Truy cập

Hôm nay:
2631
Hôm qua:
6923
Tuần này:
9554
Tháng này:
73817
Tất cả:
6488134

Dấu ấn 10 năm xây dựng nông thôn mới của thị xã Bỉm Sơn

Bỉm Sơn – là Thị xã công nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Năm 2012, Thị xã bắt tay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới – một chương trình phát triển nông thôn mà ở đó người dân giữ vai trò chủ thể, nòng cốt. Sau 10 năm thực hiện Chương trình, diện mạo của vùng nông thôn trên địa bàn Thị xã đã có sự thay đổi mạnh mẽ, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Đây chính là thước đo chính xác nhất về hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và là tiền đề vững chắc để Thị xã xây dựng đô thị văn minh, thân thiện, hướng tới xây dựng Thị xã Bỉm Sơn trở thành trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa.

1665972442611.png
Hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thị xã được Tỉnh xác định là đô thị hạt nhân của Trung tâm kinh tế động lực phía Bắc, thuộc hành lang kinh tế Đông Bắc của tỉnh Thanh Hóa (kết nối Cảng Lạch Sung, Nga Sơn, Bỉm Sơn, Thạch Thành với các tỉnh phía Bắc).


IMG_0717.JPG

Thị xã Bỉm Sơn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 2 xã Hà Lan và Quang Trung với xuất phát điểm thấp. Xã Hà Lan đạt 6/19 tiêu chí; xã Quang Trung đạt 5/19 tiêu chí. Khi đó, ở vùng nông thôn,
giao thông còn hạn chế, người dân đi lại khó khăn,kinh tế kém phát triển, đời sống người dân cònbấp bênh, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề nông, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, các thiết chế văn hóa chưa được đảm bảo. Với quan điểm, xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Trong đó cộng đồng dân cư địa phương là người trực tiếp tổ chức thực hiện, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng đề ra cơ chế chính sách và hỗ trợ một phần vốn thực hiện. Thị xã đã phát động phong trào Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy nội lực và huy động đầu tư hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, xây dựng điểm các thôn kiểu mẫu. Cùng với đó, Bỉm Sơn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với từng bước đô thị hóa các xã, tập trung lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình, dự án để xây dựng các xã nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị gắn với các tiêu chí lên phường. Sau 10 năm thực hiện chương trình, Thị xã đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện. Những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát; những tuyến đường giao thông kết nối đi khắp các vùng, miền tạo điều kiện cho người dân giao thương phát triển kinh tế - xã hội; những nhà máy hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân; các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy; đời sống văn hóa, tinh thần cư dân nông thôn nâng cao rõ rệt; các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao… tất cả tạo nên diện mạo mới, sức sống mới của vùng nông thôn Bỉm Sơn.


1665972442761.jpg
Công tác tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tổ chức các hội thi sân khấu hóa, thực hiện các mô hình dân vận khéo, lồng ghép với các phong trào thi đua do các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội phát động. Người dân địa phương, nhất là vùng nông thôn đã nhận thức vai trò của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó đã lan tỏa rộng khắp phong trào thi đua sản xuất, hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công để làm đường và các công trình công cộng. Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, tổng nguồn lực được huy động cho việc xây dựng nông thôn mới là trên 332 tỷ đồng. Trong đó nguồn đầu tư từ nhân dân và hỗ trợ của doanh nghiệp chiếm 74%, nguồn vốn ngân sách Trung ương và tỉnh chỉ chiếm gần 7,5%, Ngân sách thị xã chiếm 9,32% và ngân sách xã chiếm 9,17%.
Xác định để xây dựng nông thôn mới thành công thì phải lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân làm khâu đột phá, Thị xã đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế vùng nông thôn. Về nông nghiệp, Thị xã đã chỉ đạo các địa phương dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, khuyến khích phát triển trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tích cực đưa cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Toàn thị xã chuyển đổi 125,8ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây và con nuôi có giá trị kinh tế cao. Trong đó có 20,3 trồng rau các loại, 105,5ha nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa. Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao.

IMG_9553.JPG
Cùng với nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và Thương mại dịch vụ được Thị xã quan tâm phát triển ở vùng nông thôn. Nhân dân tăng cường đưa máy móc, kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm sức lao động thủ công. Mạng lưới cung cấp hàng hóa tiêu dùng được mở rộng. Các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả. Hạ tầng bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư phát triển; ngành điện nâng cao lưới điện phục vụ tốt đời sống và sản xuất…


Song song với các giải pháp phát triển kinh tế, Thị xã đã chú trọng công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thị xã là 83,5%, tăng 18,5% so với năm 2012. Riêng xã Quang Trung, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 81,8%, tăng 43% so với năm 2012. Nếu như năm 2012, thu nhập bình quân đầu người toàn thị xã chỉ đạt 40,2 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2022 đã đạt 64,6 triệu đồng/người/năm, tăng 24,4 triệu đồng/người/năm. Xã Quang Trung, thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 55,5 triệu đồng/người/năm tăng 37,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2012. Số gia đình khá giả tăng nhanh, số hộ nghèo giảm nhanh và bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã hiện chỉ còn 1,42%, giảm 2,77% so với năm 2012; tỷ lệ hộ nghèo của xã Quang Trung còn 1,49%, giảm 8,71% so với năm 2012

Kinh tế phát triển, thu nhập được nâng lên, người dân vùng nông thôn có thêm khả năng và động lực để thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.


IMG_9539.JPG

Đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn đã được đầu tư cứng hóa, làm mới hơn 60km.
Tỷ lệ đường xã, thôn, liên thôn, đường ngõ, xóm, trục chính nội đồng được cứng hóa và đảm bảo xanh – sạch – đẹp đạt 100%. Hệ thống mương tưới, tiêu được kiên cố hóa đạt 72,3%, đáp ứng tốt nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất và đảm bảo về phòng chống thiên tai tại chỗ. Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp. Các công trình trường học gồm phòng học, nhà hiệu bộ, phòng chức năng và công trình phụ trợ được đầu tư hàng tỷ đồng xây mới và sửa chữa. Toàn thị xã có 24/27 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia các mức độ, đạt tỷ lệ 88,9%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các mức độ của xã Quang Trung đạt 100%. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được đầu tư và hoạt động hiệu quả. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được thành lập với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Nhiều công trình văn hóa quan trọng và các công trình tiện ích công cộng được Thị xã đầu tư bằng nhiều nguồn vốn như: Trung tâm Hội nghị - Nhà văn hóa Thị xã, Trung tâm Văn hóa – Thể thao Phục Hưng, sân bóng Bảo An. Công sở phường xã được xây dựng khang trang, đầy đủ phòng làm việc với trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân. 100% các khu phố, thôn đều có nhà văn hóa và sân thể dục thể thao đảm bảo quy định.

Nhà ở dân cư được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị đạt 99,71%. Nhiều khu dân cư đô thị mới được xây dựng đồng bộ, hiện đại như: khu dân cư Nam Cổ Đam, Nam Trần phú, Tây Nguyễn Đức Cảnh... tạo nên diện mạo mới của đô thị Bỉm Sơn.

1665973251802.jpg1665973251802.jpg
1665973251802.jpg

Công tác bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa luôn được quan tâm
thực hiện. Hằng năm, Lễ hội Sòng Sơn – Ba Đội được tổ chức nghiêm cẩn, an toàn, tiết kiệm với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.Công tác bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Do đó Thị xã đã chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và phát động toàn dân tham gia phong trào xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp - an toàn. Công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội được thị xã quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Bộ máy tổ chức các cấp, các ngành được kiện toàn; công tác quy hoạch cán bộ được quan tâm thực hiện, gắn với việc đào tạo nâng cao trình độ, chuẩn hóa đội ngũ và luân chuyển cán bộ. Phát triển đảng viên được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Quốc phòng an ninh luôn được củng cố vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.


Là thị xã có 6/7 đơn vị hành chính là phường, những năm qua, Thị xã đã quan tâm xây dựng phường văn minh đô thị. Đến nay đã có 6/6 phường được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị. Thị xã luôn chú trọng nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị ngày càng đi vào nề nếp và đạt hiệu quả. Đến nay, Thị xã có 85,5% gia đình văn hóa, 98,3% khu phố, thôn, xóm văn hóa.

Phong trào thể dục thể thao.jpg

Bằng sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm chính trị cao nhất, sau 5 năm
Thị xã bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, năm 2017 xã Hà Lan đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2019 xã Quang Trung đạt chuẩn nông thôn mới và tháng 12/2022, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Mới đây, ngày 23/10, Phó Thủ thướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1222/QĐ-TTg công nhận thị xã Bỉm Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022. Đây là niềm vui, niềm tự hào của cán bộ và nhân dân Thị xã sau hơn 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng nông thôn mới của Thị xã Bỉm Sơn, có thể thấy, với chủ trương nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ, sự đồng thuận giữa ý đảng, lòng dân, vùng nông thôn Bỉm Sơn thay đổi toàn diện từ diện mạo nông thôn đến chất lượng đời sống người dân. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, những người nông dân Bỉm Sơn đã thực sự được làm chủ và họ đã trở thành những người nông dân hạnh phúc.
Hà Nghĩa

Dấu ấn 10 năm xây dựng nông thôn mới của thị xã Bỉm Sơn

Bỉm Sơn – là Thị xã công nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Năm 2012, Thị xã bắt tay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới – một chương trình phát triển nông thôn mà ở đó người dân giữ vai trò chủ thể, nòng cốt. Sau 10 năm thực hiện Chương trình, diện mạo của vùng nông thôn trên địa bàn Thị xã đã có sự thay đổi mạnh mẽ, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Đây chính là thước đo chính xác nhất về hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và là tiền đề vững chắc để Thị xã xây dựng đô thị văn minh, thân thiện, hướng tới xây dựng Thị xã Bỉm Sơn trở thành trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa.

1665972442611.png
Hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thị xã được Tỉnh xác định là đô thị hạt nhân của Trung tâm kinh tế động lực phía Bắc, thuộc hành lang kinh tế Đông Bắc của tỉnh Thanh Hóa (kết nối Cảng Lạch Sung, Nga Sơn, Bỉm Sơn, Thạch Thành với các tỉnh phía Bắc).


IMG_0717.JPG

Thị xã Bỉm Sơn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 2 xã Hà Lan và Quang Trung với xuất phát điểm thấp. Xã Hà Lan đạt 6/19 tiêu chí; xã Quang Trung đạt 5/19 tiêu chí. Khi đó, ở vùng nông thôn,
giao thông còn hạn chế, người dân đi lại khó khăn,kinh tế kém phát triển, đời sống người dân cònbấp bênh, cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề nông, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, các thiết chế văn hóa chưa được đảm bảo. Với quan điểm, xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Trong đó cộng đồng dân cư địa phương là người trực tiếp tổ chức thực hiện, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng đề ra cơ chế chính sách và hỗ trợ một phần vốn thực hiện. Thị xã đã phát động phong trào Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy nội lực và huy động đầu tư hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, xây dựng điểm các thôn kiểu mẫu. Cùng với đó, Bỉm Sơn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với từng bước đô thị hóa các xã, tập trung lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình, dự án để xây dựng các xã nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị gắn với các tiêu chí lên phường. Sau 10 năm thực hiện chương trình, Thị xã đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện. Những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát; những tuyến đường giao thông kết nối đi khắp các vùng, miền tạo điều kiện cho người dân giao thương phát triển kinh tế - xã hội; những nhà máy hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân; các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy; đời sống văn hóa, tinh thần cư dân nông thôn nâng cao rõ rệt; các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao… tất cả tạo nên diện mạo mới, sức sống mới của vùng nông thôn Bỉm Sơn.


1665972442761.jpg
Công tác tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tổ chức các hội thi sân khấu hóa, thực hiện các mô hình dân vận khéo, lồng ghép với các phong trào thi đua do các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội phát động. Người dân địa phương, nhất là vùng nông thôn đã nhận thức vai trò của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó đã lan tỏa rộng khắp phong trào thi đua sản xuất, hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công để làm đường và các công trình công cộng. Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, tổng nguồn lực được huy động cho việc xây dựng nông thôn mới là trên 332 tỷ đồng. Trong đó nguồn đầu tư từ nhân dân và hỗ trợ của doanh nghiệp chiếm 74%, nguồn vốn ngân sách Trung ương và tỉnh chỉ chiếm gần 7,5%, Ngân sách thị xã chiếm 9,32% và ngân sách xã chiếm 9,17%.
Xác định để xây dựng nông thôn mới thành công thì phải lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân làm khâu đột phá, Thị xã đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế vùng nông thôn. Về nông nghiệp, Thị xã đã chỉ đạo các địa phương dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, khuyến khích phát triển trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tích cực đưa cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Toàn thị xã chuyển đổi 125,8ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây và con nuôi có giá trị kinh tế cao. Trong đó có 20,3 trồng rau các loại, 105,5ha nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa. Nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao.

IMG_9553.JPG
Cùng với nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và Thương mại dịch vụ được Thị xã quan tâm phát triển ở vùng nông thôn. Nhân dân tăng cường đưa máy móc, kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm sức lao động thủ công. Mạng lưới cung cấp hàng hóa tiêu dùng được mở rộng. Các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả. Hạ tầng bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư phát triển; ngành điện nâng cao lưới điện phục vụ tốt đời sống và sản xuất…


Song song với các giải pháp phát triển kinh tế, Thị xã đã chú trọng công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thị xã là 83,5%, tăng 18,5% so với năm 2012. Riêng xã Quang Trung, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 81,8%, tăng 43% so với năm 2012. Nếu như năm 2012, thu nhập bình quân đầu người toàn thị xã chỉ đạt 40,2 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2022 đã đạt 64,6 triệu đồng/người/năm, tăng 24,4 triệu đồng/người/năm. Xã Quang Trung, thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 55,5 triệu đồng/người/năm tăng 37,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2012. Số gia đình khá giả tăng nhanh, số hộ nghèo giảm nhanh và bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã hiện chỉ còn 1,42%, giảm 2,77% so với năm 2012; tỷ lệ hộ nghèo của xã Quang Trung còn 1,49%, giảm 8,71% so với năm 2012

Kinh tế phát triển, thu nhập được nâng lên, người dân vùng nông thôn có thêm khả năng và động lực để thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.


IMG_9539.JPG

Đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn đã được đầu tư cứng hóa, làm mới hơn 60km.
Tỷ lệ đường xã, thôn, liên thôn, đường ngõ, xóm, trục chính nội đồng được cứng hóa và đảm bảo xanh – sạch – đẹp đạt 100%. Hệ thống mương tưới, tiêu được kiên cố hóa đạt 72,3%, đáp ứng tốt nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất và đảm bảo về phòng chống thiên tai tại chỗ. Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp. Các công trình trường học gồm phòng học, nhà hiệu bộ, phòng chức năng và công trình phụ trợ được đầu tư hàng tỷ đồng xây mới và sửa chữa. Toàn thị xã có 24/27 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia các mức độ, đạt tỷ lệ 88,9%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các mức độ của xã Quang Trung đạt 100%. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được đầu tư và hoạt động hiệu quả. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được thành lập với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Nhiều công trình văn hóa quan trọng và các công trình tiện ích công cộng được Thị xã đầu tư bằng nhiều nguồn vốn như: Trung tâm Hội nghị - Nhà văn hóa Thị xã, Trung tâm Văn hóa – Thể thao Phục Hưng, sân bóng Bảo An. Công sở phường xã được xây dựng khang trang, đầy đủ phòng làm việc với trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân. 100% các khu phố, thôn đều có nhà văn hóa và sân thể dục thể thao đảm bảo quy định.

Nhà ở dân cư được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị đạt 99,71%. Nhiều khu dân cư đô thị mới được xây dựng đồng bộ, hiện đại như: khu dân cư Nam Cổ Đam, Nam Trần phú, Tây Nguyễn Đức Cảnh... tạo nên diện mạo mới của đô thị Bỉm Sơn.

1665973251802.jpg1665973251802.jpg
1665973251802.jpg

Công tác bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa luôn được quan tâm
thực hiện. Hằng năm, Lễ hội Sòng Sơn – Ba Đội được tổ chức nghiêm cẩn, an toàn, tiết kiệm với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.Công tác bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Do đó Thị xã đã chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và phát động toàn dân tham gia phong trào xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp - an toàn. Công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội được thị xã quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Bộ máy tổ chức các cấp, các ngành được kiện toàn; công tác quy hoạch cán bộ được quan tâm thực hiện, gắn với việc đào tạo nâng cao trình độ, chuẩn hóa đội ngũ và luân chuyển cán bộ. Phát triển đảng viên được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Quốc phòng an ninh luôn được củng cố vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.


Là thị xã có 6/7 đơn vị hành chính là phường, những năm qua, Thị xã đã quan tâm xây dựng phường văn minh đô thị. Đến nay đã có 6/6 phường được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị. Thị xã luôn chú trọng nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị ngày càng đi vào nề nếp và đạt hiệu quả. Đến nay, Thị xã có 85,5% gia đình văn hóa, 98,3% khu phố, thôn, xóm văn hóa.

Phong trào thể dục thể thao.jpg

Bằng sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm chính trị cao nhất, sau 5 năm
Thị xã bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, năm 2017 xã Hà Lan đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2019 xã Quang Trung đạt chuẩn nông thôn mới và tháng 12/2022, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Mới đây, ngày 23/10, Phó Thủ thướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1222/QĐ-TTg công nhận thị xã Bỉm Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022. Đây là niềm vui, niềm tự hào của cán bộ và nhân dân Thị xã sau hơn 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng nông thôn mới của Thị xã Bỉm Sơn, có thể thấy, với chủ trương nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ, sự đồng thuận giữa ý đảng, lòng dân, vùng nông thôn Bỉm Sơn thay đổi toàn diện từ diện mạo nông thôn đến chất lượng đời sống người dân. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, những người nông dân Bỉm Sơn đã thực sự được làm chủ và họ đã trở thành những người nông dân hạnh phúc.
Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC