Truy cập

Hôm nay:
5409
Hôm qua:
5240
Tuần này:
24020
Tháng này:
143874
Tất cả:
6390622

Phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trong dịp tết Kỷ Hợi 2019

Thời gian vừa qua trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng tình hình buôn bán, vận chuyển pháo trái phép có chiều hướng gia tăng về số vụ và đối tượng vi phạm so với năm 2018.

Tính đến ngày 25/01/2019 Công an Thanh Hóa đã phát hiện, bắt giữ 25 vụ, 34 đối tượng, thu giữ 265,76 kg pháo; vận động giao nộp được 56,26 kg pháo các loại. Về xử lý, đã khởi tố 4 vụ 5 đối tượng gồm: Triệu Sơn 01 vụ 01 đối tượng; Thọ Xuân 01 vụ 01 đối tượng; Hà Trung 01 vụ 02 đối tượng; TP Thanh Hóa 01 vụ 01 đối tượng.

Trước tình hình trên, UBND Thị xã đã ban hành Kế hoạch số 2663/KH-UBND về Cao điểm phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Thực hiện kế hoạch, các xã, phường phối hợp với lực lượng chức năng đã chủ động xây dựng văn bản tổ chức triển khai, tuyên truyền, ký cam kết, gọi hỏi răn đe, phân công lực lượng phụ trách địa bàn… Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vận động vẫn chưa được sâu rộng; một số xã, phường vẫn chưa tổ chức phân công tổ, nhóm cán bộ tuyên truyền vận động đến các hộ dân. Đặc biệt vẫn còn hiện tượng chủ quan trong nhận thức cho rằng nhiều năm qua không có tiếng pháo nổ nên năm nay sẽ không xảy ra đốt pháo nổ trên địa bàn mình. Các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự quyết liệt vào cuộc ...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn yêu cầu UBND xã, phường; Trưởng các phòng, ban: Tăng cường công tác chỉ đạo đối với Ban chỉ đạo an ninh trật tự, lực lượng Công an, bảo vệ dân phòng, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đến nhân dân, đảng viên, cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh... Tăng cường công tác tuần tra nhân dân; tuần tra nhân dân kết hợp với tuần tra vũ trang nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; Xây dựng mỗi xã, phường một điểm công khai thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo để nhân dân biết và giao nộp.

Công an Thị xã tiếp tục mở rộng đối tượng ký cam kết; gọi hỏi răn đe, ký cam kết đối với các loại đối tượng trọng điểm có nguy cơ cao sử dụng pháo; Chỉ đạo cho lực lượng Công an xã, phường phối hợp với các đội nghiệp vụ Công an thị xã; quản lý thị trường… sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; giao chỉ tiêu, trách nhiệm đến chỉ huy, cán bộ chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ.

Sau đây là một số quy định của pháp luật về xử lý vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của chính phủ Quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

b)Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c)Chotrẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

d)Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b)Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

3.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b)Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận vềquản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗtrợ và pháo hoa;

c)Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loạigiấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận vềquản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

d)Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

g)Không giao nộp vũ khí,vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

4.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b)Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c)Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác đểlấy thuốc nổtrái phép;

d)Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

đ) Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này.

Kể từ ngày 01/01/2018, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành; theo quy định tại Điều 190 và 191 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì pháo nổ và thuốc lá điếu được quy định là mặt hàng cấm, do vậy tất cả các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các mặt hàng này sẽ bị xử lý hình sự khi đảm bảo yếu tố định lượng, cụ thể như sau:

- Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg đến dưới 40 kg, sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù.

- Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kg đến dưới 120 kg, sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120 kg trở lên, sẽ bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Ngoài ra, Theo quy định của pháp luật, không chỉ hành vi buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặt phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và cao nhất là phạt tù đến 7 năm.

Phạm Thúy

Phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trong dịp tết Kỷ Hợi 2019

Thời gian vừa qua trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng tình hình buôn bán, vận chuyển pháo trái phép có chiều hướng gia tăng về số vụ và đối tượng vi phạm so với năm 2018.

Tính đến ngày 25/01/2019 Công an Thanh Hóa đã phát hiện, bắt giữ 25 vụ, 34 đối tượng, thu giữ 265,76 kg pháo; vận động giao nộp được 56,26 kg pháo các loại. Về xử lý, đã khởi tố 4 vụ 5 đối tượng gồm: Triệu Sơn 01 vụ 01 đối tượng; Thọ Xuân 01 vụ 01 đối tượng; Hà Trung 01 vụ 02 đối tượng; TP Thanh Hóa 01 vụ 01 đối tượng.

Trước tình hình trên, UBND Thị xã đã ban hành Kế hoạch số 2663/KH-UBND về Cao điểm phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Thực hiện kế hoạch, các xã, phường phối hợp với lực lượng chức năng đã chủ động xây dựng văn bản tổ chức triển khai, tuyên truyền, ký cam kết, gọi hỏi răn đe, phân công lực lượng phụ trách địa bàn… Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vận động vẫn chưa được sâu rộng; một số xã, phường vẫn chưa tổ chức phân công tổ, nhóm cán bộ tuyên truyền vận động đến các hộ dân. Đặc biệt vẫn còn hiện tượng chủ quan trong nhận thức cho rằng nhiều năm qua không có tiếng pháo nổ nên năm nay sẽ không xảy ra đốt pháo nổ trên địa bàn mình. Các tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự quyết liệt vào cuộc ...

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn yêu cầu UBND xã, phường; Trưởng các phòng, ban: Tăng cường công tác chỉ đạo đối với Ban chỉ đạo an ninh trật tự, lực lượng Công an, bảo vệ dân phòng, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đến nhân dân, đảng viên, cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh... Tăng cường công tác tuần tra nhân dân; tuần tra nhân dân kết hợp với tuần tra vũ trang nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; Xây dựng mỗi xã, phường một điểm công khai thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo để nhân dân biết và giao nộp.

Công an Thị xã tiếp tục mở rộng đối tượng ký cam kết; gọi hỏi răn đe, ký cam kết đối với các loại đối tượng trọng điểm có nguy cơ cao sử dụng pháo; Chỉ đạo cho lực lượng Công an xã, phường phối hợp với các đội nghiệp vụ Công an thị xã; quản lý thị trường… sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; giao chỉ tiêu, trách nhiệm đến chỉ huy, cán bộ chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ.

Sau đây là một số quy định của pháp luật về xử lý vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của chính phủ Quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

b)Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c)Chotrẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

d)Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b)Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

3.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b)Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận vềquản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗtrợ và pháo hoa;

c)Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loạigiấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận vềquản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

d)Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

g)Không giao nộp vũ khí,vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

4.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b)Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c)Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác đểlấy thuốc nổtrái phép;

d)Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

đ) Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này.

Kể từ ngày 01/01/2018, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành; theo quy định tại Điều 190 và 191 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì pháo nổ và thuốc lá điếu được quy định là mặt hàng cấm, do vậy tất cả các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các mặt hàng này sẽ bị xử lý hình sự khi đảm bảo yếu tố định lượng, cụ thể như sau:

- Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg đến dưới 40 kg, sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù.

- Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kg đến dưới 120 kg, sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120 kg trở lên, sẽ bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Ngoài ra, Theo quy định của pháp luật, không chỉ hành vi buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặt phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và cao nhất là phạt tù đến 7 năm.

Phạm Thúy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC