Truy cập

Hôm nay:
1881
Hôm qua:
5010
Tuần này:
1881
Tháng này:
66144
Tất cả:
6480461

Bỉm Sơn phát triển hạ tầng số để phục vụ công tác chuyển đổi số.

Phát triển hạ tầng số là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, thị xã Bỉm Sơn luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp triển khai đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và các nền tảng cơ sở dữ liệu chuyên ngành…, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thị xã.

IMG_0400.JPG


Có thể hiểu hạ tầng số bao gồm thiết bị, máy tính điện tử; các loại mạng kết nối như mạng không dây, cáp quang; các cơ sở dữ liệu, công nghệ, quy trình, cách tổ chức, vận hành, quản lý và chia sẻ dữ liệu; công cụ khai thác các nguồn tài nguyên số; hệ thống pháp lý và thực thi pháp luật trong thời chuyển đổi số; lực lượng lao động số với kỹ năng lao động mới, có khả năng làm chủ và sử dụng các công nghệ số…

Với quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, việc xây dựng hạ tầng số được Thị xã xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Đến nay, hạ tầng mạng cáp quang phủ đến 100% phường, xã; 58/58 nhà văn hoá khu phố, thôn được phủ sóng wi-fi miễn phí. Thực hiện lắp đặt 41 camera an ninh tại các vị trí quan trọng của Thị xã; tại các xã, phường đã đầu tư 35 mắt camera đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I và II đã được triển khai đến tất cả các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước. 100% các doanh nghiệp trên địa bàn Thị xã đang hoạt động đã sử dụng hoá đơn điện tử.

IMG_0413.JPG
Công chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thị xã đang thực hiện số hoá hồ sơ

Mặt khác, có 34.356 trường hợp đăng ký, kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID, đạt 93,17% kế hoạch tỉnh giao. 100% cơ quan hành chính nhà nước từ Thị xã đến xã, phường triển khai sử dụng hiệu quả phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công tỉnh phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông..

Song, bên cạnh những kết quả đạt được, trong phát triển hạ tầng số vẫn còn bất cập, hạn chế. Nổi lên là tốc độ mạng băng rộng cố định, di động vẫn chưa ổn định. Việc xóa vùng “lõm sóng” viễn thông chưa hoàn thành; việc phát triển các nền tảng chủ lực cho hạ tầng số mới hình thành, bước đầu triển khai cho nên chưa đạt hiệu quả cao; việc kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng số vẫn còn hạn chế…

Với mục tiêu: Phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng) băng rộng, siêu rộng, phổ cập, an toàn, bền vững, mở, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, giải trí của Nhân dân; sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối, xử lý dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin mạng…phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của Thị xã, tại Kế hoạch số 3251/KH-UBND ngày 29/9/2023, Phát triển hạ tầng số trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn, giai đoạn 2023-2025, UBND thị xã Bỉm Sơn xác định một số chỉ tiêu cần phấn đấu đạt được. Cụ thể: Đến năm 2025, số thuê bao băng rộng di động/100 dân đạt 75%; tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh/tổng thuê bao điện thoại di động đạt 85%; 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 100% thôn, khu phố được phủ sóng di động băng rộng đạt; 75% hộ gia đình có truy cập Internet băng rộng cáp quang; 100%cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng nền tảng số; 50% doanh nghiệp sử dụng nền tảng số; tỷ lệ dùng chung vị trí trạm thu, phát sóng thông tin di động (trạm BTS) đạt 15%..

Có thể thấy, với điều kiện khách quan và nguồn lực hiện nay của thị xã, việc hoàn thành các chỉ tiêu trên không hề đơn giản, đòi sự chung tay của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và sự ủng hộ của người dân. Do đó, tại Kế hoạch 3251/KH-UBND ngày 29/9/2023, UBND thị xã cũng đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp và phân công cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện . Trong đó, UBND thị xã yêu cầu các ngành, các địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, định hướng về phát triển hạ tầng số của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tế của Thị xã; Tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan trong việc phát triển hạ tầng, cung cấp dịch vụ viễn thông cho chuyển đổi số; Hạ tầng số phải được triển khai song song, đồng bộ với hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, hạ tầng chiếu sáng, hạ tầng công trình ngầm, các hạ tầng kỹ thuật khác..; Hạ tầng số phát triển theo hướng mở, ảo hóa, tối ưu cho việc dùng chung để có thể được cung cấp như một dịch vụ, trong đó giải pháp đột phá là hạ tầng điện toán đám mây và các nền tảng số; phải đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, có bước đi và lộ trình cụ thể; phát triển an toàn, tin cậy, góp phần tạo lập niềm tin số.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và các địa phương của thị xã sẽ tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc phát triển hạ tầng số, từ đó tạo sự đồng thuận chung tay xây dựng cùng chính quyền phục vụ quá trình chuyển đổi số của Thị xã.
Nguyễn Tới

Bỉm Sơn phát triển hạ tầng số để phục vụ công tác chuyển đổi số.

Phát triển hạ tầng số là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, thị xã Bỉm Sơn luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp triển khai đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và các nền tảng cơ sở dữ liệu chuyên ngành…, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thị xã.

IMG_0400.JPG


Có thể hiểu hạ tầng số bao gồm thiết bị, máy tính điện tử; các loại mạng kết nối như mạng không dây, cáp quang; các cơ sở dữ liệu, công nghệ, quy trình, cách tổ chức, vận hành, quản lý và chia sẻ dữ liệu; công cụ khai thác các nguồn tài nguyên số; hệ thống pháp lý và thực thi pháp luật trong thời chuyển đổi số; lực lượng lao động số với kỹ năng lao động mới, có khả năng làm chủ và sử dụng các công nghệ số…

Với quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, việc xây dựng hạ tầng số được Thị xã xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Đến nay, hạ tầng mạng cáp quang phủ đến 100% phường, xã; 58/58 nhà văn hoá khu phố, thôn được phủ sóng wi-fi miễn phí. Thực hiện lắp đặt 41 camera an ninh tại các vị trí quan trọng của Thị xã; tại các xã, phường đã đầu tư 35 mắt camera đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I và II đã được triển khai đến tất cả các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước. 100% các doanh nghiệp trên địa bàn Thị xã đang hoạt động đã sử dụng hoá đơn điện tử.

IMG_0413.JPG
Công chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thị xã đang thực hiện số hoá hồ sơ

Mặt khác, có 34.356 trường hợp đăng ký, kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID, đạt 93,17% kế hoạch tỉnh giao. 100% cơ quan hành chính nhà nước từ Thị xã đến xã, phường triển khai sử dụng hiệu quả phần mềm một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công tỉnh phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông..

Song, bên cạnh những kết quả đạt được, trong phát triển hạ tầng số vẫn còn bất cập, hạn chế. Nổi lên là tốc độ mạng băng rộng cố định, di động vẫn chưa ổn định. Việc xóa vùng “lõm sóng” viễn thông chưa hoàn thành; việc phát triển các nền tảng chủ lực cho hạ tầng số mới hình thành, bước đầu triển khai cho nên chưa đạt hiệu quả cao; việc kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng số vẫn còn hạn chế…

Với mục tiêu: Phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng) băng rộng, siêu rộng, phổ cập, an toàn, bền vững, mở, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, giải trí của Nhân dân; sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối, xử lý dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin mạng…phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của Thị xã, tại Kế hoạch số 3251/KH-UBND ngày 29/9/2023, Phát triển hạ tầng số trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn, giai đoạn 2023-2025, UBND thị xã Bỉm Sơn xác định một số chỉ tiêu cần phấn đấu đạt được. Cụ thể: Đến năm 2025, số thuê bao băng rộng di động/100 dân đạt 75%; tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh/tổng thuê bao điện thoại di động đạt 85%; 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 100% thôn, khu phố được phủ sóng di động băng rộng đạt; 75% hộ gia đình có truy cập Internet băng rộng cáp quang; 100%cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng nền tảng số; 50% doanh nghiệp sử dụng nền tảng số; tỷ lệ dùng chung vị trí trạm thu, phát sóng thông tin di động (trạm BTS) đạt 15%..

Có thể thấy, với điều kiện khách quan và nguồn lực hiện nay của thị xã, việc hoàn thành các chỉ tiêu trên không hề đơn giản, đòi sự chung tay của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và sự ủng hộ của người dân. Do đó, tại Kế hoạch 3251/KH-UBND ngày 29/9/2023, UBND thị xã cũng đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp và phân công cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện . Trong đó, UBND thị xã yêu cầu các ngành, các địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện cần bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, định hướng về phát triển hạ tầng số của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tế của Thị xã; Tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan trong việc phát triển hạ tầng, cung cấp dịch vụ viễn thông cho chuyển đổi số; Hạ tầng số phải được triển khai song song, đồng bộ với hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, hạ tầng chiếu sáng, hạ tầng công trình ngầm, các hạ tầng kỹ thuật khác..; Hạ tầng số phát triển theo hướng mở, ảo hóa, tối ưu cho việc dùng chung để có thể được cung cấp như một dịch vụ, trong đó giải pháp đột phá là hạ tầng điện toán đám mây và các nền tảng số; phải đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, có bước đi và lộ trình cụ thể; phát triển an toàn, tin cậy, góp phần tạo lập niềm tin số.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và các địa phương của thị xã sẽ tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc phát triển hạ tầng số, từ đó tạo sự đồng thuận chung tay xây dựng cùng chính quyền phục vụ quá trình chuyển đổi số của Thị xã.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC