Truy cập

Hôm nay:
443
Hôm qua:
6903
Tuần này:
31951
Tháng này:
151805
Tất cả:
6398553

Hội Làm vườn và Trang trại Bỉm Sơn: điểm tựa giúp nông dân phát triển kinh tế trang trại

Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn tiền thân là Hội VAC và nuôi ong, được thành lập từ năm 1997. Năm 2022 đánh dấu chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của Hội, điều này càng trở nên ý nghĩa khi chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Đại hội Hội làm vườn và trang trại lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Lam vuon.JPG


Trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2022, Hội đã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo hội viên và đẩy mạnh phong trào chuyển đổi diện tích vùng trũng cây lúa kém hiệu quả sang phát triển trang trại, gia trại. Với những hoạt động hiệu quả, Hội đã trở thành điểm tựa của nông dân trong phát triển kinh tế trang trại, góp phần chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay, Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn có 7 hội xã phường với 262 hội viên, tăng gần 20 hội viên so với đầu nhiệm kỳ. Hội đã duy trì tốt việc sinh hoạt định kỳ theo quy chế, quy định. Nội dung, phương thức hoạt động có sự đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn, bước đầu đáp ứng được một số nhu cầu lợi ích chính đáng, thiết thực của hội viên. Việc đánh giá phân loại tổ chức hội cơ sở ngày càng chặt chẽ, dựa trên các chỉ tiêu cụ thể để bình xét thi đua. Hằng năm, có 5 Hội cơ sở đạt vững mạnh, 2 hội cơ sở đạt khá. Công tác xây dựng Qũy hội được quan tâm thực hiện tốt. Hiện nay, quỹ hội đạt gần 40 triệu đồng, trong đó, nhiều tổ chức cơ sở đã thực hiện hiệu quả việc thu và quản lý quỹ, như Hội xã Quang Trung, phường Bắc Sơn, Đông Sơn và Ba Đình.

Là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù, Hội hoạt động theo tôn chỉ, mục đích: Động viên tinh thần lao động sáng tạo, đoàn kết, hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế trang trại của hội viên. Trong nhiệm kỳ, Hội đã chủ động phối hợp với Hội nông dân, phòng Kinh tế, Trung tâm học tập cộng đồng xã phường mở 20 lớp tập huấn, hội thảo, thu hút 840 lượt hội viên tham gia. Qua các lớp tập huấn, hội viên được chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, xử lý rơm rạ sau thu hoạch làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, trồng cây ăn quả có múi.

Với những kiến thức được truyền đạt, các hội viên đã có sự thay đổi về nhận thức, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất trang trại, gia trại, đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. 100% hội viên đã áp dụng chăn nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh mỗi năm trên 150 tấn. Ngoài ra, nhiều hội viên đã mạnh dạn đầu tư nuôi trồng các cây, con có giá trị kinh tế cao như Bưởi da xanh, Bưởi diễn, cam các loại, nhãn chín muộn, lợn, gà, dê, bò… Về trồng trọt, hiện nay, các hội viên đang duy trì chăm sóc 35ha thanh long ruột đỏ với 35.000 trụ, mang lại lợi nhuận từ 200 – 250 triệu đồng/ha/năm; 30,6ha với 11.320 cây bưởi các loại, lợi nhuận đạt từ 150 – 250 triệu đồng/ha/vụ. 30ha với 9100 cây nhãn, vải, riêng nhãn muộn mang lại lợi nhuận từ 250 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, còn có 7ha ổi, 5ha chanh, 27ha mía, 25ha dứa, 35 ha lúa nước…Về chăn nuôi, đợt dịch tả lợn Châu phi đã làm nhiều gia đình hội viên gặp khó khăn. Đàn lợn toàn thị xã có thời điểm chỉ còn 4.000 con. Sau khi dịch được kiểm soát, hội viên đã tích cực tái đàn. Đến nay, hội viên toàn Thị xã đang chăn 8.065 con lợn thương phẩm, 400 con lợn nái ngoại, 800 con lợn rừng thương phẩm, 115 con lợn nái rừng. Đàn trâu bò 930 con, dê núi 870 con, gia cầm, thủy cầm 203.000 con gồm gà, vịt thương phẩm và đẻ trưng, chim bồ câu. Về thủy sản, Thị xã có 55ha ao nuôi cá nước ngọt với sản lượng 192,5 tấn/năm. Nhiều mô hình nuôi thủy sản đang hình thành và phát triển như: Mô hình nuôi ốc nhồi, cua đồng, cá nuôi bể… Với những nỗ lực phát triển kinh tế trang trại, gia trại, thu nhập của hội viên ngày càng được nâng lên. Hiện nay, có 16% hội viên có mức thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên; 25% hội viên có thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng; 40% hội viên có mức thu nhập từ 150 – 250 trăm triệu đồng/năm; 25% hội viên có thu nhập dưới 150 triệu đồng/năm. Nhiều hội viên làm ăn hiệu quả, trở thành những tấm gương sáng trong Phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Có thể kể đến như ông Trịnh Văn Tuyên phường Phú Sơn với trang trại khép kín nuôi 120 lợn nái ngoại, hằng năm xuất bán 200 tấn lợn hơi, mang về lợi nhuận 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Ông Đào Duy Toàn phường Đông Sơn với mô hình nuôi 40 lợn nái rừng sinh sản, 1.350 trụ thanh long ruột đỏ, mang về lợi nhuận 720 triệu đồng, tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên; bà Nguyễn Thị Sanh phường Bắc Sơn với mô hình trang trại trồng cây ăn quả tổng hợp gồm Bưởi da xanh, Cam đường canh, nhãn chín muộn, dứa, mít Thái, Cam Vân du…và còn rất nhiều tấm gương khác đại diện cho tinh thần hăng say lao động của hội viên Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn.

Với những nỗ lực của cán bộ, hội viên Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn, đã có nhiều tập thể và cá nhân được các cấp, các ngành khen thưởng. Cụ thể, UBND tỉnh khen thưởng cho 1 tập thể, 5 cá nhân; Sở Tài nguyên môi trường khen thưởng 1 cá nhân; UBND Thị xã khen thưởng 2 tập thể, 18 cá nhân; Tỉnh hội khen thưởng 7 cá nhân. Đây là những khen thưởng ghi nhận những đóng góp của hội viên trong phát triển kinh tế trang trại, gia trại, song cũng là động lực để các hội viên tiếp tục vươn lên trong chặng đường tiếp theo – chặng đường mà cả nước tích cực đưa ứng dụng công nghệ số và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Để đáp ứng với yêu cầu của thời cuộc, trong nhiệm kỳ 2022 – 2027, Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn sẽ tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 về tái cơ cấu ngành nông lâm thủy sản theo hướng ứng dụng khoa học công nghiệp vào sản xuất xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông – lâm – thủy sản theo hướng hình thành các vùng tập trung chuyên canh, nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái, phát triển nhanh ngành chăn nuôi với quy mô lớn.

Tin tưởng rằng, trong nhiệm kỳ tới, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, Hội làm vườn và trang trại Thị xã sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, góp phần quan trọng tạo nên bức trang nông nghiệp của Bỉm Sơn với những gam màu tươi sáng của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hà Nghĩa

Hội Làm vườn và Trang trại Bỉm Sơn: điểm tựa giúp nông dân phát triển kinh tế trang trại

Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn tiền thân là Hội VAC và nuôi ong, được thành lập từ năm 1997. Năm 2022 đánh dấu chặng đường 25 năm hình thành và phát triển của Hội, điều này càng trở nên ý nghĩa khi chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Đại hội Hội làm vườn và trang trại lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Lam vuon.JPG


Trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2022, Hội đã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo hội viên và đẩy mạnh phong trào chuyển đổi diện tích vùng trũng cây lúa kém hiệu quả sang phát triển trang trại, gia trại. Với những hoạt động hiệu quả, Hội đã trở thành điểm tựa của nông dân trong phát triển kinh tế trang trại, góp phần chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay, Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn có 7 hội xã phường với 262 hội viên, tăng gần 20 hội viên so với đầu nhiệm kỳ. Hội đã duy trì tốt việc sinh hoạt định kỳ theo quy chế, quy định. Nội dung, phương thức hoạt động có sự đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn, bước đầu đáp ứng được một số nhu cầu lợi ích chính đáng, thiết thực của hội viên. Việc đánh giá phân loại tổ chức hội cơ sở ngày càng chặt chẽ, dựa trên các chỉ tiêu cụ thể để bình xét thi đua. Hằng năm, có 5 Hội cơ sở đạt vững mạnh, 2 hội cơ sở đạt khá. Công tác xây dựng Qũy hội được quan tâm thực hiện tốt. Hiện nay, quỹ hội đạt gần 40 triệu đồng, trong đó, nhiều tổ chức cơ sở đã thực hiện hiệu quả việc thu và quản lý quỹ, như Hội xã Quang Trung, phường Bắc Sơn, Đông Sơn và Ba Đình.

Là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù, Hội hoạt động theo tôn chỉ, mục đích: Động viên tinh thần lao động sáng tạo, đoàn kết, hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế trang trại của hội viên. Trong nhiệm kỳ, Hội đã chủ động phối hợp với Hội nông dân, phòng Kinh tế, Trung tâm học tập cộng đồng xã phường mở 20 lớp tập huấn, hội thảo, thu hút 840 lượt hội viên tham gia. Qua các lớp tập huấn, hội viên được chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, xử lý rơm rạ sau thu hoạch làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, trồng cây ăn quả có múi.

Với những kiến thức được truyền đạt, các hội viên đã có sự thay đổi về nhận thức, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất trang trại, gia trại, đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. 100% hội viên đã áp dụng chăn nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh mỗi năm trên 150 tấn. Ngoài ra, nhiều hội viên đã mạnh dạn đầu tư nuôi trồng các cây, con có giá trị kinh tế cao như Bưởi da xanh, Bưởi diễn, cam các loại, nhãn chín muộn, lợn, gà, dê, bò… Về trồng trọt, hiện nay, các hội viên đang duy trì chăm sóc 35ha thanh long ruột đỏ với 35.000 trụ, mang lại lợi nhuận từ 200 – 250 triệu đồng/ha/năm; 30,6ha với 11.320 cây bưởi các loại, lợi nhuận đạt từ 150 – 250 triệu đồng/ha/vụ. 30ha với 9100 cây nhãn, vải, riêng nhãn muộn mang lại lợi nhuận từ 250 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, còn có 7ha ổi, 5ha chanh, 27ha mía, 25ha dứa, 35 ha lúa nước…Về chăn nuôi, đợt dịch tả lợn Châu phi đã làm nhiều gia đình hội viên gặp khó khăn. Đàn lợn toàn thị xã có thời điểm chỉ còn 4.000 con. Sau khi dịch được kiểm soát, hội viên đã tích cực tái đàn. Đến nay, hội viên toàn Thị xã đang chăn 8.065 con lợn thương phẩm, 400 con lợn nái ngoại, 800 con lợn rừng thương phẩm, 115 con lợn nái rừng. Đàn trâu bò 930 con, dê núi 870 con, gia cầm, thủy cầm 203.000 con gồm gà, vịt thương phẩm và đẻ trưng, chim bồ câu. Về thủy sản, Thị xã có 55ha ao nuôi cá nước ngọt với sản lượng 192,5 tấn/năm. Nhiều mô hình nuôi thủy sản đang hình thành và phát triển như: Mô hình nuôi ốc nhồi, cua đồng, cá nuôi bể… Với những nỗ lực phát triển kinh tế trang trại, gia trại, thu nhập của hội viên ngày càng được nâng lên. Hiện nay, có 16% hội viên có mức thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên; 25% hội viên có thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng; 40% hội viên có mức thu nhập từ 150 – 250 trăm triệu đồng/năm; 25% hội viên có thu nhập dưới 150 triệu đồng/năm. Nhiều hội viên làm ăn hiệu quả, trở thành những tấm gương sáng trong Phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Có thể kể đến như ông Trịnh Văn Tuyên phường Phú Sơn với trang trại khép kín nuôi 120 lợn nái ngoại, hằng năm xuất bán 200 tấn lợn hơi, mang về lợi nhuận 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Ông Đào Duy Toàn phường Đông Sơn với mô hình nuôi 40 lợn nái rừng sinh sản, 1.350 trụ thanh long ruột đỏ, mang về lợi nhuận 720 triệu đồng, tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên; bà Nguyễn Thị Sanh phường Bắc Sơn với mô hình trang trại trồng cây ăn quả tổng hợp gồm Bưởi da xanh, Cam đường canh, nhãn chín muộn, dứa, mít Thái, Cam Vân du…và còn rất nhiều tấm gương khác đại diện cho tinh thần hăng say lao động của hội viên Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn.

Với những nỗ lực của cán bộ, hội viên Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn, đã có nhiều tập thể và cá nhân được các cấp, các ngành khen thưởng. Cụ thể, UBND tỉnh khen thưởng cho 1 tập thể, 5 cá nhân; Sở Tài nguyên môi trường khen thưởng 1 cá nhân; UBND Thị xã khen thưởng 2 tập thể, 18 cá nhân; Tỉnh hội khen thưởng 7 cá nhân. Đây là những khen thưởng ghi nhận những đóng góp của hội viên trong phát triển kinh tế trang trại, gia trại, song cũng là động lực để các hội viên tiếp tục vươn lên trong chặng đường tiếp theo – chặng đường mà cả nước tích cực đưa ứng dụng công nghệ số và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Để đáp ứng với yêu cầu của thời cuộc, trong nhiệm kỳ 2022 – 2027, Hội làm vườn và trang trại Bỉm Sơn sẽ tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 về tái cơ cấu ngành nông lâm thủy sản theo hướng ứng dụng khoa học công nghiệp vào sản xuất xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông – lâm – thủy sản theo hướng hình thành các vùng tập trung chuyên canh, nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái, phát triển nhanh ngành chăn nuôi với quy mô lớn.

Tin tưởng rằng, trong nhiệm kỳ tới, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, Hội làm vườn và trang trại Thị xã sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, góp phần quan trọng tạo nên bức trang nông nghiệp của Bỉm Sơn với những gam màu tươi sáng của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC