Truy cập

Hôm nay:
501
Hôm qua:
5994
Tuần này:
25106
Tháng này:
144960
Tất cả:
6391708

Thị xã Bỉm Sơn xã hội hóa công tác đền ơn, đáp nghĩa

Thị xã Bỉm Sơn hiện có 1.279 người được hưởng các chế độ, chính sách đối với người có công, trong đó có 8 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 634 thương binh, 157 bệnh binh, 79 nạn nhân chất độc da cam, 384 liệt sĩ, 132 người hưởng tuất liệt sĩ, 263 người thờ cúng liệt sĩ hưởng trợ cấp hằng tháng...

Đoàn thanh niên Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn trao nhà đại Đoàn kết cho gia đình chính sách.
Xác định rõ việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh... là việc làm thường xuyên, liên tục, hằng năm, ngoài việc tập trung giải quyết tốt chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân của họ theo đúng quy định của Nhà nước, vào các ngày lễ, tết, ngày thương binh, liệt sĩ, thị xã còn tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho các đối tượng. Đặc biệt, trong dịp 27-7 năm nay, thị xã đã hỗ trợ xây mới và nâng cấp nhà ở cho người có công với số tiền 320 triệu đồng (trong đó tỉnh hỗ trợ 80 triệu đồng xây mới 2 nhà); đầu tư nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ 400 triệu đồng (tỉnh hỗ trợ 200 triệu, thị xã 200 triệu)...

Ngay từ tháng 4 hàng năm, theo kế hoạch của thị xã, MTTQ và các tổ chức chính trị đã vận động hội viên, đoàn viên hưởng ứng phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”; “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với quỹ đền ơn, đáp nghĩa xã, phường huy động được thì xã, phường quản lý, sử dụng theo quy định. Bình quân mỗi năm, toàn thị xã xây dựng được số quỹ khoảng 500 triệu đồng để thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ gia đình chính sách, người có công.

Nhờ xã hội hóa công tác đền ơn, đáp nghĩa mà nhiều gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ cây, con giống phát triển sản xuất, được ưu tiên giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động... Trong năm 2016, thị xã Bỉm Sơn đã kêu gọi, vận động được 2 doanh nghiệp là Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn và Tổng Công ty Tiên Sơn hỗ trợ xây mới nhà cho gia đình người có công, trị giá mỗi nhà 60 triệu đồng; Hội lính Trường Sa hỗ trợ xây mới nhà ở cho gia đình liệt sĩ Trường Sa ở phường Phú Sơn với số tiền 150 triệu đồng; Lữ đoàn 368 hỗ trợ xây mới 1 nhà tại phường Ngọc Trạo với trị giá 70 triệu đồng. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn mỗi năm dành từ 15 đến 20 triệu đồng ủng hộ quỹ vì người nghèo như Công ty Bao bì Bỉm Sơn, Công ty Thành Công, Công ty May 10... Hiện Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn nhận phụng dưỡng 7 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ngoài ra, hội doanh nghiệp thị xã đã tạo điều kiện cho người lao động là con em các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo vào làm việc, điển hình như: Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Tổng Công ty Tiên Sơn, Công ty TNHH xây dựng Hữu Hảo... Năm 2016, gia đình ông Mai Hùng Sơn ở khu phố 1, phường Lam Sơn - đối tượng nhiễm chất độc hóa học được thị xã vận động các doanh nghiệp hỗ trợ 60 triệu đồng, phường hỗ trợ 10 triệu, khu phố hỗ trợ ngày công để xây dựng ngôi nhà mới; đồng thời được ngân hàng chính sách xã hội cho vay ưu đãi 50 triệu đồng mua bò về chăn nuôi. Hiện nay gia đình bác đã nhân đàn lên 11 con. Hay như gia đình bác Vũ Văn Chính, thương binh 4/4, ở phường Ngọc Trạo được thị xã Bỉm Sơn trích 20 triệu đồng từ Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” để hỗ trợ nâng cấp nhà ở; ngân hàng chính sách xã hội cho vay 30 triệu đồng để mở quán ăn sáng; ngoài ra con trai bác đã được Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn nhận vào làm với mức lương ổn định 4 triệu đồng/tháng. Bác Chính xúc động nói: “Gia đình cảm ơn rất nhiều sự quan tâm của thị xã, của các cơ quan, doanh nghiệp. Nhờ có sự quan tâm này mà kinh tế được vực dậy, giúp gia đình tôi có cuộc sống ổn định hơn”.

Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị, doanh nghiệp... đã khơi dậy niềm tin, sự nỗ lực vượt khó của gia đình chính sách. Qua đó đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong lớp người có công vượt khó vươn lên sản xuất, kinh doanh giỏi, trở thành nhân tố điển hình trong công cuộc đổi mới đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điển hình như gia đình thương binh hạng 2/4 Nguyễn Tất Quán, ở phường Lam Sơn sản xuất vật liệu xây dựng; gia đình thương binh 3/4 Lại Thế Hảo ở phường Ngọc Trạo làm nghề xây dựng; gia đình thương binh 1/4 Tống Văn Nhiễu làm nghề kinh doanh ở phường Đông Sơn; gia đình thương binh 4/4 Nguyễn Đình Triêng ở phường Bắc Sơn... không chỉ làm giàu cho gia đình, giải quyết việc làm cho con em đồng đội mà còn tích cực hỗ trợ, đóng góp xây dựng thị xã Bỉm Sơn ngày càng phát triển.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới thị xã Bỉm Sơn tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách; chú trọng phong trào phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân liệt sĩ già yếu; tổ chức rà soát hồ sơ đề nghị xác nhận đối tượng và giải quyết chính sách người có công còn tồn đọng...Phấn đấu mức sống quân bình của người có công trên địa bàn thị xã trên mức trung bình chung của thị xã.

Mai Phương

Thị xã Bỉm Sơn xã hội hóa công tác đền ơn, đáp nghĩa

Thị xã Bỉm Sơn hiện có 1.279 người được hưởng các chế độ, chính sách đối với người có công, trong đó có 8 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 634 thương binh, 157 bệnh binh, 79 nạn nhân chất độc da cam, 384 liệt sĩ, 132 người hưởng tuất liệt sĩ, 263 người thờ cúng liệt sĩ hưởng trợ cấp hằng tháng...

Đoàn thanh niên Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn trao nhà đại Đoàn kết cho gia đình chính sách.
Xác định rõ việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh... là việc làm thường xuyên, liên tục, hằng năm, ngoài việc tập trung giải quyết tốt chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân của họ theo đúng quy định của Nhà nước, vào các ngày lễ, tết, ngày thương binh, liệt sĩ, thị xã còn tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho các đối tượng. Đặc biệt, trong dịp 27-7 năm nay, thị xã đã hỗ trợ xây mới và nâng cấp nhà ở cho người có công với số tiền 320 triệu đồng (trong đó tỉnh hỗ trợ 80 triệu đồng xây mới 2 nhà); đầu tư nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ 400 triệu đồng (tỉnh hỗ trợ 200 triệu, thị xã 200 triệu)...

Ngay từ tháng 4 hàng năm, theo kế hoạch của thị xã, MTTQ và các tổ chức chính trị đã vận động hội viên, đoàn viên hưởng ứng phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”; “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với quỹ đền ơn, đáp nghĩa xã, phường huy động được thì xã, phường quản lý, sử dụng theo quy định. Bình quân mỗi năm, toàn thị xã xây dựng được số quỹ khoảng 500 triệu đồng để thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ gia đình chính sách, người có công.

Nhờ xã hội hóa công tác đền ơn, đáp nghĩa mà nhiều gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ cây, con giống phát triển sản xuất, được ưu tiên giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động... Trong năm 2016, thị xã Bỉm Sơn đã kêu gọi, vận động được 2 doanh nghiệp là Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn và Tổng Công ty Tiên Sơn hỗ trợ xây mới nhà cho gia đình người có công, trị giá mỗi nhà 60 triệu đồng; Hội lính Trường Sa hỗ trợ xây mới nhà ở cho gia đình liệt sĩ Trường Sa ở phường Phú Sơn với số tiền 150 triệu đồng; Lữ đoàn 368 hỗ trợ xây mới 1 nhà tại phường Ngọc Trạo với trị giá 70 triệu đồng. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn mỗi năm dành từ 15 đến 20 triệu đồng ủng hộ quỹ vì người nghèo như Công ty Bao bì Bỉm Sơn, Công ty Thành Công, Công ty May 10... Hiện Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn nhận phụng dưỡng 7 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ngoài ra, hội doanh nghiệp thị xã đã tạo điều kiện cho người lao động là con em các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo vào làm việc, điển hình như: Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn, Tổng Công ty Tiên Sơn, Công ty TNHH xây dựng Hữu Hảo... Năm 2016, gia đình ông Mai Hùng Sơn ở khu phố 1, phường Lam Sơn - đối tượng nhiễm chất độc hóa học được thị xã vận động các doanh nghiệp hỗ trợ 60 triệu đồng, phường hỗ trợ 10 triệu, khu phố hỗ trợ ngày công để xây dựng ngôi nhà mới; đồng thời được ngân hàng chính sách xã hội cho vay ưu đãi 50 triệu đồng mua bò về chăn nuôi. Hiện nay gia đình bác đã nhân đàn lên 11 con. Hay như gia đình bác Vũ Văn Chính, thương binh 4/4, ở phường Ngọc Trạo được thị xã Bỉm Sơn trích 20 triệu đồng từ Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” để hỗ trợ nâng cấp nhà ở; ngân hàng chính sách xã hội cho vay 30 triệu đồng để mở quán ăn sáng; ngoài ra con trai bác đã được Công ty CP Vật liệu xây dựng Bỉm Sơn nhận vào làm với mức lương ổn định 4 triệu đồng/tháng. Bác Chính xúc động nói: “Gia đình cảm ơn rất nhiều sự quan tâm của thị xã, của các cơ quan, doanh nghiệp. Nhờ có sự quan tâm này mà kinh tế được vực dậy, giúp gia đình tôi có cuộc sống ổn định hơn”.

Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị, doanh nghiệp... đã khơi dậy niềm tin, sự nỗ lực vượt khó của gia đình chính sách. Qua đó đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong lớp người có công vượt khó vươn lên sản xuất, kinh doanh giỏi, trở thành nhân tố điển hình trong công cuộc đổi mới đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điển hình như gia đình thương binh hạng 2/4 Nguyễn Tất Quán, ở phường Lam Sơn sản xuất vật liệu xây dựng; gia đình thương binh 3/4 Lại Thế Hảo ở phường Ngọc Trạo làm nghề xây dựng; gia đình thương binh 1/4 Tống Văn Nhiễu làm nghề kinh doanh ở phường Đông Sơn; gia đình thương binh 4/4 Nguyễn Đình Triêng ở phường Bắc Sơn... không chỉ làm giàu cho gia đình, giải quyết việc làm cho con em đồng đội mà còn tích cực hỗ trợ, đóng góp xây dựng thị xã Bỉm Sơn ngày càng phát triển.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới thị xã Bỉm Sơn tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách; chú trọng phong trào phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân liệt sĩ già yếu; tổ chức rà soát hồ sơ đề nghị xác nhận đối tượng và giải quyết chính sách người có công còn tồn đọng...Phấn đấu mức sống quân bình của người có công trên địa bàn thị xã trên mức trung bình chung của thị xã.

Mai Phương

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC