Truy cập

Hôm nay:
592
Hôm qua:
6903
Tuần này:
32100
Tháng này:
151954
Tất cả:
6398702

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi gia đình.

Tai nạn giao thông có lẽ là tác động nhanh nhất khiến bao người phải thay đổi số phận theo chiều hướng tiêu cực. Chỉ diễn ra trong một tích tắc bất cẩn, nhưng gánh nặng phía sau là không thể đong đếm được. Từ một người khỏe mạnh có thể trở thành người tàn tật. Thậm chí, nhiều người không may mắn phải từ giã cuộc đời, để lại phía sau những ước mơ hoài bão và niềm tiếc thương của gia đình, người thân.

Một chiều đầu đông, chúng tôi đến thăm gia đình bà Đỗ Thị Hải ở khu phố Trường Sơn, phường Đông Sơn. Gần một năm sau khi người con trai đầu là Phạm Ngọc Hà qua đời vì tai nạn giao thông, vợ chồng bà Hải vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con. Những cơn gió lạnh tràn về khiến nỗi nhớ thương con càng thêm da diết. Bà Hải kể: Sau khi ăn tết xong, con trai bà chuẩn bị vào Nam để tiếp tục công việc thì bà và chồng bà bị mắc Covid 19. Hà nán lại để chăm sóc bố mẹ. Buổi sáng định mệnh ấy, trong lúc đi chợ, Hà va chạm với một xe chở vật liệu xây dựng. Cú va chạm đã tước đi sinh mệnh của người thanh niên chưa tròn 30 tuổi, để lại nỗi tiếc thương vô hạn của bà con chòm xóm và nỗi đau khôn tả đối với bậc sinh thành. Nghẹn ngào nhắc lại chuyện cũ, bà Hải mong muốn mỗi người khi tham gia giao thông luôn có ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông đường bộ, chú ý quan sát để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho chính mình và những người xung quanh.

Theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hóa, từ tháng 10 đến nay, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng cả số vụ lẫn số người thương vong. Riêng thị xã Bỉm Sơn, trong tháng 10, đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4 người. Theo Công an Thị xã Bỉm Sơn, nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông chủ yếu là do người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành quy định của Luật an toàn giao thông như: Đi không đúng làn đường, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, lái xe sử dụng rượu bia, chất kích thích, đua xe, lạng lách, đánh võng… Một nguyên nhân nữa đó là người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát khi sang đường và tránh các phương tiện khác, không giữ khoảng cách an toàn với xe trước nên khi xảy ra sự cố thường không xử lý kịp thời. Cũng theo Công an Thị xã, trong thời gian gần đây, tình trạng vi phạm Luật an toàn giao thông của học sinh đang ngày càng gia tăng. Phổ biến là các lỗi: Sử dụng xe mô tô chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, dàn hàng ngang… Trước thực trạng đó, Công an Thị xã phối hợp với các nhà trường thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông cho các em học sinh. Cô giáo Mai Thị Lương – Bí thư Đoàn Trường THPT Bỉm Sơn cho biết: Trong thời gian qua, Nhà trường đã thực hiện hiệu quả Mô hình Đội thanh niên xung kích đảm bảo trật tự tại cổng trường trước và sau giờ học. Mô hình này đã góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước cổng trường. Ngoài ra, Nhà trường còn nâng cao tổ chức các buổi sinh hoạt Ngày đoàn viên về chủ đề toàn giao thông; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về an toàn giao thông; coi việc chấp hành Luật an toàn giao thông là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua. Nhờ đó các em học sinh đã có ý thức chấp hành đã được nâng lên rõ rệt.

Theo Trung tá Mai Đa Nhim – Phó Trưởng Công an Thị xã Bỉm Sơn, trước tình hình tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và thị xã Bỉm Sơn nói riêng, Giám đốc Công an Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch 444 ngày 19/10/2022. Thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, Công an Thị xã sẽ tham mưu cho Ban Chỉ đạo an toàn giao thông Thị xã thực hiện các giải pháp nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong đó, tập trung vào công tác giải phóng các hành vi lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè trên các tuyến giao thông nội thị; tham mưu cho các ban ngành đáp ứng các cơ sở hạ tầng về giao thông như biển báo, biển chỉ giới… để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông; tổ chức cho người dân ký cam kết chấp hành Luật an toàn giao thông. Cùng với đó, Công an Thị xã sẽ tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị, các buổi họp dân và trong các trường học; tuyên truyền trực quan, tờ rơi tại các khu dân cư, khu công cộng, trụ sở cơ quan, khu công nghiệp và những nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. Trung tá Mai Đa Nhim cho biết: Ngoài công tác tuyên truyền, Công an Thị xã cũng sẽ tập trung lực lượng, phương tiện, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi phạm an toàn giao thông, nhất là những hành vi trực tiếp gây tai nạn giao thông như: vi phạm tốc độ, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông… Đặc biệt, đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và học sinh vi phạm Luật An toàn giao thông, Công an Thị xã sẽ thông báo về đơn vị, nhà trường, nơi cư trú để có biện pháp nhắc nhở.

Việc bảo đảm an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng Ngành Công an mà là trách nhiệm chung của mọi người dân và của toàn xã hội. Nỗi đau “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” như của gia đình bà Phạm Thị Hải có lẽ sẽ phần nào thức tỉnh mỗi chúng ta hãy luôn chấp hành Luật An toàn giao thông, chú ý quan sát khi đi trên đường,để giữ an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh và để được bình an về quây quần bên mâm cơm gia đình sau mỗi ngày làm việc.

Hà Nghĩa

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi gia đình.

Tai nạn giao thông có lẽ là tác động nhanh nhất khiến bao người phải thay đổi số phận theo chiều hướng tiêu cực. Chỉ diễn ra trong một tích tắc bất cẩn, nhưng gánh nặng phía sau là không thể đong đếm được. Từ một người khỏe mạnh có thể trở thành người tàn tật. Thậm chí, nhiều người không may mắn phải từ giã cuộc đời, để lại phía sau những ước mơ hoài bão và niềm tiếc thương của gia đình, người thân.

Một chiều đầu đông, chúng tôi đến thăm gia đình bà Đỗ Thị Hải ở khu phố Trường Sơn, phường Đông Sơn. Gần một năm sau khi người con trai đầu là Phạm Ngọc Hà qua đời vì tai nạn giao thông, vợ chồng bà Hải vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con. Những cơn gió lạnh tràn về khiến nỗi nhớ thương con càng thêm da diết. Bà Hải kể: Sau khi ăn tết xong, con trai bà chuẩn bị vào Nam để tiếp tục công việc thì bà và chồng bà bị mắc Covid 19. Hà nán lại để chăm sóc bố mẹ. Buổi sáng định mệnh ấy, trong lúc đi chợ, Hà va chạm với một xe chở vật liệu xây dựng. Cú va chạm đã tước đi sinh mệnh của người thanh niên chưa tròn 30 tuổi, để lại nỗi tiếc thương vô hạn của bà con chòm xóm và nỗi đau khôn tả đối với bậc sinh thành. Nghẹn ngào nhắc lại chuyện cũ, bà Hải mong muốn mỗi người khi tham gia giao thông luôn có ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông đường bộ, chú ý quan sát để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho chính mình và những người xung quanh.

Theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hóa, từ tháng 10 đến nay, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng cả số vụ lẫn số người thương vong. Riêng thị xã Bỉm Sơn, trong tháng 10, đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4 người. Theo Công an Thị xã Bỉm Sơn, nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông chủ yếu là do người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành quy định của Luật an toàn giao thông như: Đi không đúng làn đường, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, lái xe sử dụng rượu bia, chất kích thích, đua xe, lạng lách, đánh võng… Một nguyên nhân nữa đó là người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát khi sang đường và tránh các phương tiện khác, không giữ khoảng cách an toàn với xe trước nên khi xảy ra sự cố thường không xử lý kịp thời. Cũng theo Công an Thị xã, trong thời gian gần đây, tình trạng vi phạm Luật an toàn giao thông của học sinh đang ngày càng gia tăng. Phổ biến là các lỗi: Sử dụng xe mô tô chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, dàn hàng ngang… Trước thực trạng đó, Công an Thị xã phối hợp với các nhà trường thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông cho các em học sinh. Cô giáo Mai Thị Lương – Bí thư Đoàn Trường THPT Bỉm Sơn cho biết: Trong thời gian qua, Nhà trường đã thực hiện hiệu quả Mô hình Đội thanh niên xung kích đảm bảo trật tự tại cổng trường trước và sau giờ học. Mô hình này đã góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước cổng trường. Ngoài ra, Nhà trường còn nâng cao tổ chức các buổi sinh hoạt Ngày đoàn viên về chủ đề toàn giao thông; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về an toàn giao thông; coi việc chấp hành Luật an toàn giao thông là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua. Nhờ đó các em học sinh đã có ý thức chấp hành đã được nâng lên rõ rệt.

Theo Trung tá Mai Đa Nhim – Phó Trưởng Công an Thị xã Bỉm Sơn, trước tình hình tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và thị xã Bỉm Sơn nói riêng, Giám đốc Công an Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch 444 ngày 19/10/2022. Thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, Công an Thị xã sẽ tham mưu cho Ban Chỉ đạo an toàn giao thông Thị xã thực hiện các giải pháp nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong đó, tập trung vào công tác giải phóng các hành vi lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè trên các tuyến giao thông nội thị; tham mưu cho các ban ngành đáp ứng các cơ sở hạ tầng về giao thông như biển báo, biển chỉ giới… để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông; tổ chức cho người dân ký cam kết chấp hành Luật an toàn giao thông. Cùng với đó, Công an Thị xã sẽ tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị, các buổi họp dân và trong các trường học; tuyên truyền trực quan, tờ rơi tại các khu dân cư, khu công cộng, trụ sở cơ quan, khu công nghiệp và những nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông. Trung tá Mai Đa Nhim cho biết: Ngoài công tác tuyên truyền, Công an Thị xã cũng sẽ tập trung lực lượng, phương tiện, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi phạm an toàn giao thông, nhất là những hành vi trực tiếp gây tai nạn giao thông như: vi phạm tốc độ, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông… Đặc biệt, đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và học sinh vi phạm Luật An toàn giao thông, Công an Thị xã sẽ thông báo về đơn vị, nhà trường, nơi cư trú để có biện pháp nhắc nhở.

Việc bảo đảm an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng Ngành Công an mà là trách nhiệm chung của mọi người dân và của toàn xã hội. Nỗi đau “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” như của gia đình bà Phạm Thị Hải có lẽ sẽ phần nào thức tỉnh mỗi chúng ta hãy luôn chấp hành Luật An toàn giao thông, chú ý quan sát khi đi trên đường,để giữ an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh và để được bình an về quây quần bên mâm cơm gia đình sau mỗi ngày làm việc.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC