cộng đồng.Việc tổ chức lễ hội không có các hoạt động mê tín dị đoan, không mang tính chất thương mại. Đây là nét đẹp truyền thống, đáp ứng được nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

Thị xã đang chú trọng thu hút đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ, các dự án hạ tầng hỗ trợ hoạt động du lịch tại các di tích; tạo bước đột phá về phát triển sản phẩm du lịch, trong đó thế mạnh là văn hóa hầu đồng, tín ngưỡng Thờ Mẫu, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC