Truy cập

Hôm nay:
4185
Hôm qua:
5240
Tuần này:
22796
Tháng này:
142650
Tất cả:
6389398

Các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ đặc sắc diễn ra trong Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội 2019

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội 2019, Ban tổ chức lễ hội đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: giải cờ tướng, kéo co, Lễ hầu Thánh Mẫu Liệu Hạnh đền Sòng Sơn và chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát chèo Hà Nội. Các hoạt động đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương tham gia và cổ vũ.

* Sáng ngày 29/3, Giải cờ tướng đã được khai mạc tại sân đền Sòng Sơn. Giải diễn ra trong hai ngày với sự tham gia của 35 kỳ thủ đến từ thị xã Bỉm Sơn và một số vùng lân cận. Qua 15 trận đấu, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho kỳ thủ Nguyễn Chất thuộc đơn vị Hà Trung. Giải cờ tướng Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội do Trung tâm Văn hóa – Thể dục Thể thao thị xã Bỉm Sơn duy trì tổ chức từ nhiều năm nay. Giải cờ Tướng đã góp phần tạo không khí sôi nổi, cuốn hút nhân dân và du khách về trẩy hội.
Cũng trong buổi sáng ngày 29/3, tại sần đền Sòng Sơn, Hội thi nấu cơm cũng được diễn ra sôi nổi. Hội thi có sự tham gia của 10 đội đến từ các khu phố trên địa bàn phường Bắc Sơn. Mỗi đội gồm 4 thành viên, được trang bị 1 cối đá, chày, nồi đất, 1 kg thóc và nước lọc. Các đội thi phải giã thóc, sàng thóc lấy gạo, vo gạo và nấu cơm. Đặc biệt các đội phải nấu cơm trong điều kiện di chuyển liên tục. Mỗi đội cử 2 người khiêng nồi, một người giữ lửa, một người nấu cơm. Toàn đội phải vừa đi vừa nấu cho đến khi cơm chín. Các phần thi không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của mỗi thành viên mà còn yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả đội. Trong tiếng trống rộn rã, hội thi đã tái hiện lại không khí tiến công thần tốc của Đại quân Tây Sơn trên đường tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Kết thúc cuộc thi, dựa trên các tiêu chí: trọng lượng cơm, cơm chín dẻo, trắng, sạch và thời gian hoàn thành phần thi, Ban tổ chức đã trao giải cho các đội thi có thành tích xuất sắc. Giải nhất thuộc về đội khu phố 3; giải nhì thuộc về khu phố 5, khu phố 8; giải ba thuộc về các đội khu phố 2, khu phố 12 và khu phố 6.
* Sáng ngày 30/3, Giải kéo co đã được tổ chức với sự tham gia sôi nổi của gần 100 vận động viên đến từ các xã phường trên địa bàn thị xã. Tới dự và động viên giải đấu có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận – Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã; Bùi Huy Hùng – Phó bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã. Nét mới của Giải kéo co năm nay là mỗi đội có 10 vận động viên tham gia thi đấu, trong đó có 5 vận động viên nam, 5 vận động viên nữ, khác với các năm trước đây chỉ có các vận động viên nam. Qua đó, giải đấu đã cổ vũ cho phong trào toàn dân tích cực luyện tập thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại. Với tinh thần thi đấu “ Văn hóa - thể thao - vui vẻ - sức khỏe - đoàn kết”, các trận đấu diễn ra sôi nổi, hấp dẫn và đầy kịch tính, nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Sau 4 trận toàn thắng, đội Hà Lan đã xuất sắc dành giải nhất. Giải nhì thuộc về đội Đông Sơn. Giải ba thuộc về đội Lam Sơn và Quang Trung.
* Chiều ngày 30/3, trong không gian linh thiêng của đền Sòng Sơn đã diễn ra nghi lễ rước Bát hương Linh vị, kiệu Long Đình Thánh Mẫu và kiệu Hoàng Đế Quang Trung ra Đài lễ.
* Buổi tối cùng ngày, tại khu vực sân khấu, Hội hầu văn thánh với sự tham gia của 3 thanh đồng: Trần Thị Hoa, Phạm Thị Sang và Nguyễn Thị Liêm đã thu hút sự theo dõi của hàng ngàn người dân và du khách. Các thanh đồng đã hầu 6 giá đồng, gồm: Giá Cô Đôi nhà Trần, Chúa đệ nhất, Chúa năm phương, chầu bé, Ông Hoàng Mười và Cô Đôi thượng Ngàn. Qua đây, người dân tham dự đã có dịp tìm hiểu về nét đặc sắc trong trang phục, âm nhạc cũng như ý nghĩa của từng giá hầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
Lễ Hầu văn thánh của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa ngày 1/12/2016, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và trở thành hoạt động đặc sắc không thể thiếu trong dịp Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội. Ngay sau Lễ hầu văn thánh, nhân dân thị xã Bỉm Sơn và du khách thập phương đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt do các nghệ sĩ Nhà hát chèo Hà Nội biểu diễn qua vở chèo “Hoàng Đế Quang Trung”. Vở diễn đã tái hiện lại hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ cùng đại quân Tây Sơn khi tiến đánh Bắc Hà và mối tình giữa Người với công chúa Lê Ngọc Hân. Sự hóa thân tài hoa của các nghệ sĩ vào các nhân vật lịch sử đã giúp khán giả hiểu hơn về lịch sử nước nhà và càng tự hào hơn về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Hà Nghĩa

Các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ đặc sắc diễn ra trong Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội 2019

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội 2019, Ban tổ chức lễ hội đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: giải cờ tướng, kéo co, Lễ hầu Thánh Mẫu Liệu Hạnh đền Sòng Sơn và chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát chèo Hà Nội. Các hoạt động đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương tham gia và cổ vũ.

* Sáng ngày 29/3, Giải cờ tướng đã được khai mạc tại sân đền Sòng Sơn. Giải diễn ra trong hai ngày với sự tham gia của 35 kỳ thủ đến từ thị xã Bỉm Sơn và một số vùng lân cận. Qua 15 trận đấu, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho kỳ thủ Nguyễn Chất thuộc đơn vị Hà Trung. Giải cờ tướng Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội do Trung tâm Văn hóa – Thể dục Thể thao thị xã Bỉm Sơn duy trì tổ chức từ nhiều năm nay. Giải cờ Tướng đã góp phần tạo không khí sôi nổi, cuốn hút nhân dân và du khách về trẩy hội.
Cũng trong buổi sáng ngày 29/3, tại sần đền Sòng Sơn, Hội thi nấu cơm cũng được diễn ra sôi nổi. Hội thi có sự tham gia của 10 đội đến từ các khu phố trên địa bàn phường Bắc Sơn. Mỗi đội gồm 4 thành viên, được trang bị 1 cối đá, chày, nồi đất, 1 kg thóc và nước lọc. Các đội thi phải giã thóc, sàng thóc lấy gạo, vo gạo và nấu cơm. Đặc biệt các đội phải nấu cơm trong điều kiện di chuyển liên tục. Mỗi đội cử 2 người khiêng nồi, một người giữ lửa, một người nấu cơm. Toàn đội phải vừa đi vừa nấu cho đến khi cơm chín. Các phần thi không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của mỗi thành viên mà còn yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả đội. Trong tiếng trống rộn rã, hội thi đã tái hiện lại không khí tiến công thần tốc của Đại quân Tây Sơn trên đường tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Kết thúc cuộc thi, dựa trên các tiêu chí: trọng lượng cơm, cơm chín dẻo, trắng, sạch và thời gian hoàn thành phần thi, Ban tổ chức đã trao giải cho các đội thi có thành tích xuất sắc. Giải nhất thuộc về đội khu phố 3; giải nhì thuộc về khu phố 5, khu phố 8; giải ba thuộc về các đội khu phố 2, khu phố 12 và khu phố 6.
* Sáng ngày 30/3, Giải kéo co đã được tổ chức với sự tham gia sôi nổi của gần 100 vận động viên đến từ các xã phường trên địa bàn thị xã. Tới dự và động viên giải đấu có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận – Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã; Bùi Huy Hùng – Phó bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã. Nét mới của Giải kéo co năm nay là mỗi đội có 10 vận động viên tham gia thi đấu, trong đó có 5 vận động viên nam, 5 vận động viên nữ, khác với các năm trước đây chỉ có các vận động viên nam. Qua đó, giải đấu đã cổ vũ cho phong trào toàn dân tích cực luyện tập thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại. Với tinh thần thi đấu “ Văn hóa - thể thao - vui vẻ - sức khỏe - đoàn kết”, các trận đấu diễn ra sôi nổi, hấp dẫn và đầy kịch tính, nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Sau 4 trận toàn thắng, đội Hà Lan đã xuất sắc dành giải nhất. Giải nhì thuộc về đội Đông Sơn. Giải ba thuộc về đội Lam Sơn và Quang Trung.
* Chiều ngày 30/3, trong không gian linh thiêng của đền Sòng Sơn đã diễn ra nghi lễ rước Bát hương Linh vị, kiệu Long Đình Thánh Mẫu và kiệu Hoàng Đế Quang Trung ra Đài lễ.
* Buổi tối cùng ngày, tại khu vực sân khấu, Hội hầu văn thánh với sự tham gia của 3 thanh đồng: Trần Thị Hoa, Phạm Thị Sang và Nguyễn Thị Liêm đã thu hút sự theo dõi của hàng ngàn người dân và du khách. Các thanh đồng đã hầu 6 giá đồng, gồm: Giá Cô Đôi nhà Trần, Chúa đệ nhất, Chúa năm phương, chầu bé, Ông Hoàng Mười và Cô Đôi thượng Ngàn. Qua đây, người dân tham dự đã có dịp tìm hiểu về nét đặc sắc trong trang phục, âm nhạc cũng như ý nghĩa của từng giá hầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
Lễ Hầu văn thánh của Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa ngày 1/12/2016, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và trở thành hoạt động đặc sắc không thể thiếu trong dịp Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội. Ngay sau Lễ hầu văn thánh, nhân dân thị xã Bỉm Sơn và du khách thập phương đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt do các nghệ sĩ Nhà hát chèo Hà Nội biểu diễn qua vở chèo “Hoàng Đế Quang Trung”. Vở diễn đã tái hiện lại hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ cùng đại quân Tây Sơn khi tiến đánh Bắc Hà và mối tình giữa Người với công chúa Lê Ngọc Hân. Sự hóa thân tài hoa của các nghệ sĩ vào các nhân vật lịch sử đã giúp khán giả hiểu hơn về lịch sử nước nhà và càng tự hào hơn về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC