Truy cập

Hôm nay:
1786
Hôm qua:
17332
Tuần này:
40541
Tháng này:
40541
Tất cả:
6815029

Thị xã Bỉm Sơn vững bước đi lên trên con đường hội nhập

Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18/12/1981 theo Quyết định số 157/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) gồm thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung, 2 xã Hà Lan và Quang Trung (thuộc huyện Hà Trung). Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển mới của Bỉm Sơn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trải qua 40 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, nhân dân Bỉm Sơn đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, xây dựng thị xã phát triển toàn diện về mọi mặt vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Sau khi thành lập thị xã, trước những bộn bề khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bỉm Sơn đã tập trung thực hiện các mục tiêu trọng tâm là phát triển nông nghiệp; phục vụ và bảo đảm công trường Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, quan tâm bảo đảm các mục tiêu xi măng ra lò, chăm lo đời sống nhân dân; củng cố và phát triển các cơ sở y tế, giáo dục; tiếp tục hoàn thành tổ chức bộ máy. Những cố gắng, nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đáng. Ngày 3/2/1982, dây chuyền số 1 của Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn được khánh thành và đi vào sản xuất, sau đó dây chuyền số 2 được lắp đặt dần. Sau hơn 10 tháng hoạt động, nhà máy đã sản xuất được 200.000 clanke và trên 150.000 tấn xi măng. Đây cũng là năm đầu tiên thị xã Bỉm Sơn làm tròn nghĩa vụ lương thực với Nhà nước và được công nhận hoàn thành nghĩa vụ sớm, đứng thứ ba toàn tỉnh.

Đến thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, Thị xã đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và sự giúp đỡ của bên ngoài, tập trung khai thác tiềm năng, nội lực của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Xác định công nghiệp là thế mạnh trong quá trình xây dựng thị xã, Bỉm Sơn đã lựa chọn khâu đột phá là phát triển công nghiệp để tạo được bước phát triển vững chắc cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Kết quả, trong 5 năm đầu đổi mới 1986-1990, tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 4,48% thì giai đoạn 1991-1995 là 9,52%; giai đoạn 1996-2000 là 12,3%; giai đoạn 2005-2010 có bước nhảy đột phá với tốc độ tăng trưởng bình quân năm trên 15%; giai đoạn 2015 – 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,6%.

Nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư, Thị xã Bỉm Sơn đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn Thị xã hiện có khoảng 500 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 2 Nhà máy sản xuất xi măng, 5 nhà máy gạch; 7 nhà máy may công nghiệp ... Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn đều làn ăn hiệu quả, không ngừng mở rộng quy mô đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và khẳng định được giá trị thương hiệu trên thương trường. Điển hình như: Công ty CP Xi măng Vicem Bỉm Sơn, Nhà máy xi măng Long Sơn, Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Xí nghiệp May Bỉm Sơn, Công ty VAUDE Viet Nam... Lĩnh vực dịch vụ - thương mại cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm, chăm sóc sức khỏe của người dân. Các doanh nghiệp đã có những chiến lược đầu tư, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo của thành công. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thị xã đã chuyển đổi được diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình kinh tế trang trại, gia trại cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình xây dựng Nông thôn mới được tập trung thực hiện. Đến nay, thị xã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Thôn 2 xã Quang Trung được công nhận là nông thôn mới kiểu mẫu.

Bên cạnh phát triển kinh tế, Thị xã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống y tế,… góp phần phục vụ tốt cho nhân dân. Hiện nay mạng lưới giao thông thị xã Bỉm Sơn đạt 136 km bao gồm cả đường Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh Lộ 7, đường Liên huyện và hệ thống giao thông nội thị, mật độ giao thông đạt 5km/km2. Nguồn điện thị xã Bỉm Sơn được cấp từ4 trạm 110KV với 2 trạm trung gian 35/6KV và 75 trạm hạ thế 6/0,4KV;tổng điện năng tiêu thụ là609,62 triệuKW/h/năm.
Kinh tế phát triển là động lực tạo nên những chuyển biến tích cực tronglĩnh vực văn hóa xã hội của thị xã. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất của các trường học được quan tâm đầu tư tốt hơn. Toàn thị xã có 2 bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng Bỉm Sơn; ngoài ra còn có trạm y tế xã, phường. Các cơ sở đều được đầu tư mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Các hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến tiến bộ theo hướng chuẩn hóa. Thị xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường, kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thị xã thành khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân.

Ghi nhận những thành tích đó, thời gian qua, đã có hàng trăm tập thể và cá nhân trên địa bàn thị xã đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, danh hiệu tổ chức Đảng TSVM, Cờ thi đua, Bằng khen và nhiều giải thưởng khác; đặc biệt, năm 2011 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, thị xã Bỉm Sơn đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Sau 40 năm xây và trưởng thành, Thị xã Bỉm Sơn đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hiện đại nhưng vẫn trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống. Tự hào về truyền thống vẻ vang về vùng đất địa đầu xứ Thanh sẽ là nguồn cội sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã tiếp tục hướng đến một tương lai tươi sáng, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực quyết tâm xây dựng thị xã có nền kinh tế phát triển vững, hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, góp phần cùng với tỉnh Thanh Hóa vững bước đi lên trên chặng đường mới.

Hà Nghĩa

Thị xã Bỉm Sơn vững bước đi lên trên con đường hội nhập

Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18/12/1981 theo Quyết định số 157/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) gồm thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung, 2 xã Hà Lan và Quang Trung (thuộc huyện Hà Trung). Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển mới của Bỉm Sơn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trải qua 40 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, nhân dân Bỉm Sơn đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, xây dựng thị xã phát triển toàn diện về mọi mặt vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Sau khi thành lập thị xã, trước những bộn bề khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bỉm Sơn đã tập trung thực hiện các mục tiêu trọng tâm là phát triển nông nghiệp; phục vụ và bảo đảm công trường Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, quan tâm bảo đảm các mục tiêu xi măng ra lò, chăm lo đời sống nhân dân; củng cố và phát triển các cơ sở y tế, giáo dục; tiếp tục hoàn thành tổ chức bộ máy. Những cố gắng, nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đáng. Ngày 3/2/1982, dây chuyền số 1 của Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn được khánh thành và đi vào sản xuất, sau đó dây chuyền số 2 được lắp đặt dần. Sau hơn 10 tháng hoạt động, nhà máy đã sản xuất được 200.000 clanke và trên 150.000 tấn xi măng. Đây cũng là năm đầu tiên thị xã Bỉm Sơn làm tròn nghĩa vụ lương thực với Nhà nước và được công nhận hoàn thành nghĩa vụ sớm, đứng thứ ba toàn tỉnh.

Đến thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, Thị xã đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và sự giúp đỡ của bên ngoài, tập trung khai thác tiềm năng, nội lực của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Xác định công nghiệp là thế mạnh trong quá trình xây dựng thị xã, Bỉm Sơn đã lựa chọn khâu đột phá là phát triển công nghiệp để tạo được bước phát triển vững chắc cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Kết quả, trong 5 năm đầu đổi mới 1986-1990, tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 4,48% thì giai đoạn 1991-1995 là 9,52%; giai đoạn 1996-2000 là 12,3%; giai đoạn 2005-2010 có bước nhảy đột phá với tốc độ tăng trưởng bình quân năm trên 15%; giai đoạn 2015 – 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,6%.

Nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư, Thị xã Bỉm Sơn đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn Thị xã hiện có khoảng 500 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 2 Nhà máy sản xuất xi măng, 5 nhà máy gạch; 7 nhà máy may công nghiệp ... Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn đều làn ăn hiệu quả, không ngừng mở rộng quy mô đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và khẳng định được giá trị thương hiệu trên thương trường. Điển hình như: Công ty CP Xi măng Vicem Bỉm Sơn, Nhà máy xi măng Long Sơn, Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Xí nghiệp May Bỉm Sơn, Công ty VAUDE Viet Nam... Lĩnh vực dịch vụ - thương mại cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm, chăm sóc sức khỏe của người dân. Các doanh nghiệp đã có những chiến lược đầu tư, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo của thành công. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thị xã đã chuyển đổi được diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình kinh tế trang trại, gia trại cho hiệu quả kinh tế cao. Chương trình xây dựng Nông thôn mới được tập trung thực hiện. Đến nay, thị xã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Thôn 2 xã Quang Trung được công nhận là nông thôn mới kiểu mẫu.

Bên cạnh phát triển kinh tế, Thị xã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống y tế,… góp phần phục vụ tốt cho nhân dân. Hiện nay mạng lưới giao thông thị xã Bỉm Sơn đạt 136 km bao gồm cả đường Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh Lộ 7, đường Liên huyện và hệ thống giao thông nội thị, mật độ giao thông đạt 5km/km2. Nguồn điện thị xã Bỉm Sơn được cấp từ4 trạm 110KV với 2 trạm trung gian 35/6KV và 75 trạm hạ thế 6/0,4KV;tổng điện năng tiêu thụ là609,62 triệuKW/h/năm.
Kinh tế phát triển là động lực tạo nên những chuyển biến tích cực tronglĩnh vực văn hóa xã hội của thị xã. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất của các trường học được quan tâm đầu tư tốt hơn. Toàn thị xã có 2 bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng Bỉm Sơn; ngoài ra còn có trạm y tế xã, phường. Các cơ sở đều được đầu tư mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Các hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến tiến bộ theo hướng chuẩn hóa. Thị xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường, kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thị xã thành khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân.

Ghi nhận những thành tích đó, thời gian qua, đã có hàng trăm tập thể và cá nhân trên địa bàn thị xã đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, danh hiệu tổ chức Đảng TSVM, Cờ thi đua, Bằng khen và nhiều giải thưởng khác; đặc biệt, năm 2011 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, thị xã Bỉm Sơn đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Sau 40 năm xây và trưởng thành, Thị xã Bỉm Sơn đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hiện đại nhưng vẫn trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống. Tự hào về truyền thống vẻ vang về vùng đất địa đầu xứ Thanh sẽ là nguồn cội sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã tiếp tục hướng đến một tương lai tươi sáng, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực quyết tâm xây dựng thị xã có nền kinh tế phát triển vững, hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, góp phần cùng với tỉnh Thanh Hóa vững bước đi lên trên chặng đường mới.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC