Truy cập

Hôm nay:
1932
Hôm qua:
5994
Tuần này:
26537
Tháng này:
146391
Tất cả:
6393139

Người tiêu dùng không nên quay lưng với sản phẩm thịt lợn.

Dịch tả lợn Châu phi đang diễn biến phức tạp, tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo Báo cáo mới nhất của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, tính đến cuối ngày 22/3, tại Thanh Hóa, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 46 hộ thuộc 25 thôn, 20 xã của 5 huyện, thành phố gồm: Yên Định, Thiệu Hóa, Thường Xuân, Đông Sơn và thành phố Thanh Hóa.

Cơ quan chức năng đã tiêu hủy 1.357 con lợn.Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi chưa xuất hiện trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, ngành chăn nuôi của thị xã vẫn trong tầm kiểm soát an toàn.

Mặc dù Bộ Y tế và và các ngành chức năng khẳng định, dịch tả lợn Châu phi không lây truyền từ lợn sang người. Người tiêu dùng vẫn có thể sử dụng thịt lợn sạch đã được nấu chín. Thế nhưng, thị trường thịt lợn những ngày qua vẫn khá ế ẩm, bởi tâm lý lo lắng của nhiều người dân, không mua thực phẩm này trong thời kì dịch đang bùng phát. Do đó, việc tiêu thụ thịt lợn tại các chợ trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn giảm mạnh.

Trước tình hình đó, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn Châu phi lây nhiễm trên địa bàn, Thị xã Bỉm Sơn đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giúp người tiêu dùng có nhận thức đúng và không quay lưng với thịt lợn đảm bảo chất lượng, nhằm hạn chế những thiệt hại cho người chăn nuôi đồng thời xử lý những thông tin thất thiệt, không đúng sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người chăn nuôi.

Theo đó, người tiêu dùng chỉ cần chọn mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng; đồng thời chế biến ở nhiệt độ 100 độ C, trong vòng 1-2 phút thì mọi vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong thịt đều chết và không có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Khi mua thịt lợn, người tiêu dùng cần quan sát, kiểm tra hình dáng, kích thước mẫu dấu kiểm soát giết mổ tiêu thụ nội địa đối với gia súc, gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dấu hình chữ nhật, có kích th­ước: Dài 80 mm, rộng 50 mm, các đường thẳng có bề rộng 1 mm. Dấu được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần dưới rộng 13mm, phần giữa rộng 20 mm (không tính đường kẻ). Dọc theo chiều dài ở phía trên của dấu khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y tỉnh Thanh Hóa “CHI CỤC TỈNH THANH HÓA”, chiều cao của chữ là 5-8 mm, bề rộng của nét chữ là 1-1,5 mm. Ở giữa dấu, khắc chữ “K. S. G. M” (viết tắt của cụm từ: kiểm soát giết mổ), chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm. Dọc theo chiều dài ở phía d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ.

Ma kiem dinh.jpg
Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát vận chuyển, kinh doanh thịt lợn trên địa bàn, Thị xã yêu cầu Ban quản lý chợ Bỉm Sơn, Ban quản lý các chợ do UBND các xã, phường quản lý: Tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thịt lợn đưa vào chợ, đặc biệt là thịt lợn đưa từ các huyện lân cận. Không cho phép buôn bán thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Kịp thời báo cáo UBND thị xã hoặc các cơ quan chuyên ngành liên quan nếu phát hiện các trường hợp hộ vận chuyển, buôn bán kinh doanh thịt lợn sử dụng mẫu dấu không đúng quy định.

Cùng với đó, UBND thị xã giao cho phòng Kinh tế, Trạm Thú y thị xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn các cơ sở giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt lợn thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện cơ sở giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt lợn sử dụng mẫu dấu không đúng quy định,yêu cầu xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, tin tưởng rằng dịch bệnh tả lợn Châu phi sẽ không bùng phát trên địa bàn thị xã và người tiêu dùng sẽ không quay lưng lại với sản phẩm từ thịt lợn, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của Thị xã phát triển.
Nguyễn Tới

Người tiêu dùng không nên quay lưng với sản phẩm thịt lợn.

Dịch tả lợn Châu phi đang diễn biến phức tạp, tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo Báo cáo mới nhất của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, tính đến cuối ngày 22/3, tại Thanh Hóa, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 46 hộ thuộc 25 thôn, 20 xã của 5 huyện, thành phố gồm: Yên Định, Thiệu Hóa, Thường Xuân, Đông Sơn và thành phố Thanh Hóa.

Cơ quan chức năng đã tiêu hủy 1.357 con lợn.Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi chưa xuất hiện trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, ngành chăn nuôi của thị xã vẫn trong tầm kiểm soát an toàn.

Mặc dù Bộ Y tế và và các ngành chức năng khẳng định, dịch tả lợn Châu phi không lây truyền từ lợn sang người. Người tiêu dùng vẫn có thể sử dụng thịt lợn sạch đã được nấu chín. Thế nhưng, thị trường thịt lợn những ngày qua vẫn khá ế ẩm, bởi tâm lý lo lắng của nhiều người dân, không mua thực phẩm này trong thời kì dịch đang bùng phát. Do đó, việc tiêu thụ thịt lợn tại các chợ trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn giảm mạnh.

Trước tình hình đó, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn Châu phi lây nhiễm trên địa bàn, Thị xã Bỉm Sơn đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giúp người tiêu dùng có nhận thức đúng và không quay lưng với thịt lợn đảm bảo chất lượng, nhằm hạn chế những thiệt hại cho người chăn nuôi đồng thời xử lý những thông tin thất thiệt, không đúng sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người chăn nuôi.

Theo đó, người tiêu dùng chỉ cần chọn mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng; đồng thời chế biến ở nhiệt độ 100 độ C, trong vòng 1-2 phút thì mọi vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong thịt đều chết và không có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Khi mua thịt lợn, người tiêu dùng cần quan sát, kiểm tra hình dáng, kích thước mẫu dấu kiểm soát giết mổ tiêu thụ nội địa đối với gia súc, gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dấu hình chữ nhật, có kích th­ước: Dài 80 mm, rộng 50 mm, các đường thẳng có bề rộng 1 mm. Dấu được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần dưới rộng 13mm, phần giữa rộng 20 mm (không tính đường kẻ). Dọc theo chiều dài ở phía trên của dấu khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y tỉnh Thanh Hóa “CHI CỤC TỈNH THANH HÓA”, chiều cao của chữ là 5-8 mm, bề rộng của nét chữ là 1-1,5 mm. Ở giữa dấu, khắc chữ “K. S. G. M” (viết tắt của cụm từ: kiểm soát giết mổ), chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm. Dọc theo chiều dài ở phía d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ.

Ma kiem dinh.jpg
Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát vận chuyển, kinh doanh thịt lợn trên địa bàn, Thị xã yêu cầu Ban quản lý chợ Bỉm Sơn, Ban quản lý các chợ do UBND các xã, phường quản lý: Tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thịt lợn đưa vào chợ, đặc biệt là thịt lợn đưa từ các huyện lân cận. Không cho phép buôn bán thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Kịp thời báo cáo UBND thị xã hoặc các cơ quan chuyên ngành liên quan nếu phát hiện các trường hợp hộ vận chuyển, buôn bán kinh doanh thịt lợn sử dụng mẫu dấu không đúng quy định.

Cùng với đó, UBND thị xã giao cho phòng Kinh tế, Trạm Thú y thị xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn các cơ sở giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt lợn thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo đúng quy định. Trường hợp phát hiện cơ sở giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt lợn sử dụng mẫu dấu không đúng quy định,yêu cầu xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, tin tưởng rằng dịch bệnh tả lợn Châu phi sẽ không bùng phát trên địa bàn thị xã và người tiêu dùng sẽ không quay lưng lại với sản phẩm từ thịt lợn, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của Thị xã phát triển.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC