Truy cập

Hôm nay:
4214
Hôm qua:
4156
Tuần này:
41756
Tháng này:
63467
Tất cả:
6477784

Bỉm Sơn với công tác xây dựng Chính quyền số.

Xây dựng chính quyền số là một trong những mục tiêu quan trọng mà Bỉm Sơn hướng đến khi ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 về việc Phê duyệt Đề án chuyển đổi số tại thị xã Bỉm Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện mục tiêu này, các cấp, các ngành từ thị xã đến cơ sở đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ… Qua đó, làm đổi mới căn bản hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.

Bỉm Sơn với công tác xây dựng Chính quyền số 1.JPG

Chính quyền số là hoạt động của chính quyền dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin; được xác định là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số cùng với kinh tế số và xã hội số. Tuy nhiên, chính quyền số được xác định là khâu then chốt, đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, quản lý và phát triển kinh tế số, xã hội số. Tất cả hoạt động của các cơ quan các cấp sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để vận hành, giúp giảm thiểu chi phí, tăng phần tương tác, hoặc cung ứng dịch vụ theo hình thức trực tuyến nhanh hơn. Hiện nay, Bỉm Sơn đã và đang xây dựng, phát triển chính quyền số nhằm ứng dụng những bước tiến của công nghệ, thực hiện đồng bộ các giải pháp từng bước xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Theo đó, Thị xã đã quan tâm, đầu tư triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, ở tất cả các lĩnh vực và xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã khóa XI, nhiệm kỳ 2020- 2025. Nền hành chính được hiện đại hoá, thể hiện rõ nét qua việc thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành, cách thức làm việc và phục vụ của cơ quan nhà nước nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử; hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến, tạo sự công khai, minh bạch, thuận lợi, tăng lỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan chính quyền các cấp. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, thực hiện chính quyền số đã đổi mới căn bản hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Bỉm Sơn với công tác xây dựng Chính quyền số.JPG

Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2023, Bỉm Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, cụ thể: Về cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên hông, hiện nay, UBND thị xã đã tiến hành niêm yết 291 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thị xã trên Cổng thông tin điện tử Bỉm Sơn tại địa chỉ http://bimson.thanhhoa.gov.vn và tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thị xã; UBND các phường, xã thực hiện niêm yết 220 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử các phường, xã. Việc công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc, kịp thời vào cuối ngày hành chính trên Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hoá, trên Cổng thông tin điện tử Bỉm Sơn và trên các trang thông tin điện tử của các phường, xã; Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, cơ bản thay đổi được phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thị xã, góp phần đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3 đạt 99,25%; mức độ 4 đạt 99,12%, vượt chỉ tiêu Tỉnh giao.

Bên cạnh đó, để xây dựng chính quyền số, Thị xã tiếp tục phát huy hiệu quả phần mềm quản lý điều hành trong các cơ quan nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý, quản lý hồ sơ công việc nhằm hiện đại hóa nền hành chính, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử. Đến nay, 100% cán bộ, công chức cơ quan UBND thị xã, xã, phường; 36 viên chức đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thị xã được cấp chứng thư số cá nhân, tổ chức; cấp 4 SIM PKI cho lãnh đạo UBND thị xã; 100% các phòng, ban, ngành, đoàn thể, xã, phường sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; khai thác và sử dụng tốt hệ thống thông tin phục vụ họp trực tuyến; rút ngắn thời gian tham dự họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy; tăng số lượng các cuộc họp của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể được tổ chức trực tuyến.

Có thể thấy, ngoài những lợi ích của việc xây dựng chính quyền số thể hiện bằng con số thì sự thay đổi đáng nói nhất chính là nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Thể hiện ở việc các cơ quan, đơn vị đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, làm cho khoảng cách giữa chính quyền với người dân ngày càng được rút ngắn. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, triển khai, thưc hiện nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị, tạo lập cơ sở dữ liệu số đã tiết kiệm được nhiều thời gian, kinh phí,… để mọi hoạt động của chính quyền đều hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Nguyễn Tới

Bỉm Sơn với công tác xây dựng Chính quyền số.

Xây dựng chính quyền số là một trong những mục tiêu quan trọng mà Bỉm Sơn hướng đến khi ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 về việc Phê duyệt Đề án chuyển đổi số tại thị xã Bỉm Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện mục tiêu này, các cấp, các ngành từ thị xã đến cơ sở đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ… Qua đó, làm đổi mới căn bản hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.

Bỉm Sơn với công tác xây dựng Chính quyền số 1.JPG

Chính quyền số là hoạt động của chính quyền dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin; được xác định là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số cùng với kinh tế số và xã hội số. Tuy nhiên, chính quyền số được xác định là khâu then chốt, đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, quản lý và phát triển kinh tế số, xã hội số. Tất cả hoạt động của các cơ quan các cấp sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để vận hành, giúp giảm thiểu chi phí, tăng phần tương tác, hoặc cung ứng dịch vụ theo hình thức trực tuyến nhanh hơn. Hiện nay, Bỉm Sơn đã và đang xây dựng, phát triển chính quyền số nhằm ứng dụng những bước tiến của công nghệ, thực hiện đồng bộ các giải pháp từng bước xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Theo đó, Thị xã đã quan tâm, đầu tư triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, ở tất cả các lĩnh vực và xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã khóa XI, nhiệm kỳ 2020- 2025. Nền hành chính được hiện đại hoá, thể hiện rõ nét qua việc thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành, cách thức làm việc và phục vụ của cơ quan nhà nước nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử; hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến, tạo sự công khai, minh bạch, thuận lợi, tăng lỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan chính quyền các cấp. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, thực hiện chính quyền số đã đổi mới căn bản hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Bỉm Sơn với công tác xây dựng Chính quyền số.JPG

Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2023, Bỉm Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, cụ thể: Về cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên hông, hiện nay, UBND thị xã đã tiến hành niêm yết 291 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thị xã trên Cổng thông tin điện tử Bỉm Sơn tại địa chỉ http://bimson.thanhhoa.gov.vn và tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thị xã; UBND các phường, xã thực hiện niêm yết 220 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử các phường, xã. Việc công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc, kịp thời vào cuối ngày hành chính trên Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hoá, trên Cổng thông tin điện tử Bỉm Sơn và trên các trang thông tin điện tử của các phường, xã; Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, cơ bản thay đổi được phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thị xã, góp phần đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3 đạt 99,25%; mức độ 4 đạt 99,12%, vượt chỉ tiêu Tỉnh giao.

Bên cạnh đó, để xây dựng chính quyền số, Thị xã tiếp tục phát huy hiệu quả phần mềm quản lý điều hành trong các cơ quan nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý, quản lý hồ sơ công việc nhằm hiện đại hóa nền hành chính, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử. Đến nay, 100% cán bộ, công chức cơ quan UBND thị xã, xã, phường; 36 viên chức đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thị xã được cấp chứng thư số cá nhân, tổ chức; cấp 4 SIM PKI cho lãnh đạo UBND thị xã; 100% các phòng, ban, ngành, đoàn thể, xã, phường sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; khai thác và sử dụng tốt hệ thống thông tin phục vụ họp trực tuyến; rút ngắn thời gian tham dự họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy; tăng số lượng các cuộc họp của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể được tổ chức trực tuyến.

Có thể thấy, ngoài những lợi ích của việc xây dựng chính quyền số thể hiện bằng con số thì sự thay đổi đáng nói nhất chính là nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Thể hiện ở việc các cơ quan, đơn vị đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, làm cho khoảng cách giữa chính quyền với người dân ngày càng được rút ngắn. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, triển khai, thưc hiện nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị, tạo lập cơ sở dữ liệu số đã tiết kiệm được nhiều thời gian, kinh phí,… để mọi hoạt động của chính quyền đều hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC