Truy cập

Hôm nay:
3008
Hôm qua:
6903
Tuần này:
34516
Tháng này:
154370
Tất cả:
6401118

Thị xã Bỉm Sơn nâng cao văn hóa đọc từ phát huy hiệu quả hoạt động của thư viện

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, Thư viện Bỉm Sơn, thư viện công cộng và thư viện các trường học trên địa bàn thị xã đã chú trọng đổi mới tổ chức và hoạt động triển khai nhiều mô hình phù hợp, thực hiện tốt vai trò khơi dậy đam mê, hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin, nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng.

VHD3.jpg


Nằm ở Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã, Thư viện Bỉm Sơn có vị trí thuận lợi, thoáng mát, yên tĩnh phù hợp cho bạn đọc đến đọc sách, học tập và nghiên cứu. Vốn tài liệu của Thư viện hiện nay là trên 28.000 bản sách gồm các loại sách về: Chính trị, kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, khoa học, kỹ thuật nông nghiệp, văn học, lịch sử, địa lý, thiếu nhi… Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và phát triển văn hóa đọc tại Thư viện Bỉm Sơn, trong những năm qua Ban lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thị xã đã chỉ đạo bộ phận Thư viện và các bộ phận liên quan tổ chức các hoạt động để lan tỏa và phát triển văn hóa đọc như: Ngay từ đầu năm đơn vị đã tổ chức Phòng đọc báo xuân; Hàng năm, tổ chức Ngày hội sách và văn hoá đọc; Phối hợp với Thư viện tỉnh Thanh Hoá tổ chức Ngày Hội đọc sách tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ...

Với phương châm “Sách đi tìm người”, Th­ư viện Bỉm Sơn thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng công tác phục vụ; đẩy mạnh chương trình thu hút bạn đọc, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp bạn đọc tra tìm thông tin nhanh và hiệu quả. Kết quảnăm 2022 đã bổ sung730 đầu sách; cấp 375 thẻ, phục vụ 13.200 lượt bạn đọc, luân chuyển 26.400 lượt sách báo. Thư viện Bỉm Sơn luôn tận tình hướng dẫn bạn đọc khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin hiện có, mở cửa phục vụ bạn đọc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Bên cạnh việc duy trì hình thức mượn, đọc cá nhân, thư viện khuyến khích cho mượn sách theo các đơn vị tập thể, tiếp tục triển khai chương trình thu hút bạn đọc tới các trường học, cơ quan, đơn vị… trên địa bàn Thị xã bằng việc luân chuyển 610 cuốn sách, báo đến thư viện các xã, phường và Đường sách trên địa bàn Thị xã. Qua đó, đã thu hút được nhiều bạn đọc, việc đọc sách, báo trở thành một thói quen của mọi người dân, từ đó các giá trị văn hóa của dân tộc và của nhân loại được phổ biến, góp phần nâng cao dân trí; trở thành công cụ hữu hiệu tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Chính thức hoạt động từ tháng 5/2020, “Đường sách” khu phố 7, phường Đông Sơn được đặt tại ngõ 27, đường Phạm Hồng Thái; Ở đây có không gian đường rộng, làm được mái che mưa che nắng, hai bên đều có cây to tỏa bóng mát... là địa điểm lý tưởng để ngồi đọc sách. Với không gian sinh động cùng nhiều thể loại sách khác nhau, đường sách ở Khu phố 7, phường Đông Sơn, là một điểm đến quen thuộc của nhiều người dân đến tìm đọc những cuốn sách bổ ích mỗi khi có thời gian rỗi. Qua 3 năm hoạt động, có thể thấy việc mở “Đường sách” tại đây là một cách làm độc đáo mang văn hóa đọc sách đến với người dân, góp phần gắn kết người dân trên địa bàn qua việc thường xuyên giao lưu tiếp thu tinh hoa trong từng cuốn sách. Từ đó, tình đoàn kết dân cư gắn bó hơn, cảnh quan môi trường đẹp hơn, đồng thời tạo ra sân chơi văn hóa bổ ích cho các em nhỏ.

Đối với các nhà trường, phát triển văn hóa đọc chính là yếu tố thúc đẩy quá trình tự nghiên cứu, học tập của giáo viên, học sinh, giúp cho phương pháp dạy, học được đổi mới theo hướng lấy người học làm trung tâm. Do đó, cùng các hoạt động dạy và học, công tác thư viện luôn được các nhà trường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn chú trọng; từng bước nâng cao hiệu quả của văn hóa đọc, để sách mãi là người thầy, người bạn đồng hành tin cậy của các em học sinh luôn là mục tiêu để các trường hướng đến.

VHD1.jpg
Tại Thư viện trường THCS Ba Đình các đầu sách cũng rất phong phú, đa dạng. Hiện nay, Trường có 1.130 đầu sách với 4.240 bản sách. Cứ mỗi giờ ra chơi, rất nhiều em học sinh lại tìm đến sách trong Thư viện; tại đây, bạn thì tìm đến truyện tranh, bạn thì tìm đến những truyện cười để giải trí sau những giờ học căng thẳng, có những bạn thì lại tìm đến những cuốn sách của những tác giả nổi tiếng, những quyển sách tham khảo nâng cao bài học... Để thu hút các em học sinh đến với thư viện, phát huy hết vai trò của thư viện, Trường THCS Ba Đình đã tuyên truyền, giáo dục các em học sinh phương pháp đọc và tiếp cận với sách để các em tiếp cận tri thức tốt nhất; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thư viện và phong trào đọc sách trênmọi mặt như: tăng cường số lượng và chất lượng đầu sách; xây dựng tủ sách yêu thương, tủ sách kết nối tại các lớp học; vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đọc sách”...

Hàng năm, nhân “Ngày hội đọc sách”, 100% các trường học trên địa bàn Thị xã đều tổ chức ngày hội để vừa tuyên truyền, giao lưu, vừa giúp học sinh có cơ hội tiếp xúc với những phương pháp đọc sách hiệu quả; đồng thời tổ chức các hội thi kể chuyện, vẽ tranh theo sách… nêu gương, khen thưởng những tập thể lớp, cá nhân đọc nhiều, nhớ nhiều sách, báo, tạp chí…

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường học, vừa qua, UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch số 895/KH-UBND về việc “Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động thư viện trong trường phổ thông và triển khai Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo” với mục đích tổ chức hoạt động thư viện nhằm tăng cường, phát huy hiệu quả của thư viện trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Giúp học sinh hình thành thói quen đọc sách; biết cách lựa chọn, tra cứu, tìm hiểu sách theo sở thích và phù hợp với trình độ đọc; phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cảm xúc, tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu; hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động thư viện; Giúp cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thư viện biết cách tổ chức, quản lý hoạt động thư viện nhằm xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và bước đầu lan tỏa tới gia đình, cộng đồng. Song, để các thư viện trong các trường ngày càng phát huy tác dụng, thu hút các em học sinh tham gia thì ngoài sự quan tâm đầu tư của các trường học, rất cần có sự chung tay đóng góp của cộng đồng và phụ huynh học sinh đưa các thư viện vào hoạt động hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều học sinh đến đọc sách, báo, phát huy hiệu quả công tác dạy và học trong các nhà trường.

VHD2.jpg
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Sách là thuốc bổ tinh thần, sách là thuốc chữa tội ngu”; văn hóa đọc với ý nghĩa là một bộ phận của văn hóa được thể hiện qua thói quen, sở thích, kỹ năng đọc của mỗi cá nhân, là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng được với sự phát triển của xã hội dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức; Phát triển văn hóa đọc chính là tạo nền tảng của một xã hội học tập, học tập suốt đời. Hệ thống thư viện trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đang góp phần kiến tạo xây dựng và nâng cao văn hóa đọc trên địa bàn thị xã.
Nguyễn Tới

Thị xã Bỉm Sơn nâng cao văn hóa đọc từ phát huy hiệu quả hoạt động của thư viện

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, Thư viện Bỉm Sơn, thư viện công cộng và thư viện các trường học trên địa bàn thị xã đã chú trọng đổi mới tổ chức và hoạt động triển khai nhiều mô hình phù hợp, thực hiện tốt vai trò khơi dậy đam mê, hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin, nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng.

VHD3.jpg


Nằm ở Trung tâm Hội nghị - Nhà Văn hóa thị xã, Thư viện Bỉm Sơn có vị trí thuận lợi, thoáng mát, yên tĩnh phù hợp cho bạn đọc đến đọc sách, học tập và nghiên cứu. Vốn tài liệu của Thư viện hiện nay là trên 28.000 bản sách gồm các loại sách về: Chính trị, kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, khoa học, kỹ thuật nông nghiệp, văn học, lịch sử, địa lý, thiếu nhi… Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và phát triển văn hóa đọc tại Thư viện Bỉm Sơn, trong những năm qua Ban lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thị xã đã chỉ đạo bộ phận Thư viện và các bộ phận liên quan tổ chức các hoạt động để lan tỏa và phát triển văn hóa đọc như: Ngay từ đầu năm đơn vị đã tổ chức Phòng đọc báo xuân; Hàng năm, tổ chức Ngày hội sách và văn hoá đọc; Phối hợp với Thư viện tỉnh Thanh Hoá tổ chức Ngày Hội đọc sách tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ...

Với phương châm “Sách đi tìm người”, Th­ư viện Bỉm Sơn thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng công tác phục vụ; đẩy mạnh chương trình thu hút bạn đọc, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp bạn đọc tra tìm thông tin nhanh và hiệu quả. Kết quảnăm 2022 đã bổ sung730 đầu sách; cấp 375 thẻ, phục vụ 13.200 lượt bạn đọc, luân chuyển 26.400 lượt sách báo. Thư viện Bỉm Sơn luôn tận tình hướng dẫn bạn đọc khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin hiện có, mở cửa phục vụ bạn đọc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Bên cạnh việc duy trì hình thức mượn, đọc cá nhân, thư viện khuyến khích cho mượn sách theo các đơn vị tập thể, tiếp tục triển khai chương trình thu hút bạn đọc tới các trường học, cơ quan, đơn vị… trên địa bàn Thị xã bằng việc luân chuyển 610 cuốn sách, báo đến thư viện các xã, phường và Đường sách trên địa bàn Thị xã. Qua đó, đã thu hút được nhiều bạn đọc, việc đọc sách, báo trở thành một thói quen của mọi người dân, từ đó các giá trị văn hóa của dân tộc và của nhân loại được phổ biến, góp phần nâng cao dân trí; trở thành công cụ hữu hiệu tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Chính thức hoạt động từ tháng 5/2020, “Đường sách” khu phố 7, phường Đông Sơn được đặt tại ngõ 27, đường Phạm Hồng Thái; Ở đây có không gian đường rộng, làm được mái che mưa che nắng, hai bên đều có cây to tỏa bóng mát... là địa điểm lý tưởng để ngồi đọc sách. Với không gian sinh động cùng nhiều thể loại sách khác nhau, đường sách ở Khu phố 7, phường Đông Sơn, là một điểm đến quen thuộc của nhiều người dân đến tìm đọc những cuốn sách bổ ích mỗi khi có thời gian rỗi. Qua 3 năm hoạt động, có thể thấy việc mở “Đường sách” tại đây là một cách làm độc đáo mang văn hóa đọc sách đến với người dân, góp phần gắn kết người dân trên địa bàn qua việc thường xuyên giao lưu tiếp thu tinh hoa trong từng cuốn sách. Từ đó, tình đoàn kết dân cư gắn bó hơn, cảnh quan môi trường đẹp hơn, đồng thời tạo ra sân chơi văn hóa bổ ích cho các em nhỏ.

Đối với các nhà trường, phát triển văn hóa đọc chính là yếu tố thúc đẩy quá trình tự nghiên cứu, học tập của giáo viên, học sinh, giúp cho phương pháp dạy, học được đổi mới theo hướng lấy người học làm trung tâm. Do đó, cùng các hoạt động dạy và học, công tác thư viện luôn được các nhà trường trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn chú trọng; từng bước nâng cao hiệu quả của văn hóa đọc, để sách mãi là người thầy, người bạn đồng hành tin cậy của các em học sinh luôn là mục tiêu để các trường hướng đến.

VHD1.jpg
Tại Thư viện trường THCS Ba Đình các đầu sách cũng rất phong phú, đa dạng. Hiện nay, Trường có 1.130 đầu sách với 4.240 bản sách. Cứ mỗi giờ ra chơi, rất nhiều em học sinh lại tìm đến sách trong Thư viện; tại đây, bạn thì tìm đến truyện tranh, bạn thì tìm đến những truyện cười để giải trí sau những giờ học căng thẳng, có những bạn thì lại tìm đến những cuốn sách của những tác giả nổi tiếng, những quyển sách tham khảo nâng cao bài học... Để thu hút các em học sinh đến với thư viện, phát huy hết vai trò của thư viện, Trường THCS Ba Đình đã tuyên truyền, giáo dục các em học sinh phương pháp đọc và tiếp cận với sách để các em tiếp cận tri thức tốt nhất; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thư viện và phong trào đọc sách trênmọi mặt như: tăng cường số lượng và chất lượng đầu sách; xây dựng tủ sách yêu thương, tủ sách kết nối tại các lớp học; vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đọc sách”...

Hàng năm, nhân “Ngày hội đọc sách”, 100% các trường học trên địa bàn Thị xã đều tổ chức ngày hội để vừa tuyên truyền, giao lưu, vừa giúp học sinh có cơ hội tiếp xúc với những phương pháp đọc sách hiệu quả; đồng thời tổ chức các hội thi kể chuyện, vẽ tranh theo sách… nêu gương, khen thưởng những tập thể lớp, cá nhân đọc nhiều, nhớ nhiều sách, báo, tạp chí…

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường học, vừa qua, UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch số 895/KH-UBND về việc “Tập huấn nghiệp vụ tổ chức hoạt động thư viện trong trường phổ thông và triển khai Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo” với mục đích tổ chức hoạt động thư viện nhằm tăng cường, phát huy hiệu quả của thư viện trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Giúp học sinh hình thành thói quen đọc sách; biết cách lựa chọn, tra cứu, tìm hiểu sách theo sở thích và phù hợp với trình độ đọc; phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cảm xúc, tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu; hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động thư viện; Giúp cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thư viện biết cách tổ chức, quản lý hoạt động thư viện nhằm xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và bước đầu lan tỏa tới gia đình, cộng đồng. Song, để các thư viện trong các trường ngày càng phát huy tác dụng, thu hút các em học sinh tham gia thì ngoài sự quan tâm đầu tư của các trường học, rất cần có sự chung tay đóng góp của cộng đồng và phụ huynh học sinh đưa các thư viện vào hoạt động hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều học sinh đến đọc sách, báo, phát huy hiệu quả công tác dạy và học trong các nhà trường.

VHD2.jpg
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Sách là thuốc bổ tinh thần, sách là thuốc chữa tội ngu”; văn hóa đọc với ý nghĩa là một bộ phận của văn hóa được thể hiện qua thói quen, sở thích, kỹ năng đọc của mỗi cá nhân, là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng được với sự phát triển của xã hội dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức; Phát triển văn hóa đọc chính là tạo nền tảng của một xã hội học tập, học tập suốt đời. Hệ thống thư viện trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đang góp phần kiến tạo xây dựng và nâng cao văn hóa đọc trên địa bàn thị xã.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC