Truy cập

Hôm nay:
93
Hôm qua:
17332
Tuần này:
38848
Tháng này:
38848
Tất cả:
6813336

Thị xã Bỉm Sơn thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội

Trong thời gian gần đây, khi dịch Covid 19 cơ bản được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh cao nên lượng người dân đến với các di tích ngày một đông.

Thị xã Bỉm Sơn hiện có 15 di tích lịch sử danh thắng đã được xếp hạng (gồm 9 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 6 di tích xếp hạng cấp tỉnh) với 5 lễ hội truyền thống. Trong năm 2022, nhất là dịp Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội đang đến gần, để công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy định, UBND Thị xã đã ban hành các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự tại các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; đồng thời đẩy tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn. Qua đó vừa đảm bảo đời sống tinh thần cho người dân mà vẫn an toàn trong phòng chống dịch, góp phần giúp ngành du lịch của Thị xã, nhất là du lịch tâm linh thích ứng an toàn, linh hoạt trong trạng thái bình thường mới.

UBND Thị xã đã triển khai, thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Công văn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và các văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa về công tác phòng chống dịch tại các cơ sở tín ngưỡng cũng như về công tác quản lý, tổ chức lễ hội đầu xuân.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND Thị xã, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch và UBND các xã phường đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội, nhất là Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ tới đông đảo quần chúng nhân dân, cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc di tích, các nhân vận được thờ phụng, nguồn gốc của lễ hội, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân khi tham gia sinh hoạt tín ngưỡng đã có sự thay đổi rõ rệt. Không còn xảy ra tình trạng người dân đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự. Đặc biệt, người dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, trong trang phục và cách ứng xử tại các cơ sở thờ tự, thể hiện nét đẹp văn hóa và nếp sống văn minh đô thị.

Đối với công tác phòng chống dịch, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, UBND Thị xã đã thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn trong phòng chống dịch Covid 19 đối với các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Qua kiểm tra, đánh giá, đã có 3 điểm du lịch của Thị xã đạt tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch gồm: Đền Sòng Sơn, Đền Chín Giếng và Chùa Khánh Quang.

Công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động dịch vụ tại các di tích được quan tâm, chú trọng. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các xã phường đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ cam kết bán hàng tại địa điểm quy định, không chèo kéo khách, không bày bán hàng hóa trái phép, đảm bảo nếp sống văn minh đô thị. Dịch vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, không tăng ép giá hay bày bán thịt động vật hoang dã tại các di tích và lễ hội.

Cùng với đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường cũng được quan tâm thực hiện. Các địa phương, đơn vị liên quan đãbố trí điểm trông giữ xe, phân luồng giao thông nên không có tình trạng tắc nghẽn giao thông; công khai đường dây nóng ngành du lịch tại các di tích để kịp thời tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân và du lích; trang bị hệ thống bình chữa cháy di động và huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho nhân viên; thực hiện thu dọn vệ sinh trước, trong và sau lễ hội, đặt các thùng rác, điểm thu gom rác hợp lý đảm bảo không gian cảnh quan xanh – sạch – đẹp, mang lại cảm giác dễ chịu cho du khách tới tham quan, chiêm bái.

Cùng với sự nỗ lực của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội thì việc chấp hành quy định phòng chống dịch và thực hiện nếp sống văn minh đô thị của người dân sẽ góp phần quan trọng tạo nên thành công của lễ hội. Vì vậy, mỗi người dân cần thanh đổi, điều chỉnh thói quen để thích ứng an toàn với dịch bệnh và để có một mùa lễ hội thực sự vui tươi, an toàn và lành mạnh.

Hà Nghĩa

Thị xã Bỉm Sơn thực hiện tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội

Trong thời gian gần đây, khi dịch Covid 19 cơ bản được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh cao nên lượng người dân đến với các di tích ngày một đông.

Thị xã Bỉm Sơn hiện có 15 di tích lịch sử danh thắng đã được xếp hạng (gồm 9 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 6 di tích xếp hạng cấp tỉnh) với 5 lễ hội truyền thống. Trong năm 2022, nhất là dịp Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội đang đến gần, để công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy định, UBND Thị xã đã ban hành các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự tại các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; đồng thời đẩy tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn. Qua đó vừa đảm bảo đời sống tinh thần cho người dân mà vẫn an toàn trong phòng chống dịch, góp phần giúp ngành du lịch của Thị xã, nhất là du lịch tâm linh thích ứng an toàn, linh hoạt trong trạng thái bình thường mới.

UBND Thị xã đã triển khai, thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Công văn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và các văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa về công tác phòng chống dịch tại các cơ sở tín ngưỡng cũng như về công tác quản lý, tổ chức lễ hội đầu xuân.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND Thị xã, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch và UBND các xã phường đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội, nhất là Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ tới đông đảo quần chúng nhân dân, cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc di tích, các nhân vận được thờ phụng, nguồn gốc của lễ hội, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân khi tham gia sinh hoạt tín ngưỡng đã có sự thay đổi rõ rệt. Không còn xảy ra tình trạng người dân đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự. Đặc biệt, người dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, trong trang phục và cách ứng xử tại các cơ sở thờ tự, thể hiện nét đẹp văn hóa và nếp sống văn minh đô thị.

Đối với công tác phòng chống dịch, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, UBND Thị xã đã thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn trong phòng chống dịch Covid 19 đối với các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Qua kiểm tra, đánh giá, đã có 3 điểm du lịch của Thị xã đạt tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch gồm: Đền Sòng Sơn, Đền Chín Giếng và Chùa Khánh Quang.

Công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động dịch vụ tại các di tích được quan tâm, chú trọng. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các xã phường đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ cam kết bán hàng tại địa điểm quy định, không chèo kéo khách, không bày bán hàng hóa trái phép, đảm bảo nếp sống văn minh đô thị. Dịch vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, không tăng ép giá hay bày bán thịt động vật hoang dã tại các di tích và lễ hội.

Cùng với đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường cũng được quan tâm thực hiện. Các địa phương, đơn vị liên quan đãbố trí điểm trông giữ xe, phân luồng giao thông nên không có tình trạng tắc nghẽn giao thông; công khai đường dây nóng ngành du lịch tại các di tích để kịp thời tiếp nhận, xử lý phản ánh của người dân và du lích; trang bị hệ thống bình chữa cháy di động và huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho nhân viên; thực hiện thu dọn vệ sinh trước, trong và sau lễ hội, đặt các thùng rác, điểm thu gom rác hợp lý đảm bảo không gian cảnh quan xanh – sạch – đẹp, mang lại cảm giác dễ chịu cho du khách tới tham quan, chiêm bái.

Cùng với sự nỗ lực của các địa phương và các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội thì việc chấp hành quy định phòng chống dịch và thực hiện nếp sống văn minh đô thị của người dân sẽ góp phần quan trọng tạo nên thành công của lễ hội. Vì vậy, mỗi người dân cần thanh đổi, điều chỉnh thói quen để thích ứng an toàn với dịch bệnh và để có một mùa lễ hội thực sự vui tươi, an toàn và lành mạnh.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC