Truy cập

Hôm nay:
546
Hôm qua:
5994
Tuần này:
25151
Tháng này:
145005
Tất cả:
6391753

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 25 hộ chăn nuôi ở 7 xã, 5 huyện gồm: Nông Cống, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Như Xuân và TP Thanh Hoá làm 3.902 con gia cầm mắc bệnh, buộc phải tiêu huỷ 37.297 con gia cầm. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi còn 10 huyện, 37 xã chưa công bố hết dịch. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 2-2020 đến nay, bệnh lở mồm long móng gia súc đã xảy ra tại 17 hộ chăn nuôi làm 98 con trâu bò mắc bệnh.

Với tình hình diễn biến phức phức tạp của thời tiết, kết hợp với sự chủ quan lơ là của người chăn nuôi trong các khâu phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi thì nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi là khá cao.Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND thị xã đã có văn yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường và Thủ trưởng các đơn vị tăng cường công tác phòngchống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Cụ thể như sau:

Chủ tịch UBND Thị xã yêu cầu UBND các xã, phường thực hiện tốt rà soát đầy đủ, chính xác tổng đàn chó mèo, gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn (Lập danh sách từng hộ chăn nuôi, từng thôn, khu phố). Tiến hành luôn thủ tục kê khai ban đầu đối với các hộ (Tránh trường hợp khi có dịch bệnh xảy ra khi làm thủ tục hỗ trợ mới đi tiến hành kê khai ban đầu thì không chính xác); Xây dựng kế hoạch tiêm phòng ngay sau khi UBND thị xã triển khai một cách khẩn trương và kịp thời; Cho hộ dân ký bản cam kết chấp hành nghiêm chủ trương tiêm phòng vắc xin theo kế hoạch của xã, phường đề ra; Tiến hành tuyên tuyền thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như hướng dẫn nhận biết bệnh để người dân chủ động nắm bắt thông tin qua loa truyền thanh;Xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo kế hoạch đề ra; đồng thời, UBND các phường, xã chỉ đạo cán bộ Thú y, khuyến nông, cán bộ địa chính - nông nghiệp bám sát cơ sở để khi dịch bệnh xảy ra tiến hành xử lý khoang vùng và dập dịch khi dịch còn trong diện hẹp. Chủ tịch UDND xã, phường là người phải chịu trách nhiệm chính khi dịch bệnh xảy ra mà không kịp thời xử lý trên địa bàn mình.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã cần tăng cường cán bộ chỉ đạo cơ sở, hướng dẫn các xã, phường và hộ chăn nuôi về các quy trình kỹ thuật phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm;Phối hợp với UBND xã, phường sớm phát hiện các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bùng phát lây lan trên diện rộng; Tham mưu UBND thị xã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và đặc biệt là triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt 1 năm 2020 và công tác quản lý vắc xin, thuốc thú y trên địa bàn.

Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Thị xã cử cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường tổ chức và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; kế hoạch tiêm phòng đợt 1/2020;Kế hoạch vệ sinh tiêu độc khử trùng kịp thời, đảm bảo hiệu quả cao.
Phạm Thúy

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 25 hộ chăn nuôi ở 7 xã, 5 huyện gồm: Nông Cống, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Như Xuân và TP Thanh Hoá làm 3.902 con gia cầm mắc bệnh, buộc phải tiêu huỷ 37.297 con gia cầm. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi còn 10 huyện, 37 xã chưa công bố hết dịch. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 2-2020 đến nay, bệnh lở mồm long móng gia súc đã xảy ra tại 17 hộ chăn nuôi làm 98 con trâu bò mắc bệnh.

Với tình hình diễn biến phức phức tạp của thời tiết, kết hợp với sự chủ quan lơ là của người chăn nuôi trong các khâu phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi thì nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi là khá cao.Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND thị xã đã có văn yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường và Thủ trưởng các đơn vị tăng cường công tác phòngchống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Cụ thể như sau:

Chủ tịch UBND Thị xã yêu cầu UBND các xã, phường thực hiện tốt rà soát đầy đủ, chính xác tổng đàn chó mèo, gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn (Lập danh sách từng hộ chăn nuôi, từng thôn, khu phố). Tiến hành luôn thủ tục kê khai ban đầu đối với các hộ (Tránh trường hợp khi có dịch bệnh xảy ra khi làm thủ tục hỗ trợ mới đi tiến hành kê khai ban đầu thì không chính xác); Xây dựng kế hoạch tiêm phòng ngay sau khi UBND thị xã triển khai một cách khẩn trương và kịp thời; Cho hộ dân ký bản cam kết chấp hành nghiêm chủ trương tiêm phòng vắc xin theo kế hoạch của xã, phường đề ra; Tiến hành tuyên tuyền thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như hướng dẫn nhận biết bệnh để người dân chủ động nắm bắt thông tin qua loa truyền thanh;Xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo kế hoạch đề ra; đồng thời, UBND các phường, xã chỉ đạo cán bộ Thú y, khuyến nông, cán bộ địa chính - nông nghiệp bám sát cơ sở để khi dịch bệnh xảy ra tiến hành xử lý khoang vùng và dập dịch khi dịch còn trong diện hẹp. Chủ tịch UDND xã, phường là người phải chịu trách nhiệm chính khi dịch bệnh xảy ra mà không kịp thời xử lý trên địa bàn mình.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã cần tăng cường cán bộ chỉ đạo cơ sở, hướng dẫn các xã, phường và hộ chăn nuôi về các quy trình kỹ thuật phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm;Phối hợp với UBND xã, phường sớm phát hiện các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bùng phát lây lan trên diện rộng; Tham mưu UBND thị xã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và đặc biệt là triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt 1 năm 2020 và công tác quản lý vắc xin, thuốc thú y trên địa bàn.

Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Thị xã cử cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường tổ chức và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; kế hoạch tiêm phòng đợt 1/2020;Kế hoạch vệ sinh tiêu độc khử trùng kịp thời, đảm bảo hiệu quả cao.
Phạm Thúy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC