Truy cập

Hôm nay:
1119
Hôm qua:
3258
Tuần này:
30207
Tháng này:
94470
Tất cả:
6508787

Đổi mới công nghệ, thích ứng sản xuất

Nếu như sự phát triển của khu vực doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh mới thực sự sôi động trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, thì ở thị xã Bỉm Sơn lại khác. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, Bỉm Sơn đã “lọt mắt xanh” của các chuyên gia khảo sát và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn - một trong những nhà máy công nghiệp đầu tiên của cả nước đã ra đời. Với sức hấp dẫn truyền thống, Bỉm Sơn tiếp tục thu hút được nhiều DN với đa dạng các ngành nghề sản xuất và phụ trợ sản xuất.

May HA3.jpg
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Huệ Anh
Nhân Đại hội đại biểu Hội DN thị xã Bỉm Sơn khóa III, nhiệm kỳ 2022-2027, phóng viên có cuộc phỏng vấn ông Trịnh Xuân Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội DN thị xã Bỉm Sơn.
P.V: Là vùng đất công nghiệp truyền thống, đã từ lâu, Bỉm Sơn được xem là 1 trong 4 trụ cột - “tứ sơn” của tỉnh Thanh Hóa, các DN, doanh nhân ở Bỉm Sơn xác định trọng trách của mình ra sao, thưa ông?

Ông Trịnh Xuân Lượng:DN, doanh nhân là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế. Tăng trưởng sản xuất của địa phương và các vấn đề xã hội phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của các DN. Do đó, chúng tôi xác định các mục tiêu, hoạch định trên lộ trình phát triển của thị xã Bỉm Sơn cũng là trọng trách của cộng đồng DN trên địa bàn.
Trong những năm vừa qua, mặc dù môi trường sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các vấn đề xung đột chính trị, kinh tế quốc tế khiến giá nguyên vật liệu tăng cao, tình hình lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, nhưng cộng đồng DN Bỉm Sơn đã nỗ lực khắc phục, vượt khó vươn lên, thích ứng Đến nay, Bỉm Sơn đã trở thành “thủ phủ” xi măng của cả nước. Cũng từ đó, tạo sức lan tỏa đầu tư phát triển thêm nhiều nhà máy trong các lĩnh vực. Các DN không ngừng mở rộng quy mô đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Điển hình như tại Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, DN liên tục thực hiện đổi mới công tác quản trị, đẩy nhanh tiến độ các dự án đột phá về công nghệ để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. DN cũng đã đưa dự án chuyển đổi công nghệ hệ thống nghiền xi măng đóng bao đi vào hoạt động hiệu quả, nâng công suất sản xuất xi măng lên 4,5 triệu tấn/năm, giải quyết việc thiếu hụt sản lượng nghiền xi măng, giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Còn với Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa, DN được thành lập năm 1995 và là DN tiên phong của tỉnh đầu tư nhà máy về các vùng nông thôn. Hiện nay, tập đoàn đã phát triển được 13 nhà máy may công nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Cùng với một chặng đường dài nỗ lực vượt qua thử thách trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Tập đoàn Tiên Sơn luôn năng động đổi mới, thích ứng, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. DN liên tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và thực hiện vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh tác động, ảnh hưởng đến chuỗi cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021, DN đã linh hoạt chuyển đổi một bộ phận nhà máy sang sản xuất khẩu trang, vừa đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch trong nước, vừa duy trì, ổn định việc làm cho người lao động. Trong 5 năm vừa qua, tập đoàn đã đầu tư xây dựng được 4 nhà may may xuất khẩu, 1 tòa nhà Hoàng gia Royal Tower, mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy May xuất khẩu Sơn Hà, với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. DN thường xuyên duy trì các quỹ khuyến học, đồng thời tích cực ủng hộ trong công tác phòng, chống dịch, với số tiền lên tới 2,5 tỷ đồng trong hơn 2 năm qua.
Ngoài những DN có truyền thống lâu đời, sức hấp dẫn của Bỉm Sơn cũng đã thu hút được nhiều DN từ tỉnh ngoài về đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Công ty CP Bánh kẹo Tràng An 3 là một trong những DN “đặt chân” sớm về với Khu Công nghiệp Bỉm Sơn. Anh Lê Xuân Ánh, Phó Giám đốc Công ty CP Bánh kẹo Tràng An 3, Giám đốc nhà máy, chia sẻ: Nhận thấy sự thuận lợi về điều kiện giao thông, trung chuyển hàng hóa, hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ, chúng tôi đã quyết định phát triển nhà máy tại vùng đất này. Đến nay, DN đã phát triển lên đến 16 dây chuyền sản xuất bánh kẹo, tạo việc làm cho 178 lao động. Trong thời gian chịu tác động bởi dịch bệnh, đơn vị đã triển khai nghiêm túc các phương án phòng dịch để không bị thiếu hụt lao động. Cùng với việc sử dụng hiệu quả công suất máy móc thiết bị, nhân lực và cải tiến công nghệ thiết bị, DN vẫn tăng trưởng bền vững. Doanh thu năm 2021 đạt 296 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 13,6 tỷ đồng; 9 tháng năm 2022 doanh thu đạt 248 tỷ đồng, nộp ngân sách 11,4 tỷ đồng và ước doanh thu năm 2022 đạt khoảng 385 tỷ đồng.
Xi mang.jpg
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn vận chuyển sản phẩm đi xuất khẩu.
Trong bối cảnh dịch bệnh những năm vừa qua, nhiều DN trẻ, DN khởi nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn cũng đã năng động thích ứng để nắm bắt cơ hội phát triển. Điển hình như Công ty TNHH Thế Giới Mới hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT). Anh Lê Kỳ Tiến, giám đốc công ty, chia sẻ: Nhận định dịch bệnh sẽ khiến nhu cầu sử dụng thiết bị CNTT tăng cao, công ty đã xúc tiến mở rộng hệ thống phân phối 20 đại lý trên các tỉnh, thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng CNTT và đã thu được kết quả khả quan, với doanh thu tăng trưởng 20%. Đơn vị vừa hoàn thiện dự án đầu tư hạ tầng viễn thông cho dự án khu dân cư Nam Cổ Đam trên địa bàn, thi công điện nhẹ và CNTT tại một số tòa nhà ở TP Hà Nội. Trong bối cảnh định hướng chuyển đổi số là tất yếu, DN nhận định đây sẽ là những cơ hội phát triển tốt trong tương lai. Do đó, sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị cung ứng phần cứng hạ tầng CNTT và các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm để cung cấp đồng bộ cho các DN.
Đồng chí Trịnh Tuấn Thành, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn, cho biết: Có thể khẳng định, cộng đồng DN Bỉm Sơn đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Không chỉ đóng góp tới gần 80% tổng thu ngân sách của thị xã, sự phát triển của các DN còn tạo động lực lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tạo sức hút đầu tư, góp sức lớn cùng thị xã trên lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển.
Để tạo môi trường thuận lợi nhất cho các DN tiếp tục phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh, thị xã sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, công bố, công khai các quy hoạch phát triển, quy hoạch sử dụng đất để DN được tiếp cận sớm với các thông tin và cơ hội phát triển. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi để các DN triển khai dự án, phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
sản xuất và là lực lượng chủ đạo trong phát triển kinh tế trên địa bàn. Điển hình những năm gần đây, thị xã liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp - xây dựng hiện chiếm tới 74,76%, thương mại - dịch vụ chiếm 24,34%, nông - lâm - thủy sản chỉ còn 0,9% trong cơ cấu kinh tế thị xã. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2022 ước đạt 66 triệu đồng/năm.
Cùng với các DN truyền thống, nhiều dự án lớn trên địa bàn được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động với quy mô lớn, như dây chuyền 4 - Nhà máy Xi măng Long Sơn, dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất Chi nhánh Tổng Công ty May 10, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial, khu dân cư Nam Cổ Đam... Sự hiện diện của những dự án công nghệ hiện đại, đồng bộ đã tiếp tục góp phần tăng năng suất sản xuất công nghiệp của thị xã, lan tỏa sức hút đầu tư, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đó là một trong những động lực cốt yếu để hiện thực hóa các định hướng phát triển của thị xã Bỉm Sơn trong tương lai gần.
P.V: Được biết, để xây dựng được khối đoàn kết, tạo sức mạnh và môi trường cho các DN trên địa bàn có cơ hội liên kết, hợp tác, phát triển, Hội DN thị xã Bỉm Sơn đã đi vào hoạt động được 2 nhiệm kỳ. Xin ông khái quát về quy mô và thành quả trong công tác hội?
Ông Trịnh Xuân Lượng:Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 683 DN đăng ký kinh doanh. Trong đó, có 526 DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 77%, 101 DN trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 14,8%, 56 DN hoạt động trên các lĩnh vực khác, chiếm 8,2%. Đáng nói, trong 5 năm trở lại đây, có tới 463 DN thành lập mới.
Trong 2 nhiệm kỳ qua, Hội DN thị xã Bỉm Sơn đã thu hút được 100 hội viên tham gia vào tổ chức hội, nâng tổng số hội viên lên 130. Trong số này, có nhiều DN có truyền thống sản xuất, kinh doanh, luôn trăn trở, tìm tòi, phát huy sáng kiến trong công tác quản lý, đổi mới công nghệ, mạnh dạn đổi mới cơ cấu sản xuất, kinh doanh, từng bước duy trì hiệu quả và tiếp tục có bước phát triển. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa, Công ty TNHH Huệ Anh, Công ty Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Công ty TNHH Hồng Phượng, Công ty TNHH MTV Thành Công... Cùng với đó, nhiều DN vừa và nhỏ trên địa bàn đã từng bước vươn lên mạnh mẽ, như Công ty TNHH Thế Giới Mới, Công ty TNHH Thái Sơn, Công ty TNHH Nam Hoàng Anh... đóng góp vào ngân sách chung hàng năm của toàn thị xã đạt hơn 600 tỷ đồng.
Ngoài đóng góp vào ngân sách, các hội viên trong tổ chức hội cũng là những thành viên tích cực đồng hành cùng thị xã chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường, làm tốt công tác an sinh xã hội. Trong nhiệm kỳ vừa qua, các hội viên đã hỗ trợ cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng các tuyến đường, trường học, các công trình phúc lợi trên địa bàn và các đơn vị được kết nghĩa với thị xã, chung tay cùng thị xã đẩy lùi dịch COVID-19, với số tiền ủng hộ khoảng 3 tỷ đồng. Hàng năm, các DN trong hội cũng thường xuyên góp sức cùng thị xã xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, ủng hộ quỹ khuyến học. Đặc biệt, trên địa bàn có Quỹ Khuyến học Tiên Sơn định kỳ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
P.V: Nhiệm kỳ hoạt động vừa qua của hội, cũng là quãng thời gian hoạt động của các DN nói chung gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Thực hiện tôn chỉ, mục đích của mình, Hội DN thị xã đã triển khai các giải pháp hoạt động cụ thể ra sao để nâng cao năng lực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tạo động lực phát triển cho các DN hội viên?
Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Bỉm Sơn lớn mạnh, đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hộiÔng Trịnh Xuân Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội DN thị xã Bỉm Sơn.
Ông Trịnh Xuân Lượng:Phải nói rằng, hoạt động được trong những năm vừa qua là một thử thách lớn với các DN. Cùng với tác động tiêu cực của dịch bệnh và các vấn đề giá cả leo thang, thì môi trường hội nhập, công nghệ số đòi hỏi DN phải không ngừng nâng cao năng lực quản trị, khả năng thích ứng, đồng thời liên kết, hợp tác để cùng nhau đến đích.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã tăng cường việc tập huấn, kết nối, giao lưu kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng quản trị cho các DN hội viên. Đồng thời, hợp tác với các đơn vị chuyên môn đào tạo các nghiệp vụ DN cơ bản và chuyên sâu, như kỹ năng điều hành, quản lý DN, nghiệp vụ thuế, bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp... Trong nhiệm kỳ qua, Hội DN thị xã đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND thị xã và Hội DN tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công 5 khóa đào tạo kỹ năng quản lý và khởi sự DN. Từ đó, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, ý chí vươn lên của các DN, bạn trẻ khởi nghiệp. Đặc biệt, hội thảo chuyên đề “Khởi nghiệp và phát triển DN” do diễn giả, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Tài chính, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh trực tiếp truyền đạt đã thu hút 300 DN tham gia; hội thảo do chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan diễn giải khơi nguồn những đam mê cho cộng đồng DN thị xã thu hút hơn 200 DN tham gia.
Bên cạnh đó, thực hiện vai trò cầu nối giữa cộng đồng DN với các cấp chính quyền, ban chấp hành hội luôn chú trọng việc nắm bắt tâm tư, khó khăn, vướng mắc, nhất là trong thủ tục đầu tư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh để tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thị xã tại các buổi đối thoại với DN định kỳ, hoặc đề xuất với các ngành chức năng để có biện pháp hỗ trợ, giải quyết kịp thời. Tổ chức triển khai kịp thời các văn bản của Chính phủ, của tỉnh, của thị xã về các chính sách mới, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, như Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13-4-2022 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2026 đến các hội viên của Hội DN thị xã.
P.V: Trước những thời cơ, thách thức mới, hội sẽ triển khai, thực thi các giải pháp gì để tiếp tục làm tốt công tác đại diện và hỗ trợ cộng đồng DN thị xã phát triển?
Ông Trịnh Xuân Lượng:Trong nhiệm kỳ tới, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển hội viên, ban chấp hành hội sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động, xây dựng Hội DN thị xã Bỉm Sơn thành một tổ chức vững mạnh, đại diện cho nguyện vọng và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên và cộng đồng DN; là cầu nối tin cậy giữa các cấp chính quyền với DN, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thị xã và tỉnh nhà; đồng thời, tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các cuộc vận động, chương trình lớn của Đảng, Nhà nước và thị xã phát động.
Theo đó, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh đến cộng đồng DN; tích cực tham gia xây dựng, phản biện chính sách nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để DN phát triển; kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của DN theo từng lĩnh vực ngành nghề để kiến nghị các cấp, ngành chức năng xem xét giải quyết kịp thời; tiếp tục chọn lọc tổ chức các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, năng lực quản trị DN, xây dựng thương hiệu, kỹ năng số, xúc tiến thương mại.
Trong nhiệm kỳ tới, hội sẽ phấn đấu phát triển số lượng hội viên lên 40 - 50% trên tổng số DN hoạt động trên địa bàn thị xã. 100% DN hội viên được tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh và địa phương, các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển DN. Các hội viên cũng sẽ được tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo, diễn đàn liên quan đến cơ chế, chính sách về DN để nắm bắt kịp thời; được tham quan, học tập kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư tại các DN trong và ngoài tỉnh để nâng cao năng lực quản trị, kỹ năng điều hành, thích ứng sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.

Đổi mới công nghệ, thích ứng sản xuất

Nếu như sự phát triển của khu vực doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh mới thực sự sôi động trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, thì ở thị xã Bỉm Sơn lại khác. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, Bỉm Sơn đã “lọt mắt xanh” của các chuyên gia khảo sát và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn - một trong những nhà máy công nghiệp đầu tiên của cả nước đã ra đời. Với sức hấp dẫn truyền thống, Bỉm Sơn tiếp tục thu hút được nhiều DN với đa dạng các ngành nghề sản xuất và phụ trợ sản xuất.

May HA3.jpg
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Huệ Anh
Nhân Đại hội đại biểu Hội DN thị xã Bỉm Sơn khóa III, nhiệm kỳ 2022-2027, phóng viên có cuộc phỏng vấn ông Trịnh Xuân Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội DN thị xã Bỉm Sơn.
P.V: Là vùng đất công nghiệp truyền thống, đã từ lâu, Bỉm Sơn được xem là 1 trong 4 trụ cột - “tứ sơn” của tỉnh Thanh Hóa, các DN, doanh nhân ở Bỉm Sơn xác định trọng trách của mình ra sao, thưa ông?

Ông Trịnh Xuân Lượng:DN, doanh nhân là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế. Tăng trưởng sản xuất của địa phương và các vấn đề xã hội phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của các DN. Do đó, chúng tôi xác định các mục tiêu, hoạch định trên lộ trình phát triển của thị xã Bỉm Sơn cũng là trọng trách của cộng đồng DN trên địa bàn.
Trong những năm vừa qua, mặc dù môi trường sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các vấn đề xung đột chính trị, kinh tế quốc tế khiến giá nguyên vật liệu tăng cao, tình hình lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, nhưng cộng đồng DN Bỉm Sơn đã nỗ lực khắc phục, vượt khó vươn lên, thích ứng Đến nay, Bỉm Sơn đã trở thành “thủ phủ” xi măng của cả nước. Cũng từ đó, tạo sức lan tỏa đầu tư phát triển thêm nhiều nhà máy trong các lĩnh vực. Các DN không ngừng mở rộng quy mô đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Điển hình như tại Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, DN liên tục thực hiện đổi mới công tác quản trị, đẩy nhanh tiến độ các dự án đột phá về công nghệ để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. DN cũng đã đưa dự án chuyển đổi công nghệ hệ thống nghiền xi măng đóng bao đi vào hoạt động hiệu quả, nâng công suất sản xuất xi măng lên 4,5 triệu tấn/năm, giải quyết việc thiếu hụt sản lượng nghiền xi măng, giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Còn với Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa, DN được thành lập năm 1995 và là DN tiên phong của tỉnh đầu tư nhà máy về các vùng nông thôn. Hiện nay, tập đoàn đã phát triển được 13 nhà máy may công nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Cùng với một chặng đường dài nỗ lực vượt qua thử thách trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Tập đoàn Tiên Sơn luôn năng động đổi mới, thích ứng, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. DN liên tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và thực hiện vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh tác động, ảnh hưởng đến chuỗi cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021, DN đã linh hoạt chuyển đổi một bộ phận nhà máy sang sản xuất khẩu trang, vừa đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch trong nước, vừa duy trì, ổn định việc làm cho người lao động. Trong 5 năm vừa qua, tập đoàn đã đầu tư xây dựng được 4 nhà may may xuất khẩu, 1 tòa nhà Hoàng gia Royal Tower, mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy May xuất khẩu Sơn Hà, với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. DN thường xuyên duy trì các quỹ khuyến học, đồng thời tích cực ủng hộ trong công tác phòng, chống dịch, với số tiền lên tới 2,5 tỷ đồng trong hơn 2 năm qua.
Ngoài những DN có truyền thống lâu đời, sức hấp dẫn của Bỉm Sơn cũng đã thu hút được nhiều DN từ tỉnh ngoài về đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Công ty CP Bánh kẹo Tràng An 3 là một trong những DN “đặt chân” sớm về với Khu Công nghiệp Bỉm Sơn. Anh Lê Xuân Ánh, Phó Giám đốc Công ty CP Bánh kẹo Tràng An 3, Giám đốc nhà máy, chia sẻ: Nhận thấy sự thuận lợi về điều kiện giao thông, trung chuyển hàng hóa, hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ, chúng tôi đã quyết định phát triển nhà máy tại vùng đất này. Đến nay, DN đã phát triển lên đến 16 dây chuyền sản xuất bánh kẹo, tạo việc làm cho 178 lao động. Trong thời gian chịu tác động bởi dịch bệnh, đơn vị đã triển khai nghiêm túc các phương án phòng dịch để không bị thiếu hụt lao động. Cùng với việc sử dụng hiệu quả công suất máy móc thiết bị, nhân lực và cải tiến công nghệ thiết bị, DN vẫn tăng trưởng bền vững. Doanh thu năm 2021 đạt 296 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 13,6 tỷ đồng; 9 tháng năm 2022 doanh thu đạt 248 tỷ đồng, nộp ngân sách 11,4 tỷ đồng và ước doanh thu năm 2022 đạt khoảng 385 tỷ đồng.
Xi mang.jpg
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn vận chuyển sản phẩm đi xuất khẩu.
Trong bối cảnh dịch bệnh những năm vừa qua, nhiều DN trẻ, DN khởi nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn cũng đã năng động thích ứng để nắm bắt cơ hội phát triển. Điển hình như Công ty TNHH Thế Giới Mới hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT). Anh Lê Kỳ Tiến, giám đốc công ty, chia sẻ: Nhận định dịch bệnh sẽ khiến nhu cầu sử dụng thiết bị CNTT tăng cao, công ty đã xúc tiến mở rộng hệ thống phân phối 20 đại lý trên các tỉnh, thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng CNTT và đã thu được kết quả khả quan, với doanh thu tăng trưởng 20%. Đơn vị vừa hoàn thiện dự án đầu tư hạ tầng viễn thông cho dự án khu dân cư Nam Cổ Đam trên địa bàn, thi công điện nhẹ và CNTT tại một số tòa nhà ở TP Hà Nội. Trong bối cảnh định hướng chuyển đổi số là tất yếu, DN nhận định đây sẽ là những cơ hội phát triển tốt trong tương lai. Do đó, sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị cung ứng phần cứng hạ tầng CNTT và các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm để cung cấp đồng bộ cho các DN.
Đồng chí Trịnh Tuấn Thành, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn, cho biết: Có thể khẳng định, cộng đồng DN Bỉm Sơn đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Không chỉ đóng góp tới gần 80% tổng thu ngân sách của thị xã, sự phát triển của các DN còn tạo động lực lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tạo sức hút đầu tư, góp sức lớn cùng thị xã trên lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển.
Để tạo môi trường thuận lợi nhất cho các DN tiếp tục phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh, thị xã sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, công bố, công khai các quy hoạch phát triển, quy hoạch sử dụng đất để DN được tiếp cận sớm với các thông tin và cơ hội phát triển. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi để các DN triển khai dự án, phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.
sản xuất và là lực lượng chủ đạo trong phát triển kinh tế trên địa bàn. Điển hình những năm gần đây, thị xã liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp - xây dựng hiện chiếm tới 74,76%, thương mại - dịch vụ chiếm 24,34%, nông - lâm - thủy sản chỉ còn 0,9% trong cơ cấu kinh tế thị xã. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2022 ước đạt 66 triệu đồng/năm.
Cùng với các DN truyền thống, nhiều dự án lớn trên địa bàn được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động với quy mô lớn, như dây chuyền 4 - Nhà máy Xi măng Long Sơn, dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất Chi nhánh Tổng Công ty May 10, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial, khu dân cư Nam Cổ Đam... Sự hiện diện của những dự án công nghệ hiện đại, đồng bộ đã tiếp tục góp phần tăng năng suất sản xuất công nghiệp của thị xã, lan tỏa sức hút đầu tư, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đó là một trong những động lực cốt yếu để hiện thực hóa các định hướng phát triển của thị xã Bỉm Sơn trong tương lai gần.
P.V: Được biết, để xây dựng được khối đoàn kết, tạo sức mạnh và môi trường cho các DN trên địa bàn có cơ hội liên kết, hợp tác, phát triển, Hội DN thị xã Bỉm Sơn đã đi vào hoạt động được 2 nhiệm kỳ. Xin ông khái quát về quy mô và thành quả trong công tác hội?
Ông Trịnh Xuân Lượng:Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 683 DN đăng ký kinh doanh. Trong đó, có 526 DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 77%, 101 DN trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 14,8%, 56 DN hoạt động trên các lĩnh vực khác, chiếm 8,2%. Đáng nói, trong 5 năm trở lại đây, có tới 463 DN thành lập mới.
Trong 2 nhiệm kỳ qua, Hội DN thị xã Bỉm Sơn đã thu hút được 100 hội viên tham gia vào tổ chức hội, nâng tổng số hội viên lên 130. Trong số này, có nhiều DN có truyền thống sản xuất, kinh doanh, luôn trăn trở, tìm tòi, phát huy sáng kiến trong công tác quản lý, đổi mới công nghệ, mạnh dạn đổi mới cơ cấu sản xuất, kinh doanh, từng bước duy trì hiệu quả và tiếp tục có bước phát triển. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa, Công ty TNHH Huệ Anh, Công ty Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Công ty TNHH Hồng Phượng, Công ty TNHH MTV Thành Công... Cùng với đó, nhiều DN vừa và nhỏ trên địa bàn đã từng bước vươn lên mạnh mẽ, như Công ty TNHH Thế Giới Mới, Công ty TNHH Thái Sơn, Công ty TNHH Nam Hoàng Anh... đóng góp vào ngân sách chung hàng năm của toàn thị xã đạt hơn 600 tỷ đồng.
Ngoài đóng góp vào ngân sách, các hội viên trong tổ chức hội cũng là những thành viên tích cực đồng hành cùng thị xã chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường, làm tốt công tác an sinh xã hội. Trong nhiệm kỳ vừa qua, các hội viên đã hỗ trợ cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng các tuyến đường, trường học, các công trình phúc lợi trên địa bàn và các đơn vị được kết nghĩa với thị xã, chung tay cùng thị xã đẩy lùi dịch COVID-19, với số tiền ủng hộ khoảng 3 tỷ đồng. Hàng năm, các DN trong hội cũng thường xuyên góp sức cùng thị xã xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, ủng hộ quỹ khuyến học. Đặc biệt, trên địa bàn có Quỹ Khuyến học Tiên Sơn định kỳ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
P.V: Nhiệm kỳ hoạt động vừa qua của hội, cũng là quãng thời gian hoạt động của các DN nói chung gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Thực hiện tôn chỉ, mục đích của mình, Hội DN thị xã đã triển khai các giải pháp hoạt động cụ thể ra sao để nâng cao năng lực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tạo động lực phát triển cho các DN hội viên?
Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Bỉm Sơn lớn mạnh, đóng góp cao vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hộiÔng Trịnh Xuân Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội DN thị xã Bỉm Sơn.
Ông Trịnh Xuân Lượng:Phải nói rằng, hoạt động được trong những năm vừa qua là một thử thách lớn với các DN. Cùng với tác động tiêu cực của dịch bệnh và các vấn đề giá cả leo thang, thì môi trường hội nhập, công nghệ số đòi hỏi DN phải không ngừng nâng cao năng lực quản trị, khả năng thích ứng, đồng thời liên kết, hợp tác để cùng nhau đến đích.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã tăng cường việc tập huấn, kết nối, giao lưu kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng quản trị cho các DN hội viên. Đồng thời, hợp tác với các đơn vị chuyên môn đào tạo các nghiệp vụ DN cơ bản và chuyên sâu, như kỹ năng điều hành, quản lý DN, nghiệp vụ thuế, bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp... Trong nhiệm kỳ qua, Hội DN thị xã đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND thị xã và Hội DN tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công 5 khóa đào tạo kỹ năng quản lý và khởi sự DN. Từ đó, góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, ý chí vươn lên của các DN, bạn trẻ khởi nghiệp. Đặc biệt, hội thảo chuyên đề “Khởi nghiệp và phát triển DN” do diễn giả, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Tài chính, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh trực tiếp truyền đạt đã thu hút 300 DN tham gia; hội thảo do chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan diễn giải khơi nguồn những đam mê cho cộng đồng DN thị xã thu hút hơn 200 DN tham gia.
Bên cạnh đó, thực hiện vai trò cầu nối giữa cộng đồng DN với các cấp chính quyền, ban chấp hành hội luôn chú trọng việc nắm bắt tâm tư, khó khăn, vướng mắc, nhất là trong thủ tục đầu tư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh để tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thị xã tại các buổi đối thoại với DN định kỳ, hoặc đề xuất với các ngành chức năng để có biện pháp hỗ trợ, giải quyết kịp thời. Tổ chức triển khai kịp thời các văn bản của Chính phủ, của tỉnh, của thị xã về các chính sách mới, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, như Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13-4-2022 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2026 đến các hội viên của Hội DN thị xã.
P.V: Trước những thời cơ, thách thức mới, hội sẽ triển khai, thực thi các giải pháp gì để tiếp tục làm tốt công tác đại diện và hỗ trợ cộng đồng DN thị xã phát triển?
Ông Trịnh Xuân Lượng:Trong nhiệm kỳ tới, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển hội viên, ban chấp hành hội sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động, xây dựng Hội DN thị xã Bỉm Sơn thành một tổ chức vững mạnh, đại diện cho nguyện vọng và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên và cộng đồng DN; là cầu nối tin cậy giữa các cấp chính quyền với DN, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thị xã và tỉnh nhà; đồng thời, tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các cuộc vận động, chương trình lớn của Đảng, Nhà nước và thị xã phát động.
Theo đó, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh đến cộng đồng DN; tích cực tham gia xây dựng, phản biện chính sách nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để DN phát triển; kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của DN theo từng lĩnh vực ngành nghề để kiến nghị các cấp, ngành chức năng xem xét giải quyết kịp thời; tiếp tục chọn lọc tổ chức các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, năng lực quản trị DN, xây dựng thương hiệu, kỹ năng số, xúc tiến thương mại.
Trong nhiệm kỳ tới, hội sẽ phấn đấu phát triển số lượng hội viên lên 40 - 50% trên tổng số DN hoạt động trên địa bàn thị xã. 100% DN hội viên được tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh và địa phương, các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển DN. Các hội viên cũng sẽ được tham gia các chương trình hội nghị, hội thảo, diễn đàn liên quan đến cơ chế, chính sách về DN để nắm bắt kịp thời; được tham quan, học tập kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư tại các DN trong và ngoài tỉnh để nâng cao năng lực quản trị, kỹ năng điều hành, thích ứng sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC