Truy cập

Hôm nay:
4526
Hôm qua:
5240
Tuần này:
23137
Tháng này:
142991
Tất cả:
6389739

Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn tích cực vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường

Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường luôn được Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Bỉm Sơn xác định là nhiệm vụ ưu tiên, xuyên suốt thời gian qua.

LHPN.png


Hội LHPN Thị xã Bỉm Sơn hiện58 chi hội phụ nữ với 13.997 hội viên. Để đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, hàng năm, Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi và vận động hội viên tham gia để có thêm kiến thức, kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi;đồng thời, Hội cũng phối hợpvới Ngân hàng chính sách xã hội và tổ chức tài chính vi mô, chương trình vay vốn ngày vì phụ nữ nghèo giúp đỡ cho 100% phụ nữ nghèo có nhu cầu được vay vốn. Hiện nay, Hội LHPN Thị xã quản lý 31 tổ tiết kiệm vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội với 887 hộ vay, số dư nợ của ngân hành chính sách là 23.877 triệu đồng, tài chính vi mô là 16.528 triệu đồng; nguồn vốn “ngày vì phụ nữ nghèo” của tỉnh 250 triệu đồng, tiết kiệm theo gương Bác trên 2,8 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ đọng của Hội dưới mức qui định.

Các câu lạc bộ “Phụ nữ giúp nhau giảm nghèo” tiếp tục được duy trì, nhân rộng và có nhiều hoạt động thiết thực. Tiêu biểu như hội phụ nữ phường Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn đã hỗ trợ con giống như bò, lợn... cho hội viênnghèo làm ăn, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Riêng “CLB phụ nữ giúp nhau giảm nghèo phường Ba Đình” sau gần 3 năm phát động đã mua được 18 con bò hỗ trợ cho các gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn phường. Trong năm, Hội LHPN Thị xã đã đăng ký với Ban chỉ đạo giảm nghèo thị xã hỗ trợ xây dựng 05 nhà “Mái ấm tình thương”, sửa chữa 2 nhà cho hội viên thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn với trị giá 30 triệu đồng/nhà. Đặc biệt, các cấp hội đã phối hợp với Đoàn thanh niên vận động tiêu thụ gần 100 tấn dứa góp phần chia sẻ khó khăn với bà con nông dân. Nhân dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ kỷ niệm trong năm, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thị xã đã tổ chức trao quà cho cán bộ, hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền, quà trị giá trên 200 triệu đồng.

Thực hiện chủ đề năm 2018 về “Phụ nữ thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm”, Hội LHPN Thị xã đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, cách phòng, chống các bệnh về đường tiêu hóa, cung cấp kiến thức thực hành chăm sóc bảo vệ sức khỏe... Ngoài ra, hội viên còn được tập huấn và truyền thông để hiểu và biết cách lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an tuàn vệ sinh thực phẩm(ATVSTP) cho gia đình; sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật... Thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: truyền thông “Phiên chợ nói không với thực phẩm bẩn, tổ chức lễ phát động tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018 tại xã Hà Lan, hội thi “Phụ nữ với VSATTP”, mâm cơm dinh dưỡng, tọa đàm, hái hoa dân chủ để tuyên truyền kiến thức về VSATTP... Các hội viên phụ nữ được cung cấp những kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng, cách thức chế biến thực phẩm đảm bảo ATVSTP và dinh dưỡng, phục vụ bữa ăn trong gia đình. Bên cạnh đó, Hội đã duy trì hoạt động của 3 chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh ATTP tại phường Lam Sơn, phường Phú Sơn và xã Quang Trung. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hợp tác trồng rau an toàn tại phường Lam Sơn, tổ hợp tác chăn nuôi trên đệm lót sinh học tại xã Hà Lan. Hoạt động của các mô hình nhằm tăng cường sự liên kết trong sản xuất, chăn nuôi, khắc phục những hạn chế trong sản xuất hộ gia đình, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ hội viên nói riêng, nhân dân nói chung trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cùng với hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn thực phẩm, phong trào “Phụ nữ Bỉm Sơn tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng đô thị văn minh” tiếp tục duy trì hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Hằng tuần, hằng tháng các chi hội, hội LHPN phường, xã vận động cán bộ, hội viên tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố. Triển khai phong trào trồng hoa thay thể cỏ dại tại các nhà văn hóa và tuyến đường phụ nữ tự quản nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Hiện nay, 58/58 nhà văn hóa trên địa bàn thị xã và 30 tuyến đường phụ nữ tự quản trên địa bàn được hội phụ nữ các phường, xã chăm sóc, tự quản; đồng thời, Hội đã tổ chức cho chị em đi giao lưu điển hình làm kinh tế giỏi, các mô hình an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tham gia “Ngày hội sáng tạo” do Hội LHPN tỉnh tổ chức... Khảo sát và vận động được 08 chị em tiểu thương thành lập doanh nghiệp.

Bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn trở thành chỗ dựa vững chắc cho chị em phụ nữ trong phát triển kinh tế. Qua đó, giúp nhiều hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương.
Phạm Thúy

Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn tích cực vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường

Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường luôn được Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Bỉm Sơn xác định là nhiệm vụ ưu tiên, xuyên suốt thời gian qua.

LHPN.png


Hội LHPN Thị xã Bỉm Sơn hiện58 chi hội phụ nữ với 13.997 hội viên. Để đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, hàng năm, Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi và vận động hội viên tham gia để có thêm kiến thức, kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi;đồng thời, Hội cũng phối hợpvới Ngân hàng chính sách xã hội và tổ chức tài chính vi mô, chương trình vay vốn ngày vì phụ nữ nghèo giúp đỡ cho 100% phụ nữ nghèo có nhu cầu được vay vốn. Hiện nay, Hội LHPN Thị xã quản lý 31 tổ tiết kiệm vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội với 887 hộ vay, số dư nợ của ngân hành chính sách là 23.877 triệu đồng, tài chính vi mô là 16.528 triệu đồng; nguồn vốn “ngày vì phụ nữ nghèo” của tỉnh 250 triệu đồng, tiết kiệm theo gương Bác trên 2,8 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ đọng của Hội dưới mức qui định.

Các câu lạc bộ “Phụ nữ giúp nhau giảm nghèo” tiếp tục được duy trì, nhân rộng và có nhiều hoạt động thiết thực. Tiêu biểu như hội phụ nữ phường Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn đã hỗ trợ con giống như bò, lợn... cho hội viênnghèo làm ăn, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Riêng “CLB phụ nữ giúp nhau giảm nghèo phường Ba Đình” sau gần 3 năm phát động đã mua được 18 con bò hỗ trợ cho các gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn phường. Trong năm, Hội LHPN Thị xã đã đăng ký với Ban chỉ đạo giảm nghèo thị xã hỗ trợ xây dựng 05 nhà “Mái ấm tình thương”, sửa chữa 2 nhà cho hội viên thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn với trị giá 30 triệu đồng/nhà. Đặc biệt, các cấp hội đã phối hợp với Đoàn thanh niên vận động tiêu thụ gần 100 tấn dứa góp phần chia sẻ khó khăn với bà con nông dân. Nhân dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ kỷ niệm trong năm, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thị xã đã tổ chức trao quà cho cán bộ, hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền, quà trị giá trên 200 triệu đồng.

Thực hiện chủ đề năm 2018 về “Phụ nữ thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm”, Hội LHPN Thị xã đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, cách phòng, chống các bệnh về đường tiêu hóa, cung cấp kiến thức thực hành chăm sóc bảo vệ sức khỏe... Ngoài ra, hội viên còn được tập huấn và truyền thông để hiểu và biết cách lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an tuàn vệ sinh thực phẩm(ATVSTP) cho gia đình; sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật... Thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: truyền thông “Phiên chợ nói không với thực phẩm bẩn, tổ chức lễ phát động tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2018 tại xã Hà Lan, hội thi “Phụ nữ với VSATTP”, mâm cơm dinh dưỡng, tọa đàm, hái hoa dân chủ để tuyên truyền kiến thức về VSATTP... Các hội viên phụ nữ được cung cấp những kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng, cách thức chế biến thực phẩm đảm bảo ATVSTP và dinh dưỡng, phục vụ bữa ăn trong gia đình. Bên cạnh đó, Hội đã duy trì hoạt động của 3 chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh ATTP tại phường Lam Sơn, phường Phú Sơn và xã Quang Trung. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hợp tác trồng rau an toàn tại phường Lam Sơn, tổ hợp tác chăn nuôi trên đệm lót sinh học tại xã Hà Lan. Hoạt động của các mô hình nhằm tăng cường sự liên kết trong sản xuất, chăn nuôi, khắc phục những hạn chế trong sản xuất hộ gia đình, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ hội viên nói riêng, nhân dân nói chung trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cùng với hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn thực phẩm, phong trào “Phụ nữ Bỉm Sơn tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng đô thị văn minh” tiếp tục duy trì hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Hằng tuần, hằng tháng các chi hội, hội LHPN phường, xã vận động cán bộ, hội viên tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố. Triển khai phong trào trồng hoa thay thể cỏ dại tại các nhà văn hóa và tuyến đường phụ nữ tự quản nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Hiện nay, 58/58 nhà văn hóa trên địa bàn thị xã và 30 tuyến đường phụ nữ tự quản trên địa bàn được hội phụ nữ các phường, xã chăm sóc, tự quản; đồng thời, Hội đã tổ chức cho chị em đi giao lưu điển hình làm kinh tế giỏi, các mô hình an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tham gia “Ngày hội sáng tạo” do Hội LHPN tỉnh tổ chức... Khảo sát và vận động được 08 chị em tiểu thương thành lập doanh nghiệp.

Bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn trở thành chỗ dựa vững chắc cho chị em phụ nữ trong phát triển kinh tế. Qua đó, giúp nhiều hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương.
Phạm Thúy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC