Truy cập

Hôm nay:
1944
Hôm qua:
17332
Tuần này:
40699
Tháng này:
40699
Tất cả:
6815187

Tự hào mảnh đất và con người thị xã Bỉm Sơn

Từ khi thành lập đến nay, Thị xã Bỉm Sơn mới trải qua 40 năm, nhưng trên mảnh đất này có nhiều di tích giá trị minh chứng Bỉm Sơn là miền đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Mỗi làng xã trên mảnh đất địa đầu xứ Thanh đều nhắc nhớ đến những truyền thống văn hóa tốt đẹp và tinh thần cách mạng bất khuất mà mỗi khi nhắc đến, mỗi người dân Bỉm Sơn đều rất đỗi tự hào.

BS nay.jpg


Nằm trong vùng có nền văn hóa lâu đời, lại là vùng địa đầu xứ Thanh, cư dân Bỉm Sơn đã sớm hình thành một nền văn hóa đa dạng vừa có tính dung nạp, vừa có sức lan tỏa. Nơi đây là vùng đất của huyền thoại, chứa đựng nhiều truyền thuyết dân gian, như: Truyền thuyết về công chúa Liễu Hạnh đã ba lần giáng trần, hiển thánh tại Sòng Sơn để khuyến thiện, trừ ác; về chàng Từ Thức chán chốn quan trườ ng, treo ấn từ quan để ngao du sơn thủy… Những truyền thuyết dân gian đó đã làm đời sống nội tâm của người dân thêm phong phú và cũng chứa đựng trong đó tình yêu quê hương, đất nước tha thiết và khát vọng chiến thắng đói nghèo, ghét bất công,bạo ngược trong con người Bỉm Sơn. Đời sống nội tâm phong phú của con người Bỉm Sơn còn được thể hiện thông qua những lễ hội, các hoạt động văn hóa , tinh thầnGắn liền với đó là hệ thống đình, đền, chùa, di tích lịch sử- văn hóa. Nói đến các di tích ở Bỉm Sơn, phải nhắc đến Đền Sòng Sơn – một địa danh từ lâu đã chiếm trọn đức tin của người dân “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”. Ngoài thờ mẫu, một tín ngưỡng đặc trưng trong tâm thức người Việt, nơi đây còn có sự đan xen của các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo khác như Thần, Phật, đã thể hiện sinh động tính đa dạng trong đời sống tâm linh của cư dân Bỉm Sơn. Bản sắc cùng với những di sản văn hóa vật chất và tinh thần cũng chính là nguồn lực để nhân dân Bỉm Sơn vượt qua những thách thức của lịch sử, những khắc nghiệt của thiên tai, dịch bệnh để xây dựng và gìn giữ quê hương.

Là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, nằm án ngữ trên con đường thiên lý xưa, nên Bỉm Sơn hội tụ nhiều thuận lợi về giao thông. Chính điều này cũng góp phần tạo nên sắc thái văn hóa Bỉm Sơn có sự hòa trộn, giao thoa, nhưng sắc thái văn hóa Bắc Bộ vẫn nổi trội. Phong tục, tập quán trong đời sống thường nhật xưa nay với nếp ăn, nết ở, tập tục, nghi lễ, hôn nhân, tang tế… của con người Bỉm Sơn thật sự là những nét văn hóa cần được duy trì và bảo tồn. Theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, cư dân từ nhiều vùng, miền khác đến Bỉm Sơn chung tay xây dựng thị xã. Đến Bỉm Sơn trên tinh thần “Nhập gia tùy tục”, nhưng trong mỗi gia đình vẫn lưu giữ bản sắc văn hóa nơi họ sinh ra. Trong quá trình giao lưu, những nét đẹp văn hóa ấy được gạn lọc khơi trong, giao hòa với văn hóa bản địa, làm phong phú thêm sắc thái văn hóa riêng có của vùng đất Bỉm Sơn.

Không chỉ có nét đẹp văn hóa đặc sắc, Bỉm Sơn còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Bỉm Sơn được phát huy và nhân lên trong quá trình dựng xây và bảo vệ quốc gia. Vào những năm 40 sau Công nguyên, nhân dân Bỉm Sơn đã hòa mình vào phong trào ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng phát triển sôi nổi ở vùng Cửu Chân (Thanh Hóa). Năm 248, nhân dân các làng ở Bỉm Sơn lại tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Ngô do nữ anh hùng Triệu Thị Trinh khởi xướng và lãnh đạo. Truyền thống đấu tranh bất khuất của con người Bỉm Sơn tiếp tục được phát huy và nhân lên trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, với tinh thần yêu nước nồng nàn, nhân dân Bỉm Sơn đã đoàn kết một lòng, vừa là hậu phương vững chắc cho các chiến trường, vừa anh dũng chiến đấu trước quân thù, góp phần làm nên chiến thắng vang dội, mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam.

Ngày nay khi nói đến Bỉm Sơn, là nói đến sự chuyển mình của một đô thị trẻ trung, năng động với sự thay đổi ngoạn mục trong xu hướng hội nhập và phát triển. Điểm đổi mới dễ nhận thấy nhất là hệ thống giao thông đồng bộ, với tuyến đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài gần 10km, nối thị xã với các trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và của cả nước. Bỉm Sơn còn có đường giao thông tỉnh đi Thạch Thành, Nga Sơn và hệ thống giao thông nội thị ngày càng hoàn thiện. Cùng với đó là sự ra đời của các khu đô thị khang trang hiện đại, như: Khu dân cư Nam Trần Phú, Nam tiểu học Ba Đình, Bắc Phan Bội Châu, Bắc Lương Đình Của, Khu dân cư Đông Bắc…. và nhiều công trình trọng điểm, như: Trung tâm Hội nghị - Nhà văn hóa thị xã, Trung tâm văn hóa thể thao Phục Hưng…. Tất cả đã tạo nên diện mạo mới của một đô thị văn minh, giàu đẹp của Bỉm Sơn.

Năm 2021, thị xã Bỉm Sơn bước sang tuổi 40. Đây là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của Bỉm Sơn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong không khí vui mừng, phấn khởi ấy, mỗi người dân Bỉm Sơn tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của quê hương, tự hào về ý chí tự lực tự cường, cùng bàn tay, khối óc của biết bao thế hệ đã dựng xây Bỉm Sơn trở thành một trong những đô thị phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời thể hiện rõ ý chí quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025: xây dựng thị xã Bỉm Sơn trở thành trung tâm động lực phía bắc của tỉnh Thanh Hóa.

Hà Nghĩa

Tự hào mảnh đất và con người thị xã Bỉm Sơn

Từ khi thành lập đến nay, Thị xã Bỉm Sơn mới trải qua 40 năm, nhưng trên mảnh đất này có nhiều di tích giá trị minh chứng Bỉm Sơn là miền đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Mỗi làng xã trên mảnh đất địa đầu xứ Thanh đều nhắc nhớ đến những truyền thống văn hóa tốt đẹp và tinh thần cách mạng bất khuất mà mỗi khi nhắc đến, mỗi người dân Bỉm Sơn đều rất đỗi tự hào.

BS nay.jpg


Nằm trong vùng có nền văn hóa lâu đời, lại là vùng địa đầu xứ Thanh, cư dân Bỉm Sơn đã sớm hình thành một nền văn hóa đa dạng vừa có tính dung nạp, vừa có sức lan tỏa. Nơi đây là vùng đất của huyền thoại, chứa đựng nhiều truyền thuyết dân gian, như: Truyền thuyết về công chúa Liễu Hạnh đã ba lần giáng trần, hiển thánh tại Sòng Sơn để khuyến thiện, trừ ác; về chàng Từ Thức chán chốn quan trườ ng, treo ấn từ quan để ngao du sơn thủy… Những truyền thuyết dân gian đó đã làm đời sống nội tâm của người dân thêm phong phú và cũng chứa đựng trong đó tình yêu quê hương, đất nước tha thiết và khát vọng chiến thắng đói nghèo, ghét bất công,bạo ngược trong con người Bỉm Sơn. Đời sống nội tâm phong phú của con người Bỉm Sơn còn được thể hiện thông qua những lễ hội, các hoạt động văn hóa , tinh thầnGắn liền với đó là hệ thống đình, đền, chùa, di tích lịch sử- văn hóa. Nói đến các di tích ở Bỉm Sơn, phải nhắc đến Đền Sòng Sơn – một địa danh từ lâu đã chiếm trọn đức tin của người dân “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”. Ngoài thờ mẫu, một tín ngưỡng đặc trưng trong tâm thức người Việt, nơi đây còn có sự đan xen của các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo khác như Thần, Phật, đã thể hiện sinh động tính đa dạng trong đời sống tâm linh của cư dân Bỉm Sơn. Bản sắc cùng với những di sản văn hóa vật chất và tinh thần cũng chính là nguồn lực để nhân dân Bỉm Sơn vượt qua những thách thức của lịch sử, những khắc nghiệt của thiên tai, dịch bệnh để xây dựng và gìn giữ quê hương.

Là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, nằm án ngữ trên con đường thiên lý xưa, nên Bỉm Sơn hội tụ nhiều thuận lợi về giao thông. Chính điều này cũng góp phần tạo nên sắc thái văn hóa Bỉm Sơn có sự hòa trộn, giao thoa, nhưng sắc thái văn hóa Bắc Bộ vẫn nổi trội. Phong tục, tập quán trong đời sống thường nhật xưa nay với nếp ăn, nết ở, tập tục, nghi lễ, hôn nhân, tang tế… của con người Bỉm Sơn thật sự là những nét văn hóa cần được duy trì và bảo tồn. Theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, cư dân từ nhiều vùng, miền khác đến Bỉm Sơn chung tay xây dựng thị xã. Đến Bỉm Sơn trên tinh thần “Nhập gia tùy tục”, nhưng trong mỗi gia đình vẫn lưu giữ bản sắc văn hóa nơi họ sinh ra. Trong quá trình giao lưu, những nét đẹp văn hóa ấy được gạn lọc khơi trong, giao hòa với văn hóa bản địa, làm phong phú thêm sắc thái văn hóa riêng có của vùng đất Bỉm Sơn.

Không chỉ có nét đẹp văn hóa đặc sắc, Bỉm Sơn còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Bỉm Sơn được phát huy và nhân lên trong quá trình dựng xây và bảo vệ quốc gia. Vào những năm 40 sau Công nguyên, nhân dân Bỉm Sơn đã hòa mình vào phong trào ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng phát triển sôi nổi ở vùng Cửu Chân (Thanh Hóa). Năm 248, nhân dân các làng ở Bỉm Sơn lại tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Ngô do nữ anh hùng Triệu Thị Trinh khởi xướng và lãnh đạo. Truyền thống đấu tranh bất khuất của con người Bỉm Sơn tiếp tục được phát huy và nhân lên trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, với tinh thần yêu nước nồng nàn, nhân dân Bỉm Sơn đã đoàn kết một lòng, vừa là hậu phương vững chắc cho các chiến trường, vừa anh dũng chiến đấu trước quân thù, góp phần làm nên chiến thắng vang dội, mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam.

Ngày nay khi nói đến Bỉm Sơn, là nói đến sự chuyển mình của một đô thị trẻ trung, năng động với sự thay đổi ngoạn mục trong xu hướng hội nhập và phát triển. Điểm đổi mới dễ nhận thấy nhất là hệ thống giao thông đồng bộ, với tuyến đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài gần 10km, nối thị xã với các trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và của cả nước. Bỉm Sơn còn có đường giao thông tỉnh đi Thạch Thành, Nga Sơn và hệ thống giao thông nội thị ngày càng hoàn thiện. Cùng với đó là sự ra đời của các khu đô thị khang trang hiện đại, như: Khu dân cư Nam Trần Phú, Nam tiểu học Ba Đình, Bắc Phan Bội Châu, Bắc Lương Đình Của, Khu dân cư Đông Bắc…. và nhiều công trình trọng điểm, như: Trung tâm Hội nghị - Nhà văn hóa thị xã, Trung tâm văn hóa thể thao Phục Hưng…. Tất cả đã tạo nên diện mạo mới của một đô thị văn minh, giàu đẹp của Bỉm Sơn.

Năm 2021, thị xã Bỉm Sơn bước sang tuổi 40. Đây là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của Bỉm Sơn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong không khí vui mừng, phấn khởi ấy, mỗi người dân Bỉm Sơn tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của quê hương, tự hào về ý chí tự lực tự cường, cùng bàn tay, khối óc của biết bao thế hệ đã dựng xây Bỉm Sơn trở thành một trong những đô thị phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời thể hiện rõ ý chí quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025: xây dựng thị xã Bỉm Sơn trở thành trung tâm động lực phía bắc của tỉnh Thanh Hóa.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC