Truy cập

Hôm nay:
930
Hôm qua:
4510
Tuần này:
12363
Tháng này:
76626
Tất cả:
6490943

Hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh, khu phố 12, phường Bắc Sơn

Khu phố 12 phường Bắc Sơn từ lâu được biết đến với tên gọi Thung Cớn – là vùng địa đầu của thị xã Bỉm Sơn. Trước đây, cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào cây mía, dứa, chè… Với khát vọng vươn lên làm giàu, những năm gần đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng các loại cây trồng, vật nuôi nhằm magn lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.Kết quả cho thấy việc chuyển đổi này đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con. Mô hình trang trại sinh thái hữu cơ kết hợp trồng cây và chăn nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh là một ví dụ điển hình.

Hội làm vườn và trang trại tỉnh Thanh Hóa giao ban Cụm thi đua số 4 tại thị xã Bỉm Sơn.JPG

Bà Nguyễn Thị Sanh là hội viên của Hội làm vườn và trang trại Thị xã Bỉm Sơn. Trước đây, cũng như nhiều hộ khác ở Thung Cớn, gia đình bà chỉ trồng mía và dứa. Thu nhập bấp bênh, lúc được, lúc mất. Sau những buổi tập huấn chuyển giao công nghệ và các chuyến đi thực tế do phường Bắc Sơn tổ chức, bà đã nhen nhóm quyết tâm làm giàu bằng cách chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Năm 2009, bà và gia đình đã mạnh dạn nhận thầu 14ha đất đồi để đầu tư trang trại hữu cơ kết hợp với trồng cây và chăn nuôi. Khi bắt tay vào cải tạo khu đồi, gia đình bà gặp không ít khó khăn, nhất là về nguồn vốn và cải tạo cơ sở hạ tầng. Vốn bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó và niềm đam mê của người nông dân, vợ chồng bà đã đầu tư 3,5 tỷ đồng để biến khu đất hoang sơ, cằn cỗi trở thành một trang trại đầy triển vọng. Qua tham quan thực tế nhiều mô hình trong và ngoài tỉnh, bà nhận thấy mô hình trang trại sinh thái hữu cơ kết hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi tổng hợp hoàn toàn phù hợp với khu đồi mới cải tạo, Vì vậy, gia đình bà đã mạnh dạn trao đổi ý tưởng này với chính quyền địa phương và nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao.

Hiện nay, trang trại sinh thái của gia đình gồm 2 phần chính là trồng cây ăn quả, nuôi lợn thịt. Trang trại đang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, gồm: 4,5 ha Cam canh, 1,5ha bưởi, 5ha dứa, 2 ha mít, 1,3ha nhãn muộn. Toàn bộ hàng rào được kết hợp trồng các loại cây ăn quả như mít Thái, mít truyền thống, cây bóng mát. Các khu trồng cây được bố trí khoa học, đẹp mắt.Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, gia đình bà còn kết nợp nuôi lợn, gà, cá theo hướng sinh học để cung cấp thực phẩm sạch cho người dân.

Trải qua 34 năm với bao thăm trầm của nghề nông, từ đôi bàn tay cần cù, tháo vát, vợ chồng bà đã biến những vùng đất đồi hoang vu, cằn cỗi trở thành một vườn cây trái đầy hương thơm, quả ngọt phục vụ cho người dân địa phương và mọi miền Tổ quốc. Đến nay trang trại trồng cây ăn quả của gia đình đã mang lại thu nhập cao cho gia đình. Hiện nay, trang trại có tổng thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 600 triệu đồng. Dự kiến năm 2023, tổng thu nhập từ bưởi Da xanh là 150 triệu đồng, Cam Đường canh 650 triệu đồng, dứa Queen 350 triệu đồng, nhãn muộn và mít 250 triệu đồng, các nguồn thu khác trong trang trại 100 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình mình, bà còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập ổn định 6 triệu đồng/người/tháng. Nhìn ánh mắt của người phụ nữ chất phát này cũng đủ thấy đối với gia đình bà, “chuyển đổi cơ cấu cây trồng” là một quyết định đúng đắn.

Không hài lòng với những gì đã có, hiện nay gia đình bà Sanh vẫn tiếp tục tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, gia đình bà cũng sẵn sàng cung cấp giống và chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho các hộ dân có nhu cầu. Có thể thấy rằng, mô hình kinh tế của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh đã và đang phát huy hiệu quả, vừa mang lại thu nhập ổn định cho gia đình vừa tạo việc làm cho lao động địa phương. Tin tưởng rằng với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, trang trại cây ăn quả tổng hợp của gia đình bà Sanh sẽ tiếp tục phát triển và được nhân rộng trên địa bàn thị xã, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Thung Cớn nói riêng và thị xã Bỉm Sơn nói chung.
Hà NghĩaHội làm vườn và trang trại tỉnh Thanh Hóa giao ban Cụm thi đua số 4 tại thị xã Bỉm Sơn.JPG

Hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh, khu phố 12, phường Bắc Sơn

Khu phố 12 phường Bắc Sơn từ lâu được biết đến với tên gọi Thung Cớn – là vùng địa đầu của thị xã Bỉm Sơn. Trước đây, cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào cây mía, dứa, chè… Với khát vọng vươn lên làm giàu, những năm gần đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng các loại cây trồng, vật nuôi nhằm magn lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.Kết quả cho thấy việc chuyển đổi này đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con. Mô hình trang trại sinh thái hữu cơ kết hợp trồng cây và chăn nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh là một ví dụ điển hình.

Hội làm vườn và trang trại tỉnh Thanh Hóa giao ban Cụm thi đua số 4 tại thị xã Bỉm Sơn.JPG

Bà Nguyễn Thị Sanh là hội viên của Hội làm vườn và trang trại Thị xã Bỉm Sơn. Trước đây, cũng như nhiều hộ khác ở Thung Cớn, gia đình bà chỉ trồng mía và dứa. Thu nhập bấp bênh, lúc được, lúc mất. Sau những buổi tập huấn chuyển giao công nghệ và các chuyến đi thực tế do phường Bắc Sơn tổ chức, bà đã nhen nhóm quyết tâm làm giàu bằng cách chuyển sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Năm 2009, bà và gia đình đã mạnh dạn nhận thầu 14ha đất đồi để đầu tư trang trại hữu cơ kết hợp với trồng cây và chăn nuôi. Khi bắt tay vào cải tạo khu đồi, gia đình bà gặp không ít khó khăn, nhất là về nguồn vốn và cải tạo cơ sở hạ tầng. Vốn bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó và niềm đam mê của người nông dân, vợ chồng bà đã đầu tư 3,5 tỷ đồng để biến khu đất hoang sơ, cằn cỗi trở thành một trang trại đầy triển vọng. Qua tham quan thực tế nhiều mô hình trong và ngoài tỉnh, bà nhận thấy mô hình trang trại sinh thái hữu cơ kết hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi tổng hợp hoàn toàn phù hợp với khu đồi mới cải tạo, Vì vậy, gia đình bà đã mạnh dạn trao đổi ý tưởng này với chính quyền địa phương và nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao.

Hiện nay, trang trại sinh thái của gia đình gồm 2 phần chính là trồng cây ăn quả, nuôi lợn thịt. Trang trại đang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, gồm: 4,5 ha Cam canh, 1,5ha bưởi, 5ha dứa, 2 ha mít, 1,3ha nhãn muộn. Toàn bộ hàng rào được kết hợp trồng các loại cây ăn quả như mít Thái, mít truyền thống, cây bóng mát. Các khu trồng cây được bố trí khoa học, đẹp mắt.Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, gia đình bà còn kết nợp nuôi lợn, gà, cá theo hướng sinh học để cung cấp thực phẩm sạch cho người dân.

Trải qua 34 năm với bao thăm trầm của nghề nông, từ đôi bàn tay cần cù, tháo vát, vợ chồng bà đã biến những vùng đất đồi hoang vu, cằn cỗi trở thành một vườn cây trái đầy hương thơm, quả ngọt phục vụ cho người dân địa phương và mọi miền Tổ quốc. Đến nay trang trại trồng cây ăn quả của gia đình đã mang lại thu nhập cao cho gia đình. Hiện nay, trang trại có tổng thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 600 triệu đồng. Dự kiến năm 2023, tổng thu nhập từ bưởi Da xanh là 150 triệu đồng, Cam Đường canh 650 triệu đồng, dứa Queen 350 triệu đồng, nhãn muộn và mít 250 triệu đồng, các nguồn thu khác trong trang trại 100 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình mình, bà còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập ổn định 6 triệu đồng/người/tháng. Nhìn ánh mắt của người phụ nữ chất phát này cũng đủ thấy đối với gia đình bà, “chuyển đổi cơ cấu cây trồng” là một quyết định đúng đắn.

Không hài lòng với những gì đã có, hiện nay gia đình bà Sanh vẫn tiếp tục tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, gia đình bà cũng sẵn sàng cung cấp giống và chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho các hộ dân có nhu cầu. Có thể thấy rằng, mô hình kinh tế của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh đã và đang phát huy hiệu quả, vừa mang lại thu nhập ổn định cho gia đình vừa tạo việc làm cho lao động địa phương. Tin tưởng rằng với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, trang trại cây ăn quả tổng hợp của gia đình bà Sanh sẽ tiếp tục phát triển và được nhân rộng trên địa bàn thị xã, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Thung Cớn nói riêng và thị xã Bỉm Sơn nói chung.
Hà NghĩaHội làm vườn và trang trại tỉnh Thanh Hóa giao ban Cụm thi đua số 4 tại thị xã Bỉm Sơn.JPG

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC