Truy cập

Hôm nay:
3836
Hôm qua:
5240
Tuần này:
22447
Tháng này:
142301
Tất cả:
6389049

Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Chiều 20-5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố để bàn giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các bệnh lây lan từ động vật sang người tỉnh Thanh Hóa, đồng chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu thị xã Bỉm Sơn có các đồng chí: Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã cùng đại diện các ban, ngành Thị xã liên quan, lãnh đạo các phường, xã trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 23-2 – 2019 đến ngày 19-5- 2019, trên địa bàn tỉnh, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 582 hộ của 264 thôn, 123 xã thuộc 18 huyện, thị xã, thành phố. Số lượng lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là 8.089 con, với trọng lượng 526.866 kg. Đến hết ngày 19-5, đã có 19 xã công bố hết dịch. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn được khống chế, từ ngày 2-5-2019 đến nay, dịch bệnh bùng phát trở lại với tốc độ lây lan rất nhanh và diện rộng. Chỉ trong vòng 18 ngày, đã có tới 11 địa phương trong tỉnh với 90 xã phát sinh bệnh dịch. Từ tình hình trên cho thấy, bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đang diễn biến rất nguy hiểm, phức tạp, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục bùng phát trên diện rộng, khó kiểm soát, thiệt hại kinh tế lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện đang có 245 thôn, 107 xã của 18 huyện đang còn dịch bệnh chưa qua 30 ngày. Dịch bệnh chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nơi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế. Các cơ sở chăn nuôi lợn nái, đực giống có nguy cơ cao, dễ bị bệnh dịch tấn công do yếu tố giao thương với thương lái. Đối với một số huyện, như: Triệu Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, có tổng đàn lớn, mật độ chăn nuôi cao, tuy dịch bệnh mới phát sinh nhưng tốc độ bùng phát dịch bệnh rất nhanh, diện rộng do hạn chế trong công tác vận chuyển, giết mổ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng diễn biến bệnh dịch tại các địa phương cũng như công tác triển khai phòng, chống dịch trên địa bàn.
Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, khẳng định, đây là dịch bệnh nguy hiểm nhất đối với đàn lợn hiện nay, với những diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, khả năng nhiệt độ càng cao thì dịch bệnh càng có nguy cơ bùng phát nhanh. Do đó, các cấp, các ngành, các lực lượng phải triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ hơn các giải pháp để khống chế bệnh dịch, giữ đàn lợn trên địa bàn. Thực tế trong thời gian qua, công tác chỉ đạo từ cấp tỉnh với đầy đủ các văn bản hướng dẫn chi tiết; tuy nhiên, dịch bệnh vẫn bùng phát và lây lan nhanh. Ngoài các yếu tố khách quan thì có thể khẳng định khâu giám sát, chỉ đạo thực hiện các giải pháp ở cơ sở còn yếu kém, nhiều lỗ hổng, chưa xác định được nguyên nhân trọng yếu, chưa nhận thức hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Bên cạnh đó, trình độ chăn nuôi trên địa bàn thấp, việc phát hiện dịch, kiểm soát khâu lưu thông, vệ sinh tiêu độc thử trùng chưa quyết liệt, đúng phương pháp. Công tác tuyên truyền, cảnh báo tuy đã triển khai nhưng chưa thường xuyên, liên tục, có thời điểm lơ là chủ quan khi dịch bệnh tạm thời được khống chế.
Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Với quyết tâm khống chế, đẩy lùi bệnh dịch tả lợn Châu Phi, các sở, ngành, Chi cục thú y cần coi công tác tuyên truyền đóng vai trò trọng yếu. Trong đó, tập trung nghiên cứu, ban hành hướng dẫn quy trình phòng chống dịch một cách đơn giản, dễ hiểu nhất với trọng tâm hướng tới là đối tượng người chăn nuôi. Bên cạnh công tác kiểm soát đầu vào như thức ăn, nước uống cho đàn lợn phải được chú trọng cùng với công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng. Duy trì, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ 24/24h tại các chốt kiểm dịch. Chính quyền các cấp phối hợp tốt với cơ quan thú ý trong việc kiểm soát công tác giết mổ, thực hiện tiêu hủy các sản phẩm giết mổ không có dấu kiểm dịch được bày bán trên các địa bàn. Chính quyền cấp xã, huyện phải nắm bắt hàng ngày số liệu về số lượng lợn mắc dịch, số lượng tiêu hủy và chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan cấp trên. Đồng thời, quan tâm, thực hiện tốt công tác hậu cần, chế độ cho lực lượng tham gia công tác kiểm dịch.
Cũng tại hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý với đề xuất sửa đổi quyết định số 12/2019-UBND ngày 8-5-2019 của UBND tỉnh về mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa thống nhất thực hiện hỗ trợ đối với lợn con, lợn thịt các loại bằng 80% giá thị trường tại thời điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi có dịch bệnh xảy ra. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính thông báo giá lợn theo tuần để các địa phương làm cơ sở áp dụng. Bên cạnh đó, Sở Tài chính nghiên cứu quy trình, thực hiện đơn giản các thủ tục để người chăn nuôi có thể được nhận hỗ trợ sau 1 tuần tiêu hủy đàn lợn bị mắc bệnh. Các cấp, các ngành huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền nhận diện dịch bệnh, nguy cơ, biện pháp và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ nếu gặp khó khăn, vướng mắc.
Tại thị xã Bỉm Sơn, đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã nhấn mạnh: Dịch tả lợn Châu phi đang có diễn biến hết sức phức tạp. Trên địa bàn Thị xã hiện có khoảng 7-8 trang trại có quy mô từ 100 con trở lên, trong đó lớn nhất là trang trại của công ty KLC tại phường Bắc Sơn với quy mô 1.000 con lợn nái và 20 con lợn đực, còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ. Mặc dù dịch bệnh chưa xảy ra trên địa bàn nhưng các cấp, các ngành, các địa phương không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch. Đồng chí đề nghị Chủ tịch UBND các phường, xã phải nắm chắc tình hình chăn nuôi từng hộ; phối hợp với các tổ chức hội như: Nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh...tích cực tuyên truyền đến từng hộ dân, cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng chống dịch; khi phát hiện dịch bệnh xảy ra trên địa bàn cần nhanh chóng báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, xứ lý theo đúng quy trình, không để dịch bệnh lây lan. Chủ tịch UBND Thị xã yêu cầu Đài Truyền thanh – Truyền hình Thị xã tăng cường thời lượng tuyên truyền cho người dân, hộ chăn nuôi về diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn Châu phi, dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng chống dịch...nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.
Phạm Thúy

Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Chiều 20-5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố để bàn giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các bệnh lây lan từ động vật sang người tỉnh Thanh Hóa, đồng chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu thị xã Bỉm Sơn có các đồng chí: Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã cùng đại diện các ban, ngành Thị xã liên quan, lãnh đạo các phường, xã trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 23-2 – 2019 đến ngày 19-5- 2019, trên địa bàn tỉnh, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 582 hộ của 264 thôn, 123 xã thuộc 18 huyện, thị xã, thành phố. Số lượng lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là 8.089 con, với trọng lượng 526.866 kg. Đến hết ngày 19-5, đã có 19 xã công bố hết dịch. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn được khống chế, từ ngày 2-5-2019 đến nay, dịch bệnh bùng phát trở lại với tốc độ lây lan rất nhanh và diện rộng. Chỉ trong vòng 18 ngày, đã có tới 11 địa phương trong tỉnh với 90 xã phát sinh bệnh dịch. Từ tình hình trên cho thấy, bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đang diễn biến rất nguy hiểm, phức tạp, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục bùng phát trên diện rộng, khó kiểm soát, thiệt hại kinh tế lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện đang có 245 thôn, 107 xã của 18 huyện đang còn dịch bệnh chưa qua 30 ngày. Dịch bệnh chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nơi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế. Các cơ sở chăn nuôi lợn nái, đực giống có nguy cơ cao, dễ bị bệnh dịch tấn công do yếu tố giao thương với thương lái. Đối với một số huyện, như: Triệu Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, có tổng đàn lớn, mật độ chăn nuôi cao, tuy dịch bệnh mới phát sinh nhưng tốc độ bùng phát dịch bệnh rất nhanh, diện rộng do hạn chế trong công tác vận chuyển, giết mổ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng diễn biến bệnh dịch tại các địa phương cũng như công tác triển khai phòng, chống dịch trên địa bàn.
Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, khẳng định, đây là dịch bệnh nguy hiểm nhất đối với đàn lợn hiện nay, với những diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, khả năng nhiệt độ càng cao thì dịch bệnh càng có nguy cơ bùng phát nhanh. Do đó, các cấp, các ngành, các lực lượng phải triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ hơn các giải pháp để khống chế bệnh dịch, giữ đàn lợn trên địa bàn. Thực tế trong thời gian qua, công tác chỉ đạo từ cấp tỉnh với đầy đủ các văn bản hướng dẫn chi tiết; tuy nhiên, dịch bệnh vẫn bùng phát và lây lan nhanh. Ngoài các yếu tố khách quan thì có thể khẳng định khâu giám sát, chỉ đạo thực hiện các giải pháp ở cơ sở còn yếu kém, nhiều lỗ hổng, chưa xác định được nguyên nhân trọng yếu, chưa nhận thức hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Bên cạnh đó, trình độ chăn nuôi trên địa bàn thấp, việc phát hiện dịch, kiểm soát khâu lưu thông, vệ sinh tiêu độc thử trùng chưa quyết liệt, đúng phương pháp. Công tác tuyên truyền, cảnh báo tuy đã triển khai nhưng chưa thường xuyên, liên tục, có thời điểm lơ là chủ quan khi dịch bệnh tạm thời được khống chế.
Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Với quyết tâm khống chế, đẩy lùi bệnh dịch tả lợn Châu Phi, các sở, ngành, Chi cục thú y cần coi công tác tuyên truyền đóng vai trò trọng yếu. Trong đó, tập trung nghiên cứu, ban hành hướng dẫn quy trình phòng chống dịch một cách đơn giản, dễ hiểu nhất với trọng tâm hướng tới là đối tượng người chăn nuôi. Bên cạnh công tác kiểm soát đầu vào như thức ăn, nước uống cho đàn lợn phải được chú trọng cùng với công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng. Duy trì, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ 24/24h tại các chốt kiểm dịch. Chính quyền các cấp phối hợp tốt với cơ quan thú ý trong việc kiểm soát công tác giết mổ, thực hiện tiêu hủy các sản phẩm giết mổ không có dấu kiểm dịch được bày bán trên các địa bàn. Chính quyền cấp xã, huyện phải nắm bắt hàng ngày số liệu về số lượng lợn mắc dịch, số lượng tiêu hủy và chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan cấp trên. Đồng thời, quan tâm, thực hiện tốt công tác hậu cần, chế độ cho lực lượng tham gia công tác kiểm dịch.
Cũng tại hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý với đề xuất sửa đổi quyết định số 12/2019-UBND ngày 8-5-2019 của UBND tỉnh về mức hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa thống nhất thực hiện hỗ trợ đối với lợn con, lợn thịt các loại bằng 80% giá thị trường tại thời điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi có dịch bệnh xảy ra. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính thông báo giá lợn theo tuần để các địa phương làm cơ sở áp dụng. Bên cạnh đó, Sở Tài chính nghiên cứu quy trình, thực hiện đơn giản các thủ tục để người chăn nuôi có thể được nhận hỗ trợ sau 1 tuần tiêu hủy đàn lợn bị mắc bệnh. Các cấp, các ngành huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền nhận diện dịch bệnh, nguy cơ, biện pháp và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tháo gỡ nếu gặp khó khăn, vướng mắc.
Tại thị xã Bỉm Sơn, đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã nhấn mạnh: Dịch tả lợn Châu phi đang có diễn biến hết sức phức tạp. Trên địa bàn Thị xã hiện có khoảng 7-8 trang trại có quy mô từ 100 con trở lên, trong đó lớn nhất là trang trại của công ty KLC tại phường Bắc Sơn với quy mô 1.000 con lợn nái và 20 con lợn đực, còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ. Mặc dù dịch bệnh chưa xảy ra trên địa bàn nhưng các cấp, các ngành, các địa phương không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch. Đồng chí đề nghị Chủ tịch UBND các phường, xã phải nắm chắc tình hình chăn nuôi từng hộ; phối hợp với các tổ chức hội như: Nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh...tích cực tuyên truyền đến từng hộ dân, cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng chống dịch; khi phát hiện dịch bệnh xảy ra trên địa bàn cần nhanh chóng báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, xứ lý theo đúng quy trình, không để dịch bệnh lây lan. Chủ tịch UBND Thị xã yêu cầu Đài Truyền thanh – Truyền hình Thị xã tăng cường thời lượng tuyên truyền cho người dân, hộ chăn nuôi về diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn Châu phi, dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng chống dịch...nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh trên địa bàn.
Phạm Thúy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC