Truy cập

Hôm nay:
1391
Hôm qua:
3258
Tuần này:
30479
Tháng này:
94742
Tất cả:
6509059

Thị xã Bỉm Sơn chú trọng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Xác định kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Do đó, thị xã Bỉm Sơn luôn chú trọng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện có 13 hợp tác xã, trong đó, có: 5 hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp; 2 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp; 1 hợp tác xã dịch vụ thương mại, 1 Quỹ tín dụng dân dân và 4 hợp tác xã dịch vụ tổng hợp. Tổng số thành viên trong các hợp tác xã là 799 người; tổng số xã viên hợp tác xã là 1.098 người, trong đó, số lao động trong hợp tác xã là 310 người. Hầu hết các hợp tác xã đều đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh; Thu nhập bình quân của lao động trong hợp tác xã là 36,2 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của xã viên hợp tác xã là 16,8 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có một số hợp tác xã đã hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho xã viên, tiêu biểu như: Hợp tác xã sản xuất VLXD Toàn thắng có địa chỉ tại phường Ngọc Trạo, doanh thu hàng năm đạt khoảng 1.330 triệu đồng; Ban giám đốc HTX đã chủ động khai thác thị trường, đầu tư thiết bị, phương tiện để duy trì, hoạt động và phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm và mang lại thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm cho thành viên và người lao động. Hay trong lĩnh vực Tín dụng có Quỹ Tín dụng nhân dân Ngọc Sơn cũng có địa chỉ tại phường Ngọc Trạo đã tổ chức kinh doanh hiệu quả theo đúng quy định của nhà nước; Quỹ Tín dụng Ngọc Sơn đã triển khai và thực hiệnđầy đủ, nghiêm túc tất cả các quy định của Luật tổ chức tín dụng và theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa; Doanh thu đạt 10.175 triệu đồng/năm; Lợi nhuận đạt 1.100 triệu đồng; Thu nhập bình quân của 1 lao động làm việc thường xuyên trong quỹ tín dụng đạt 90 triệu đồng/người/năm...

Có thể thấy, hiệu quả từ hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của thành viên và nông dân trên địa bàn thị xã; giải quyết việc làm cho người lao động; thực hiện chương trình giảm nghèo, nâng cao đời sống, thu nhập cho các thành viên, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Song bên cạnh các kết quả đạt được, nhìn chung tình hình phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn chậm và nhiều hạn chế; phần lớn các hợp tác xã vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động mang tính chất cầm chừng; đa phần các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có tư tưởng trông chờ và chủ yếu hoạt động bằng nguồn hỗ trợ của nhà nước về cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; tính liên kết, hợp tác kinh doanh nhằm tham gia chuỗi giá trị giữa các hợp tác xã với nhau, giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, thành phần kinh tế khác còn hạn chế, chưa gắn kết. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã còn yếu; hoạt động điều hành hợp tác xã còn mang tính kinh nghiệm truyền tống; số hợp tác xã tiếp cận với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của Nhà nước còn thấp...

Trước thực trạng đó, để phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững, Thị xã đặt ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, như: Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung triển khai xây dựng, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, tạo liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành nhiều hơn nữa những liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã trong việc cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các hợp tác xã tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm thị trường mới, đối tác mới... Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể; tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; củng cố các hợp tác xã yếu kém, giải thể các hợp tác xã đã ngừng hoạt động; phân tích, tổng hợp các hợp tác xã để lựa chọn những hợp tác xã kinh doanh hiệu quả làm nòng cốt, xây dựng những mô hình điểm nhân rộng và tuyên truyền, thu hút thêm nhiều người tham gia phát triển hợp tác xã....

Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn thị xã có 15 hợp tác xã, tăng 2 hợp tác xã so với năm 2022; Thu nhập bình quân của lao động trong hợp tác xã đạt 45.5 triệu đồng / năm, thu nhập bình quân của xã viên lao động không thường xuyên là 35 triệu đồng/ năm; Số HTX từ loại khá trở lên đạt trên 70%; 100% HTX được tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tổng vốn hoạt động của HTX, doanh thu, lợi nhuận bình quân HTX tăng ít nhất 10%/HTX/năm.

Đến năm 2045, phấn đấu thu hút tối thiểu 10% dân số trên địa bàn thị xã tham gia các tổ chức kinh tế tập thể. Đảm bảo tối thiểu 80% tổ chức kinh tế tập thể của thị xã hoạt động hiệu quả, trong đó có khoảng 75% tham gia các chuỗi liên kết; ưu tiên phát triển các mô hình gắn với sản phẩm chủ lực của thị xã và chương trình OCOP; các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, thị xã tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh cho sự phát triển của kinh tế tập thể.
Nguyễn Tới

Thị xã Bỉm Sơn chú trọng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Xác định kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Do đó, thị xã Bỉm Sơn luôn chú trọng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện có 13 hợp tác xã, trong đó, có: 5 hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp; 2 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp; 1 hợp tác xã dịch vụ thương mại, 1 Quỹ tín dụng dân dân và 4 hợp tác xã dịch vụ tổng hợp. Tổng số thành viên trong các hợp tác xã là 799 người; tổng số xã viên hợp tác xã là 1.098 người, trong đó, số lao động trong hợp tác xã là 310 người. Hầu hết các hợp tác xã đều đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh; Thu nhập bình quân của lao động trong hợp tác xã là 36,2 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của xã viên hợp tác xã là 16,8 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có một số hợp tác xã đã hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho xã viên, tiêu biểu như: Hợp tác xã sản xuất VLXD Toàn thắng có địa chỉ tại phường Ngọc Trạo, doanh thu hàng năm đạt khoảng 1.330 triệu đồng; Ban giám đốc HTX đã chủ động khai thác thị trường, đầu tư thiết bị, phương tiện để duy trì, hoạt động và phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm và mang lại thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm cho thành viên và người lao động. Hay trong lĩnh vực Tín dụng có Quỹ Tín dụng nhân dân Ngọc Sơn cũng có địa chỉ tại phường Ngọc Trạo đã tổ chức kinh doanh hiệu quả theo đúng quy định của nhà nước; Quỹ Tín dụng Ngọc Sơn đã triển khai và thực hiệnđầy đủ, nghiêm túc tất cả các quy định của Luật tổ chức tín dụng và theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa; Doanh thu đạt 10.175 triệu đồng/năm; Lợi nhuận đạt 1.100 triệu đồng; Thu nhập bình quân của 1 lao động làm việc thường xuyên trong quỹ tín dụng đạt 90 triệu đồng/người/năm...

Có thể thấy, hiệu quả từ hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của thành viên và nông dân trên địa bàn thị xã; giải quyết việc làm cho người lao động; thực hiện chương trình giảm nghèo, nâng cao đời sống, thu nhập cho các thành viên, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Song bên cạnh các kết quả đạt được, nhìn chung tình hình phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn chậm và nhiều hạn chế; phần lớn các hợp tác xã vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động mang tính chất cầm chừng; đa phần các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có tư tưởng trông chờ và chủ yếu hoạt động bằng nguồn hỗ trợ của nhà nước về cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; tính liên kết, hợp tác kinh doanh nhằm tham gia chuỗi giá trị giữa các hợp tác xã với nhau, giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, thành phần kinh tế khác còn hạn chế, chưa gắn kết. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã còn yếu; hoạt động điều hành hợp tác xã còn mang tính kinh nghiệm truyền tống; số hợp tác xã tiếp cận với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của Nhà nước còn thấp...

Trước thực trạng đó, để phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững, Thị xã đặt ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, như: Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung triển khai xây dựng, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, tạo liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành nhiều hơn nữa những liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã trong việc cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các hợp tác xã tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm thị trường mới, đối tác mới... Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể; tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; củng cố các hợp tác xã yếu kém, giải thể các hợp tác xã đã ngừng hoạt động; phân tích, tổng hợp các hợp tác xã để lựa chọn những hợp tác xã kinh doanh hiệu quả làm nòng cốt, xây dựng những mô hình điểm nhân rộng và tuyên truyền, thu hút thêm nhiều người tham gia phát triển hợp tác xã....

Bỉm Sơn phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn thị xã có 15 hợp tác xã, tăng 2 hợp tác xã so với năm 2022; Thu nhập bình quân của lao động trong hợp tác xã đạt 45.5 triệu đồng / năm, thu nhập bình quân của xã viên lao động không thường xuyên là 35 triệu đồng/ năm; Số HTX từ loại khá trở lên đạt trên 70%; 100% HTX được tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tổng vốn hoạt động của HTX, doanh thu, lợi nhuận bình quân HTX tăng ít nhất 10%/HTX/năm.

Đến năm 2045, phấn đấu thu hút tối thiểu 10% dân số trên địa bàn thị xã tham gia các tổ chức kinh tế tập thể. Đảm bảo tối thiểu 80% tổ chức kinh tế tập thể của thị xã hoạt động hiệu quả, trong đó có khoảng 75% tham gia các chuỗi liên kết; ưu tiên phát triển các mô hình gắn với sản phẩm chủ lực của thị xã và chương trình OCOP; các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, thị xã tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh cho sự phát triển của kinh tế tập thể.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC